Sức hút nguồn vốn FDI của Bắc Giang đến từ đâu?

8 tháng đầu năm 2024, con số này là 1,6 tỷ USD. Bắc Giang nhiều năm liền nằm trong top 10 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI của cả nước.
Bắc Giang 7 tháng, thu hút được 1.543,7 triệu USD vốn đầu tư Bắc Giang tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp

Ba trụ cột trong chính sách thu hút đầu tư

Để có được kết quả trên, nhiều năm qua, tỉnh Bắc Giang đã đưa ra ba trụ cột trong chính sách thu hút đầu tư FDI. Trong đó, tập trung đầu tư cho hạ tầng mà đặc biệt hạ tầng khu công nghiệp (KCN); Thúc đẩy cải cách hành chính tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư; Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các dự án công nghệ cao.

Về hạ tầng, những năm qua, Bắc Giang tập trung cao phát triển hạ tầng giao thông, KCN, cụm công nghiệp. Ngoài hệ thống quốc lộ, Bắc Giang chủ động phối hợp với các tỉnh giáp ranh cùng phát triển hạ tầng, liên kết vùng.

Ngoài ra chúng tôi phối hợp làm nhiều cây cầu để nối với các tỉnh. Chúng tôi cũng phối hợp với Quảng Ninh để mở rộng đường nối Bắc Giang với Quảng Ninh, để Bắc Giang "cũng có biển".

Tỉnh cũng đẩy mạnh giải phóng mặt bằng khu công nghiệp để tạo quỹ đất sạch, riêng năm 2023 đã giải phóng 365ha mặt bằng sạch đất công nghiệp. Còn đất đô thị và đất khác hơn 300ha.

Bắc Giang cũng là địa phương đầu tiên của cả nước áp dụng ký số 100% từ cấp xã trở lên. Trong ba năm liên tiếp từ 2020 - 2022, tỉnh đứng đầu cả nước về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

Đặc biệt năm 2023, Bắc Giang đứng thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính và đứng thứ 9 về chỉ số chuyển đổi số. Điều này gây ấn tượng rất tốt với nhà đầu tư.

Sức hút nguồn vốn FDI của Bắc Giang đến từ đâu?
Bắc Giang chú ý thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

Ngoài sự chủ động về hạ tầng, Bắc Giang còn đẩy mạnh quản lý và đồng hành với doanh nghiệp. Theo đó, tỉnh đã chủ động thành lập những tổ công tác đặc biệt do một lãnh đạo UBND tỉnh làm tổ trưởng để giải quyết tất cả các vướng mắc đối với các dự án trọng điểm có thể tạo cú hích. Nếu quá trình xây dựng, triển khai dự án có vướng mắc thuộc thẩm quyền của bộ, ngành, trung ương, tổ công tác này sẽ phối hợp với nhà đầu tư trực tiếp gặp gỡ các bộ, ngành để báo cáo, đề nghị giải quyết nhanh.

Ví dụ khi nhà đầu tư, người dân mong giải quyết tắc đường trong giờ cao điểm trên cầu Như Nguyệt (cao tốc quốc lộ 1 nối Bắc Ninh với Bắc Giang), tỉnh đã chủ động đề xuất các bộ, ngành, Chính phủ cho phép sử dụng ngân sách tỉnh để đầu tư làn thứ hai của cầu này, tháo được nút thắt về giao thông trên tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn.

Việc này cũng tạo niềm tin cho nhà đầu tư rằng chính quyền Bắc Giang luôn tích cực, năng động, tạo thuận lợi tối đa cho họ khi đầu tư vào tỉnh.

Bắc Giang cũng luôn quan tâm đến đào tạo nghề. Tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2023 của cả nước là 68% thì tỉ lệ của Bắc Giang là 76%, trong đó tỉ lệ được cấp chứng chỉ trong tỉnh lên tới 33%, còn cả nước là 27%. Về lâu dài, tỉnh phấn đấu trở thành một trong những trung tâm đào tạo nhân lực, phục vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn của cả nước.

Chiến lược thu hút đầu tư rõ ràng, bài bản

Song song với việc đưa ra ba trụ cột trong thu hút đầu tư, Chiến lược thu hút đầu tư FDI của Bắc Giang có tiêu chí rất rõ ràng với phương châm: 1 không - không ô nhiễm; 2 ít - sử dụng ít đất, ít lao động; 3 cao - dự án có công nghệ, suất vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế cao; và 5 sẵn sàng - sẵn sàng mặt bằng, nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư, chống dịch hiệu quả. Bởi vậy, tỉnh nhắm tới những doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí trên.

Trong đối ngoại, lãnh đạo tỉnh thường xuyên tham gia các đoàn cấp cao tới các nước để gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với các tập đoàn lớn, đặc biệt là các thị trường trọng điểm, trọng tâm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ...

Tham gia những chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới các nước chính là cơ hội để lãnh đạo tỉnh tiếp cận các nhà đầu tư lớn. Song song với đó, tỉnh còn đẩy mạnh "xúc tiến đầu tư tại chỗ" thông qua việc tạo môi trường sản xuất, kinh doanh tốt nhất có thể cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Bắc Giang. Từ đó họ giới thiệu với nhau để đến Bắc Giang. Đây là cách xúc tiến đầu tư tối ưu hơn cách tự quảng bá rất nhiều.

Tỉnh Bắc Giang xác định chiến lược ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực công nghệ của tương lai như năng lượng mặt trời, chip bán dẫn, xe điện, linh kiện điện tử và dịch vụ phục vụ cho các ngành này.

Ngoài ra, tỉnh cũng đón nhận các dự án sản xuất phần mềm. Đây là một trong số các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao nhất, tạo giá trị gia tăng lớn, ít tiêu tốn tài nguyên, năng lượng... Tỉnh cũng định hướng thu hút một số ngành nghề ưu tiên đầu tư theo hệ sinh thái công nghiệp.

Bắc Giang cũng ủng hộ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng sản xuất gắn với hệ sinh thái đầu tư hạ tầng nhà ở, khu vui chơi, trường học, dịch vụ y tế, dịch vụ thương mại, bãi đỗ xe, công viên cho người lao động.

8 tháng đầu năm 2024, Bắc Giang thu hút được 1,6 tỷ USD vốn FDI. Tính riêng kết quả thu hút FDI, Bắc Giang đứng thứ 7 cả nước và đứng đầu Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Chất lượng các dự án thu hút mới ngày càng được cải thiện, có nhiều dự án quy mô khá lớn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp (sản xuất linh kiện điện tử). Những con số trên phản ánh việc các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang tin tưởng vào môi trường đầu tư đầy triển vọng của tỉnh Bắc Giang.

Đặng Hiền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Thành phố Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuất, khai thác than lớn đã và đang chú trọng trong công tác bảo vệ môi trường xanh.
An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Ngày 26/11/2024, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực, tăng tốc thực hiện mọi nhiệm vụ đề ra, đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh ước hoàn thành kế hoạch.
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động