Tác động từ dịch Covid-19: Doanh nghiệp ngành giấy nỗ lực “tự cứu mình”

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), cuối quý I/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp ngành giấy của Việt Nam chịu tác động lớn của việc thiếu nguồn nguyên liệu, đặc biệt thị trường nội địa và xuất khẩu đang giảm, vận chuyển tăng giá. Đây cũng là chủ đề cuộc trao đổi của TS. Đặng Văn Sơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPPA - với phóng viên Báo Công Thương.    
Ngành giấy: Đầu tư manh mún, nhỏ lẻ Gỡ khó cho ngành giấy Ngành giấy: Điều chỉnh chiến lược theo thị trường

Thưa ông, mối lo của nhiều doanh nghiệp ngành giấy hiện nay ngoài việc thiếu nguyên liệu, khó khăn về thị trường, vận chuyển rồi chi trả các nguồn chi phí cho nhân công tăng, ông có thể nêu rõ về thực trạng này?

Trong tình hình bùng phát của dịch bệnh Covid-19, ngành giấy cũng như các ngành công nghiệp khác bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt vấn đề nguyên liệu sản xuất. Nếu như các ngành khác ảnh hưởng bởi nguyên liệu từ Trung Quốc và một phần của thị trường châu Âu thì ngành giấy bị tác động kép bởi cả nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra do dịch tại Trung Quốc và châu Âu, Mỹ.

tac dong tu dich covid 19 doanh nghiep nganh giay no luc tu cuu minh

TS. Đặng Văn Sơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPPA

Thêm vào đó, khi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đã bắt đầu được khống chế, các nhà máy đã quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ dài vì dịch bệnh, nên các công ty Trung Quốc đã đẩy mạnh việc mua vào, càng tạo ra sự khan hiếm nguồn cung tại thị trường châu Á và gây thêm khó cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, hiện các nhà cung cấp giấy phế liệu vào Việt Nam hủy đơn hàng rất nhiều, trong đó có những đơn hàng mới đặt giai đoạn đầu tháng 1/2020 hoặc vừa mới chốt cũng bị hủy ngang. Theo đánh giá của chúng tôi, hiện nay dự trữ nguyên liệu của các doanh nghiệp lớn rất ít, dao động khoảng 1-2 tháng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn dự trữ hoặc gần cạn kiệt. Nếu tình trạng không nhập khẩu được nguyên liệu, nguồn cung nội địa không đủ, kéo theo nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải đóng máy, ngừng hoạt động. Đó là chưa kể các doanh nghiệp sẽ bị ngưng hoạt động bắt buộc khi có hiện tượng lây nhiễm vào trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, giá giấy thành phẩm tăng khoảng 200.000 – 300.000 đồng/tấn. Điều này gây ra áp lực rất lớn cho các nhà sản xuất giấy về chi phí sản xuất. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu và trong nước đang giảm do cả khâu cung ứng khó khăn, vận chuyển tăng giá và nhu cầu thị trường không cao. Vì thế, doanh nghiệp ngành giấy đang phải chịu ảnh hưởng cả đầu vào lẫn đầu ra.

Ngoài nỗi lo không đủ nguyên liệu sản xuất, doanh nghiệp trong ngành giấy còn gặp sức ép lãi vay ngắn hạn, trả nợ gốc, nỗi lo nhân công và nguy cơ khách hàng hủy đơn hàng do ảnh hưởng nguồn cung.

Ông có thể nêu thách thức ngành giấy đang phải đối mặt, khi Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng đầu về dăm gỗ (sản xuất bột giấy) khoảng 11 triệu tấn/năm, nhưng lại nhập khẩu gần 0,4 triệu tấn bột giấy/năm, chiếm tỷ trọng đến 68% tiêu dùng, thưa ông?

Thời gian qua, ngành công nghiệp sản xuất giấy vẫn đang bị lệ thuộc nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Trong tổng số các nguồn nguyên liệu sản xuất giấy thì có tới 70% là từ giấy loại, trong đó gần 50% số nguyên liệu này phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, 50% còn lại là từ việc thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng của những đơn vị thu gom nhỏ, lẻ do chưa có một doanh nghiệp nào đứng ra đảm nhận công việc này.

Cùng với đó, nguyên liệu cho sản xuất giấy từ giấy thu hồi có vai trò rất quan trọng trong sản xuất giấy bao bì: Năm 2018 nhu cầu sử dụng là 3,71 triệu tấn, năm 2019 là 4,5 triệu tấn và đến năm 2030 khoảng 11 triệu tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom trong nước chỉ đạt khoảng 40%, còn lại 60% phải nhập khẩu. Nguyên nhân do chưa có cơ chế chính sách cho hoạt động thu gom tái chế, trong khi đó tại các nước như Nhật Bản, họ coi phế liệu giấy là tài nguyên quốc gia và tỷ lệ thu gom trong nước đạt trên 82%, tỷ lệ thu gom trung bình của thế giới năm 2018 là 59%.

