“Sức bật” Bản Giàng

Đã gần 15 năm kể từ ngày người Mông ở các thôn Pờ Xì Ngài, Tả Pa Cheo (X.Pa Cheo, H.Bát Xát) di chuyển về vùng đất Bản Giàng, khai hoang, định cư, lập nghiệp.
Đánh thức Bát Xát Hấp dẫn chợ phiên vùng cao Y Tý

Nhờ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành đã tạo điều kiện cho đồng bào nơi đây phát huy nội lực, nỗ lực vượt khó vươn lên, từng bước an cư, lạc nghiệp, đoàn kết chung sức xây dựng cuộc sống mới hướng tới ấm no.

Bản Giàng vốn được biết đến là thôn xa nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trước kia, khi nhắc đến cái tên Bản Giàng mọi người thường e ngại, chùn bước cũng bởi nó xa xôi, đường giao thông khó khăn, hiểm trở, nhất là vào mùa mưa. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, giờ đây đường vào Bản Giàng đang được mở rộng, đơn vị thi công đường dây điện đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đóng điện phục vụ người dân.

“Sức bật”  Bản Giàng
Một góc thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát

Từ trung tâm xã Pa Cheo, theo đường trục chính qua thôn Tả Pa Cheo, chúng tôi đi sâu vào rừng già, dọc theo con đường đang được mở rộng, thi công là đường ống dây điện ngầm được công nhân điện lực kéo vắt qua những khúc cua tay áo, hiểm trở. Vượt qua những con dốc đá lởm chởm, sau gần một giờ đồng hồ ngồi trên xe máy chúng tôi đặt chân đến Bản Giàng. Điều đầu tiên tạo ấn tượng với chúng tôi đó là một màu xanh trù phú, là những mái nhà ẩn hiện sau những thửa ruộng bậc thang, bên cạnh những nương ngô xanh mướt đang kỳ trổ cờ, phun râu.

“Sức bật”  Bản Giàng
Đường vào thôn đang được đổ bê tông

Qua làm việc và đi thực tế nhận thấy, Bản Giàng có một số lợi thế nhất định. Đầu tiên phải kể đến là dân số, ở đây đa phần là người trẻ, trong độ tuổi lao động lại cần cù, chăm chỉ. Bên cạnh đó thì Bản Giàng được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu rất ôn hòa, mát mẻ; đất đai màu mỡ, trên nương thì trồng ngô, trồng cây dược liệu, trồng cây ăn quả, trồng đào lấy cành..., dưới ruộng thì trồng lúa nước bảo đảm lương thực.

Song song với đó, cấp ủy, chính quyền luôn sát sao trong triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các chương trình, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế... để người dân được tiếp cận. Anh Sùng A Sáng - Bí thư chi bộ thôn Bản Giàng - cho biết: Thôn Bản Giàng hiện có 58 hộ dân với trên 280 nhân khẩu đều là người dân tộc Mông. Đồng bào có truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cần cù, chăm chỉ, chịu khó lao động sản xuất nên hiện không một mảnh nương, mảnh vườn nào không có rau xanh; đất trống, đồi trọc thì được trồng ngô, trồng đậu. Mặc dù cả thôn chưa có ngôi nhà nào của người dân được xây dựng kiên cố nhưng mỗi gia đình đều có trên dưới hai chục con gà, con vịt, trong chuồng có vài ba con lợn...; ban ngày thường chỉ có người già ở nhà còn trẻ nhỏ thì đến trường học tập, bố mẹ chúng thì lên nương trồng, cấy để dành dụm bao thóc, bao ngô cho những ngày mưa gió không đi làm được. Cũng nhờ chăm chỉ như vậy nên nhà nào cũng có đủ thóc, gạo để ăn và để dành được cả sang năm sau nữa.

“Sức bật”  Bản Giàng
Trạm biến áp của điện lực đã được lắp đặt

Đưa chúng tôi đi thực tế, trò chuyện, anh Sáng phấn khởi khoe: Đường bê tông của thôn đang được thi công rồi, kể từ khi các hộ dân chuyển về đây sinh sống năm 2009, được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ giống cây trồng, giống con vật nuôi, đời sống của bà con được bảo đảm, nhưng do đường giao thông khó khăn có muốn mang bao thóc, bao ngô, con lợn, con gà đi bán để mua sắm thêm vật dụng gia đình cũng khó. Nên khi người dân biết là sẽ được mở đường bê tông vào thôn thì vui mừng lắm”. Bản thân Bí thư Sáng cũng tham gia làm cùng, vừa là vai trò giám sát, vừa là động viên anh em công nhân và đạt ngày công lao động thì mang về thêm nguồn thu cho gia đình.

