Tác động của xung đột Israel-Hamas với an ninh năng lượng khu vực

Chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza nhằm vào lực lượng Hamas không những khiến cả hai bên bị thiệt hại nặng nề mà còn gây ra những tác động chưa từng có.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 2/7/2024: Israel tiếp tục hứng chịu pháo kích; cảnh báo xung đột lan rộng ở Trung Đông Chiến sự Israel-Hamas ngày 3/7/2024: Iran sẽ hỗ trợ tổng lực cho Hezbollah nếu Israel tấn công Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/7/2024: Hamas đưa điều kiện đàm phán hòa bình; Hezbollah tấn công Israel

Viện phân tích quan hệ quốc tế của Italia cho rằng, khi châu Âu và Trung Đông vẫn vật lộn với những hậu quả chính trị, nhân đạo và kinh tế của cuộc chiến ở Dải Gaza, vấn đề lâu dài về cơ hội năng lượng của người Palestine vẫn đang bị đe dọa.

“Năng lượng vấn đề sống còn”

Cuộc chiến Israel-Hamas thể hiện sự chuyển hướng gây sốc khỏi các xu hướng chính trị và kinh tế dường như đang phát triển ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) trong những năm gần đây. Một mặt, cuộc cạnh tranh lâu đời giữa Iran và Saudi Arabia thể hiện rõ nhất trong cuộc nội chiến ở Yemen. Mặt khác, khu vực này dường như sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác rộng rãi giữa một số quốc gia Arập và Israel.

Xu hướng hòa giải giữa nhà nước Do Thái và các đối thủ lịch sử dự kiến bao gồm cả các đối tác tiềm năng mới như Saudi Arabia. Viễn cảnh Saudi Arabia và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức được coi là bước phát triển tích cực đáng kể đối với động lực chính trị và kinh tế của khu vực MENA.

Xung đột bùng nổ sau sự kiện ngày 7/10/2023 và việc Israel tấn công Gaza làm trầm trọng thêm những bất ổn liên quan đến con đường hướng đến tương lai của Palestine. Một yếu tố quan trọng đối với an ninh quốc gia của bất kỳ quốc gia nào là năng lượng, bao gồm các khía cạnh như sản xuất, chuyển đổi, phân phối và tiêu thụ. Tuy nhiên, các vùng lãnh thổ của Palestine nhận thấy mình thiếu quyền tự chủ thực sự trong lĩnh vực năng lượng khi phụ thuộc nặng nề vào Israel - khoảng 87% nhu cầu điện.

Hơn nữa, Palestine không có ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch nội địa và hoàn toàn phụ thuộc vào Israel và các nước láng giềng như Jordan và Ai Cập để mua năng lượng. Sự kiểm soát các khu định cư của Israel ở Bờ Tây cản trở nghiêm trọng khả năng của Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA) trong thực hiện quản lý các nguồn tài nguyên thiết yếu.

Tel Aviv duy trì chính sách cô lập năng lượng nghiêm ngặt đối với Palestine, qua đó đảm bảo sự phụ thuộc của Palestine trong cuộc thảo luận liên quan đến phát triển và cơ hội liên quan đến năng lượng.

Theo góc nhìn của Israel, chính sách này tỏ ra có lợi thế chiến lược, đặc biệt trong việc quản lý cam kết của Palestine với các bên liên quan. Bằng cách duy trì sự phụ thuộc của Palestine vào năng lượng của Israel, nhà nước Do Thái có thể giảm thiểu một cách hiệu quả ảnh hưởng của các quốc gia đối thủ vốn tìm cách sử dụng nhu cầu năng lượng của Palestine để mở rộng ảnh hưởng.

Năng lượng trở thành tâm điểm quan trọng của Israel trong những năm gần đây sau khi khai thác các mỏ khí đốt trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Quá trình chuyển đổi này biến Israel từ quốc gia lệ thuộc năng lượng thành nước xuất khẩu khí đốt nổi bật, mang lại những lợi thế kinh tế và chính trị đáng kể.

Triển vọng năng lượng gặp nhiều thách thức

Trước khi xảy ra xung đột, vào tháng 6/2023, Israel âm thầm mở ra cơ hội cho việc tiếp tục phát triển mỏ khí đốt Gaza Marine trong khuôn khổ hợp tác có sự tham gia của PNA và Ai Cập. Nỗ lực hợp tác này đòi hỏi thỏa thuận phân chia doanh thu từ hoạt động khai thác khí đốt và thiết lập các bảo đảm an ninh mà Israel cho là cần thiết.

Theo các điều khoản của thỏa thuận, một liên danh do công ty Egas của Ai Cập đứng đầu giám sát việc khai thác khí đốt, trong đó Ai Cập mua và vận chuyển khí đốt qua đường ống đến thành phố cảng Arish để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) sang châu Âu.