Ngoài ra, doanh nghiệp giấy Việt Nam có quy mô công suất sản xuất nhỏ, chủ yếu dưới 30.000 tấn/năm, đầu tư manh mún, không tập trung, công nghệ, thiết bị cũ, chi phí vận hành cao, chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, khả năng cạnh tranh kém so với doanh nghiệp FDI và hàng nhập khẩu.

tac dong tu dich covid 19 doanh nghiep nganh giay no luc tu cuu minh
Ngành giấy Việt Nam đang lo lắng thiếu nguyên liệu sản xuất vì bị dừng nhập khẩu phế liệu giấy

Không những thế, cơ cấu sản phẩm giấy theo năng lực sản xuất không cân đối với nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước chủ yếu tập trung vào giấy làm bao bì hòm và hộp carton chiếm tỷ trọng đến 87%. Trong khi đó đối với giấy bao bì cấp cao tráng phủ, giấy copy cấp cao, giấy in tráng phủ, các loại giấy đặc biệt chưa sản xuất được, hàng năm vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn trên 1,3 triệu tấn.

Trước thực tế trên, VPPA có giải pháp và kiến nghị gì để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thưa ông?

Trong khảo sát và dự báo của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân về ảnh hưởng của dịch Covid-19 mới đây, đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có 1.200 doanh nghiệp tham gia khảo sát với nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, trong khảo sát này không có thông tin liên quan đến ngành giấy trong nước.

Bên cạnh đó, các văn bản hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành giấy chưa được đề cập nhiều về khó khăn cũng như ảnh hưởng giống như các ngành công nghiệp khác. Các chính sách hỗ trợ cũng chưa được nêu rõ so với các ngành như dệt may, da giày hay dịch vụ khách sạn....

Trước thực trạng đó, chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp cần bình tĩnh theo dõi thị trường để nắm rõ các xu hướng cũng như có các bước đi phù hợp. Nếu chúng ta quá sốt sắng có thể dẫn đến tình trạng nguyên liệu vẫn khan nhưng giá lại bị đẩy lên quá cao, tình trạng hủy đơn hàng giá thấp để nhận các đơn hàng giá cao và gây tâm lý bất an cho chính doanh nghiệp và bạn hàng, ảnh hưởng đến kinh tế thị trường và xã hội.

Chúng tôi khuyến cáo hội viên cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch trong doanh nghiệp để giảm nguy cơ ảnh hưởng trước mắt như lao động phải cách ly, dừng máy hay đóng cửa vì có người nhiễm Covid-19.

Đồng hành với doanh nghiệp, VPPA đang nỗ lực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua kênh xúc tiến thương mại, bao gồm về nguồn cung nguyên liệu, phương thức thanh toán cũng như các giải pháp hỗ trợ ổn định sản xuất.

Bên cạnh đó, VPPA đã tìm kiếm các nguồn cung mới, giới thiệu các nhà cung cấp uy tín về chất lượng và có đủ nguồn lực cấp hàng để không bị hủy... Cụ thể VPPA đề cử Công ty CP Công nghệ Xenlulo giới thiệu nhà cung cấp nguồn nguyên liệu giấy thu hồi cũng như phục vụ hóa chất, thiết bị đến các doanh nghiệp ngành giấy trong giai đoạn này. Theo đó, Công ty CP Công nghệ Xenlulo phối hợp cùng VPPA giới thiệu nhà cung cấp nguyên liệu giấy lề của các nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… cũng như vật tư, thiết bị, hóa chất khác để phục vụ trong ngành.

Ngoài ra, VPPA mong muốn các cơ quan chức năng, các Bộ, ngành quan tâm và có các chính sách hỗ trợ phù hợp. Cụ thể, VPPA kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi trong cấp phép nhập khẩu, có các chính sách giúp giảm thủ tục nhập khẩu, thời gian thông quan nhanh góp phần giảm chi phí, giải quyết hàng tồn lưu tại cảng, doanh nghiệp sớm có nguyên liệu sản xuất.

Trên cơ sở đó, Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngành giấy như các ngành công nghiệp khác trong miễn, giảm và nộp chậm, hoàn thuế giá trị gia tăng. Hỗ trợ vốn vay ưu đãi, hạ lãi suất và giãn trả nợ ngân hàng cho doanh nghiệp ngành giấy nhằm hỗ trợ trực tiếp vào việc mua nguyên liệu đầu vào.

Đồng thời, kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất với các nhà cung cấp không đơn phương tăng giá nguyên liệu hoặc hủy đơn hàng với lý do dịch bệnh.

Tiếp đó kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với các hãng vận tải hàng hóa bằng đường biển xem xét, giảm chi phí logistics hàng hải, không áp dụng mức thu phụ phí đối với các doanh nghiệp giấy Việt Nam tại thời điểm hiện tại.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Lan Anh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành giấy

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.
Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.
Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg (ngày 17/3) phê duyệt Chiến lược phát triển TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Mobile VerionPhiên bản di động