"Sức nóng" từ Phòng Trưng bày Nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm

Qua 11 lần tổ chức, Phòng Trưng bày Nhận diện hàng thật-hàng giả đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức người dùng, từng bước đẩy lùi nạn hàng giả.
Quản lý thị trường phải là lực lượng phản ứng nhanh trong công tác thanh kiểm tra Doanh nghiệp nước ngoài đã chủ động phối hợp phòng, chống hàng giả Đà Nẵng: Giúp người tiêu dùng phân biệt hàng thật, hàng giả

Trang bị kiến thức cho người tiêu dùng

Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về hàng hoá của người tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, tạo ra thị trường mở và rộng lớn cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn tiếp tục xảy ra với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và luôn thay đổi.

Trước thực trạng này, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, từ cuối tháng 11/2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Từ đó đến nay, Phòng Trưng bày được mở cửa định kỳ, thường xuyên, liên tục và giới thiệu các sản phẩm theo từng lĩnh vực, chuyên đề giúp người tiêu dùng, khách tham quan tìm hiểu về các sản phẩm vi phạm trên thị trường.

"Sức nóng" từ Phòng Trưng bày Nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm
Bác Tạ Thị Phàn “mục sở thị” cây sâm Ngọc Linh

Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường, qua 11 lần mở cửa với các chuyên đề như: Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường, Nhận diện hóa mỹ phẩm vi phạm trên thị trường, Nhận diện sản phẩm sách và đồ chơi an toàn cho trẻ em, Dấu ấn Quản lý thị trường, Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống và mới nhất là chủ đề Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan... Phòng Trưng bày thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan, trải nghiệm và đã thực sự trở thành một địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng Thủ đô và người dân cả nước khi muốn tìm hiểu dấu hiệu nhận diện các sản phẩm hàng hóa vi phạm. Trong mỗi lần mở cửa, những người làm công tác tổ chức luôn cố gắng trưng bày sản phẩm có đối chứng thật - giả để giúp người tiêu dùng dễ dàng so sánh, nhận diện.

Ở tuổi đã cao, cần mua sâm về để duy trì sức khỏe, song bác Tạ Thị Phàn (ngõ Gốc Đề, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, lên mạng gõ “sâm Ngọc Linh” hàng loạt thông tin từ củ tươi, củ khô, lá sâm đến cả rượu và sản phẩm chiết xuất từ sâm hiện ra với đa dạng nguồn cung cấp, chỗ nào cũng quảng cáo, giới thiệu là “sâm Ngọc Linh” chuẩn. Chính vì vậy, thị trường không khác nào ma trận, “đánh đố” người tiêu dùng. Năm 2023, khi Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh”, bác Phàn đã đi từ quận Hoàng Mai lên quận Hoàn Kiếm để “mục sở thị” cây sâm Ngọc Linh.

“Trước nay, người tiêu dùng chỉ biết cây sâm, củ sâm Ngọc Linh trồng tại Kon Tum qua báo đài, truyền hình chứ có mấy người được nhìn thấy tận mắt. Qua Phòng Trưng bày, người tiêu dùng được tận tay sờ vào lá sâm, củ sâm; được trang bị kiến thức để nhận diện lá, củ sâm Ngọc Linh và cây sâm trồng tại các tỉnh, thành khác và biết thêm được các địa chỉ bán sâm Ngọc Linh uy tín” - bác Phàn chia sẻ.

Chị Hoàng Thu Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bản thân rất ưa chuộng mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp của Nhật Bản, song trên thị trường nhan nhản các sản phẩm chống nắng, dưỡng da của các thương hiệu Nhật với các mức giá khác nhau, từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, nếu không có kiến thức, rất khó để phân biệt hàng giả. “Trên thị trường, nhiều sản phẩm giả được làm rất công phu, tỉ mỉ. Nếu không có sản phẩm thật để so sánh rất khó phân biệt. Phòng Trưng bày luôn có sản phẩm thật - giả để đối chứng, từ đó giúp người dùng có thêm thông tin, căn cứ khi chọn mua hàng hóa” - chị Thu Phương chia sẻ và cho biết, thông qua Phòng Trưng bày, chị và đồng nghiệp đã có thêm nhiều kiến thức, thông tin bổ ích để phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các sản phẩm thông dụng như: Bột giặt ô mô, muối mì tôm Hảo Hảo, bột ngọt Ajnomoto, các sản phẩm dầu gội, sữa tắm... đến quần áo, mỹ phẩm...

"Sức nóng" từ Phòng Trưng bày Nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tổ chức các điểm trưng bày giới thiệu hàng thật - hàng giả giúp người tiêu dùng có thêm thông tin, tránh mua phải các sản phẩm giả. Ảnh: DMS
"Sức nóng" từ Phòng Trưng bày Nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm
Cục Quản lý thị trường Hà Giang tổ chức gian trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả giúp cho người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận, nhận biết, phân biệt được hàng thật, hàng giả. Ảnh: DMS

Không chỉ ở Thủ đô Hà Nội, "sức nóng" của Phòng Trưng bày Nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm đã lan tỏa đến nhiều địa phương trên cả nước. Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố như: Hà Giang, Bắc Giang, Tây Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên... đã liên tiếp tổ chức các gian trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả giúp cho người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận, nhận biết, phân biệt được hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.. từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Khẳng định sự cam kết, đồng hành của Chính phủ trong cuộc chiến chống hàng giả

Bên cạnh việc cung cấp thông tin, cách nhận biết phân biệt hàng hóa, Phòng Trưng bày còn tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng với cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng vi phạm, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường. Theo đánh giá, nhận định của lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, doanh nghiệp là đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm và là người hiểu rõ sản phẩm của mình nhất, vì vậy đấu tranh chống hàng giả phải bắt đầu từ sự chủ động của doanh nghiệp.