Tác động của xung đột Israel-Hamas với an ninh năng lượng khu vực
Chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza nhằm vào lực lượng Hamas là cuộc chiến có quy mô lớn, ác liệt và kéo dài nhất kể từ khi thành lập Nhà nước Israel (năm 1948) đến nay. Ảnh: AP

Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat, Đại học Bar-Ilan, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định của Israel cho phép mỏ khí này hoạt động vào thời điểm đó. Một lý do hợp lý là Israel khai thác những căng thẳng gia tăng giữa Hamas để tạo dựng hình ảnh mình là người thúc đẩy cơ hội kinh tế và dàn xếp hòa bình cho Palestine.

Khi xung đột ở Gaza không có dấu hiệu giảm leo thang, việc dự đoán tương lai của Gaza Marine và rộng hơn là triển vọng năng lượng của Palestine gặp nhiều thách thức. Mặc dù kết quả chủ yếu phụ thuộc vào việc Israel có ý định ở lại Dải Gaza hay rút về sau xung đột, nhưng trong các kịch bản rất khó có khả năng PNA được lợi trong lĩnh vực năng lượng.

Nếu Israel chọn kiểm soát Gaza, Palestine chắc chắn sẽ mất mọi yêu sách hoặc quyền đối với lãnh hải và vùng EEZ, do đó mất cơ hội khai thác mỏ khí đốt Gaza Marine. Đây có thể là kịch bản xấu nhất đối với PNA, có khả năng dẫn đến việc Israel gia tăng kiểm soát Bờ Tây.

Một mối lo ngại lớn khác xoay quanh phản ứng tiềm tàng của các chủ thể trong khu vực đối với việc Israel giành quyền kiểm soát hoàn toàn đối với Gaza Marine. Đặc biệt, Ai Cập có thể gặp phải những thách thức đáng kể về an ninh, chính trị và kinh tế khi nước này thực hiện vai trò trung gian hòa giải giữa những áp lực trong nước và khu vực. Sự thay đổi động lực trong đời sống chính trị khí đốt ở Đông Địa Trung Hải, do việc Israel kiểm soát Gaza Marine, có thể có những tác động sâu rộng đối với sự ổn định và an ninh biển ở khu vực.

Điều này đặc biệt đúng khi liên quan đến lợi ích và tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải. Ankara có thể không hoan nghênh việc Israel cưỡng bức chiếm đoạt nguồn tài nguyên năng lượng của Palestine và các thỏa thuận kinh tế sau đó Israel đàm phán với Ai Cập và Cộng hòa Cyprus.

Những diễn biến như vậy có thể tạo cơ sở cho căng thẳng gia tăng giữa các quốc gia láng giềng, xoay quanh các tranh chấp về khai thác tài nguyên và yêu sách lãnh thổ. Ngược lại, một số tác nhân trong khu vực có thể nhận thấy cơ hội để giành lợi thế chiến lược từ những thay đổi này.

Việc Israel kiểm soát lâu dài Gaza và nguồn tài nguyên năng lượng tại đây chắc chắn làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực, ảnh hưởng đáng kể đến sự hợp tác và an ninh. Một kịch bản như vậy có thể kéo dài thời gian đình trệ của dự án đường ống dẫn khí đốt EastMed cũng như việc Houthi phong tỏa eo biển Bab el-Mandeb, làm gián đoạn hơn nữa thị trường năng lượng Trung Đông và châu Âu, đồng thời ảnh hưởng một cách không tương xứng đến một số bên tham gia.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ông Pete Hegseth - người dẫn chương trình của Fox News, giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới của ông.

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt.
Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới; NATO nêu lý do không đưa quân tới Kiev.
Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - Bạch Đế B, thách thức bầu trời

Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - Bạch Đế B, thách thức bầu trời

Tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ quốc tế Trung Quốc, nước chủ nhà đã giới thiệu máy bay này có tên là White Emperor Type B (hay Bạch Đế B).
Chiến sự Trung Đông: Israel từ chối ngừng bắn tại Lebanon, tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah

Chiến sự Trung Đông: Israel từ chối ngừng bắn tại Lebanon, tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah

Ngày 12/11, Bộ Quốc phòng Israel đã bác bỏ mọi thỏa thuận ngừng bắn và tuyên bố tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove. Những thông tin từ phía Ukraine đã xác nhân thông tin.
Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Triển khai quái vật bánh lốp phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh.
Economist: Hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran gây chấn động thế giới

Economist: Hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran gây chấn động thế giới

Theo tờ Economist, bất chấp các biện pháp trừng phạt của Mỹ, hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran hằng năm mang về cho nước này hàng tỷ USD.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev nói Nga làm nổ tung hồ chứa Kurakhove... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11.
Toàn cảnh thế giới ngày 12/11: Ukraine