"Sức nóng" từ Phòng Trưng bày Nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm
Phòng Trưng bày đã tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng với cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng vi phạm, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường

Bà Đại Khả Quỳnh - Trưởng ban Sở hữu trí tuệ, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) đánh giá cao sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan thực thi trong đó có Tổng cục Quản lý thị trường trong công tác phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Và thông qua các sự kiện trưng bày, doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu các sản phẩm của mình, giúp cho người tiêu dùng cũng như cơ quan thực thi nhận biết hàng thật, hàng giả.

Bà Hirota Kaori - đại diện của Cơ quan Sáng chế Nhật bản (JPO) cũng chia sẻ, với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp cùng các sản phẩm hàng hóa Nhật Bản, tôi tin rằng người tiêu dùng cũng như các cơ quan thực thi pháp luật tại Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn về các sản phẩm chính hãng của nước Nhật, từ đó chủ động các giải pháp phòng ngừa hàng giả. Bà Hirota Kaori kỳ vọng, các cơ quan hữu quan sẽ bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ không chỉ của doanh nghiệp Nhật mà của cả các doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của toàn nền kinh tế Việt Nam.

Tương tự, ông Nguyễn Minh Đức - Trưởng Đại diện, Giám đốc Quan hệ và Thị trường Chính phủ, Công ty TNHH 3M thông tin, Phòng Trưng bày không chỉ góp phần bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ các doanh nghiệp với vai trò chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mà còn khẳng định và cam kết sự đồng hành của Chỉnh phủ, của các lực lượng chức năng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.

Trong thời gian tới, nhằm đẩy lùi vấn nạn sản xuất, kinh doanh và sử dụng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, song song với tiếp tục tổ chức Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm, lực lượng Quản lý thị trường cũng tăng cường phổ biến pháp luật để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân không tham gia, không tiếp tay buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng. Đồng thời, khuyến khích người dân phát hiện, tố giác cho các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Trong năm 2024, Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận cờ thi đua của Liên đoàn lao động tỉnh.
Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Công ty TNHH Như Linh vừa bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt số tiền hơn 584 triệu đồng, do công ty này đã kinh doanh vi phạm các quy định về chất lượng phân bón.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa tiến hành tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm, gồm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá, xe điện...
Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Lực lượng Quản lý thị trường Ninh Bình vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh điện thoại 25 triệu đồng do bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế khám xét cơ sở kinh doanh hàng hoá, đồng thời phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Qua kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, lực lượng chức năng đã tạm giữ nhiều hàng hóa vi phạm.
Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chuyển hồ sơ vụ hộ kinh doanh Nguyễn Hữu Điện sản xuất hàng giả sang Công an tỉnh để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tạm giữ hơn 27 nghìn sản phẩm mỹ phẩm vi phạm tại kho hàng của hộ kinh doanh Lan Quý, địa chỉ số 36 đường Nguyễn Du.
Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hộ kinh doanh Dư Văn Hưng (TP. Tam Điệp, Ninh Bình) bị lực lượng chức năng xử phạt 34,5 triệu đồng do kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng TP. Hà Nội vừa phát hiện hàng nghìn túi xách, ví da có dấu hiệu giả nhãn hiệu tại một cơ sở ở phường Đại Mỗ.
Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa phát hiện và tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas của hộ kinh doanh ở huyện Thanh Thủy.
Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Lực lượng Quản lý thị trường Tiền Giang đang đẩy mạnh công tác phòng chống thuốc lá lậu cuối năm 2024.
Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hòa Bình) đã xử phạt chủ hàng và buộc tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ việc; phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng (tăng 8%).
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thu nộp ngân sách nhà nước trên 900 triệu đồng qua xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Lợi dụng thương mại điện tử, đối tượng buôn lậu thuốc lá trong nội địa đã móc nối với các đầu nậu để đặt hàng, vận chuyển, giao nhận tại các địa điểm khác nhau.
Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Công an huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vừa thu giữ gần 1 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối khi đang trên đường đi tiêu thụ.
Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với 81 đơn vị kinh doanh thuốc lá, thu nộp ngân sách hơn 251 triệu đồng.
Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tiêu hủy 19.321 đơn vị sản phẩm vi phạm gồm hàng giả, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Quản lý thị trường Lạng Sơn vừa tiến hành tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng của 2 cá nhân trên địa bàn đã bị xử phạt.
Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn gian lận thương mại, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cuối năm....
Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Trong đợi cao điểm quý IV/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng đã kiểm tra, xử lý vi phạm 28 vụ việc buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu.
Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại

Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại

Qua công tác tuyên truyền pháp luật về kinh doanh thương mại, Quản lý thị trường Quảng Ninh đã kiểm soát tốt thị trường, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động