Toàn cảnh thế giới ngày 12/11: Ukraine 'chặn đứng' 50.000 lính Nga, Pháp lạc quan về tương lai của Ukraine

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 12/11 có một số thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự tại Kursk và tương lai của Ukraine dưới chính quyền ông Donald Trump
Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/11: Ông Trump cam kết

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/11: Ông Trump cam kết 'nóng' về đàm phán hòa bình; chiến trường Kursk hoá 'chảo lửa'

Ông Trump cam kết nóng về đàm phán hoà bình Nga-Ukraine; chiến trường Kursk hoá 'chảo lửa'... là nội dung chính trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 12/11.
Làn sóng doanh nghiệp Nga phá sản gia tăng

Làn sóng doanh nghiệp Nga phá sản gia tăng

Tình trạng phá sản doanh nghiệp ở Nga không có dấu hiệu giảm và có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong các tháng tới nếu không có biện pháp can thiệp từ chính phủ.
Chiến sự Trung Đông: Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố cứng rắn với Hezbollah

Chiến sự Trung Đông: Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố cứng rắn với Hezbollah

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz tuyên bố sẽ duy trì tấn công Hezbollah tại Lebanon, không chấp nhận ngừng bắn cho đến khi đạt được các mục tiêu.
Chiến sự Trung Đông: Ông Trump gặp đặc phái viên Israel, bàn

Chiến sự Trung Đông: Ông Trump gặp đặc phái viên Israel, bàn 'kế hoạch lớn' cho tương lai Trung Đông

Theo hãng tin Axios, đặc phái viên của ông Netanyahu - Dermer đã đến gặp ông Trump để gửi thông điệp chiến lược của Israel trước khi ông Trump nhận nhiệm sở.
Chiến sự Trung Đông: Nguyên nhân nào Israel mở rộng khu vực nhân đạo ở Gaza?

Chiến sự Trung Đông: Nguyên nhân nào Israel mở rộng khu vực nhân đạo ở Gaza?

Israel mở rộng khu vực nhân đạo tại Gaza, đáp ứng yêu cầu từ Mỹ. Tuy nhiên, khu vực này ngày càng chật chội, thiếu nhu yếu phẩm và dịch vụ y tế trầm trọng.
Iran và Nga chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng

Iran và Nga chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng

Theo Ngân hàng Trung ương Iran, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Iran trong mạng lưới ATM của Nga.
Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Mỹ đã quyết định cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa AGM-88E (AARGM) và hệ thống phòng không tiên tiến như PATRIOT.
Chiến sự Nga-Ukraine 12/11/2024: Phần Lan nói, Ukraine trung lập sẽ không dẫn đến hòa bình; thời điểm then chốt với Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 12/11/2024: Phần Lan nói, Ukraine trung lập sẽ không dẫn đến hòa bình; thời điểm then chốt với Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 12/11/2024: Phần Lan nói, Ukraine trung lập sẽ không dẫn đến hòa bình; hé lộ thời điểm then chốt với Ukraine...
Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Ngày 12/11, Tập đoàn Máy bay Thống nhất (UAC) của Nga đã chính thức bàn giao lô máy bay chiến đấu Su-35S và Su-57 mới cho Không quân Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga...là những thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 12/11.
Dự trữ vàng của Nga lần đầu tiên vượt 200 tỷ USD; giá vàng thế giới nối dài đà giảm

Dự trữ vàng của Nga lần đầu tiên vượt 200 tỷ USD; giá vàng thế giới nối dài đà giảm

Ngân hàng Trung ương Nga vừa thông báo giá trị khối vàng dự trữ của nước này tăng 4% trong tháng trước, lên 207,7 tỷ USD tính đến ngày 1/11.
Đội ngũ của bà Harris nói gì về thất bại trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?

Đội ngũ của bà Harris nói gì về thất bại trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?

Đội ngũ của Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đổ lỗi cho nhau về thất bại trong cuộc bầu cử của đảng Dân chủ, theo hãng truyền thông TASS.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 11/11: Đặc nhiệm Ukraine dồn lực tấn công Kursk; Nga hứa ‘làm sạch chảo lửa’

Chiến sự Nga-Ukraine tối 11/11: Đặc nhiệm Ukraine dồn lực tấn công Kursk; Nga hứa ‘làm sạch chảo lửa’

Đặc nhiệm Ukraine dồn lực tấn công Kursk; Nga hứa ‘làm sạch chảo lửa’... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 11/11.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2024

Thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2024

Theo Bloomberg, thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục 1 nghìn tỷ USD vào năm 2024 nếu duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại.
Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/11/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động