Một khó khăn nữa của Bản Giàng phải kể đến đó là người dân trong thôn chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia. Anh Hầu A Hử, một người dân trong thôn cho biết: đa số người ở thôn đều sử dụng máy phát điện đặt ở mương dẫn nước, nhà anh cũng có nhưng chỉ được 2 bóng điện nhỏ để cho con học bài, do nguồn nước không ổn định nên điện thì phập phù, lúc sáng, lúc tối nhưng vẫn phải dùng vì có còn hơn là không. Nên khi nhận được thông báo là chuẩn bị kéo điện lưới Quốc gia đến từng nhà dân thì ai cũng mong chờ, mọi người đều đi mua thêm bóng điện, nồi cơm điện nữa, có nhà khá hơn đã chuẩn bị đủ tiền để mua ti vi rồi... ai cũng đều vui”.

“Sức bật”  Bản Giàng
Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật đến người dân

Vượt qua những vườn đào, vườn mận,... chúng tôi lên tới khu vực trồng cây lê VH6 của thôn. Từ những ngày đường đi còn hiểm trở, năm 2015, xã Pa Cheo đã chủ trương đưa cây Lê VH6 vào trồng tại đây. Hơn 100 gốc lê đầu tiên đã bén rễ, sinh trưởng và phát triển tốt, cộng với điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp, bước đầu cây lê đã cho thu quả. Ngặt nỗi đường đi lại còn khó khăn, diện tích trồng còn ít, người dân chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên sản lượng thấp và chất lượng chưa cao, chưa thể trở thành hàng hóa. Đó cũng là cái khó chung của nông sản Bản Giàng chứ không riêng gì cây Lê.

Chính vì vậy việc có con đường bê tông vào tận thôn và có điện lưới Quốc gia đối với người dân Bản Giàng là niềm ao ước bấy lâu và đến nay nó đang dần trở thành hiện thực khi con đường đang được đổ bê tông từng phần, trạm biến áp của điện lực đã được lắp đặt chỉ chờ ngày hoàn thành để đóng điện.

Đồng chí Lý A Khoa chủ tịch UBND xã tự tin nói với chúng tôi: “Bản Giàng vẫn được gọi với cái tên là thôn 3 không: Không điện, không đường bê tông, không trạm phát sóng điện thoại di động. Tuy nhiên với nhịp độ thi công này thì tầm cuối năm nay là người dân sẽ có đường bê tông, có điện thắp sáng, còn sóng điện thoại di động thì xã sẽ tiếp tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đầu tư để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của người dân, lúc đó cái danh thôn 3 không chắc chắn không còn tồn tại nữa. Tới đây xã cũng sẽ đề nghị với các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân trong thôn”.

“Sức bật”  Bản Giàng
Cây lê đã cho thu hoạch

Chia tay Bản Giàng, Pa Cheo, tin tưởng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành và trên hết là sự đoàn kết, nỗ lực, phát huy nội lực vươn lên của cấp ủy, chính quyền và đồng bào Mông nơi đây, Bản Giàng đã và đang vươn mình mạnh mẽ, đẩy lùi cái nghèo, cuộc sống mới bình yên, ấm no đang dần hiện hữu để đồng bào Mông Bản Giàng thêm vững tin vào những điều tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước ta đang nỗ lực mang đến cho đồng bào.

Phạm Thúy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sản xuất công nghiệp Đồng Nai tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp Đồng Nai tăng trưởng tích cực

Theo Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, trong tháng 8/2024 tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng gần 10,7% so với cùng kỳ.
Bạc Liêu: Điều chỉnh 10 dự án đầu tư trong tháng 8

Bạc Liêu: Điều chỉnh 10 dự án đầu tư trong tháng 8

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, trong tháng 8, tỉnh đã cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chủ trương đầu tư 10 dự án.
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc họp khẩn nhằm ứng phó cơn bão Yagi

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc họp khẩn nhằm ứng phó cơn bão Yagi

Chiều tối ngày 7/9, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã có cuộc họp trực tuyến với các sở, ngành, địa phương nhằm ứng phó với cơn bão Yagi.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, chỉ số ngành công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 tháng liên tiếp.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết nào giúp Cần Thơ đạt doanh số vượt 11.200 tỷ đồng?

Bí quyết nào giúp Cần Thơ đạt doanh số vượt 11.200 tỷ đồng?

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 của TP. Cần Thơ ước tính đạt 11.208,35 tỷ đồng, tăng 13,57% so với cùng kỳ năm trước.
Cần Thơ: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 43%

Cần Thơ: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 43%

Tính đến ngày 28/8/2024, TP. Cần Thơ đã giải ngân được 3.810,29 tỷ đồng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đạt 43,13% so với kế hoạch năm.
Thái Nguyên mở rộng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc)

Thái Nguyên mở rộng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc)

Một số nhà đầu tư từ Quảng Tây (Trung Quốc) đang đặt vấn đề đầu tư vào điện rác, nhôm và năng lượng tại Thái Nguyên.
Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công trên địa bàn Tuyên Quang được coi là động lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển, mở rộng sản xuất.
Hải Phòng: Kết nối hạ tầng giao thông thúc đẩy thu hút đầu tư

Hải Phòng: Kết nối hạ tầng giao thông thúc đẩy thu hút đầu tư

Với sự linh hoạt và tư duy đột phá, đến nay Hải Phòng có sự thay đổi mạnh mẽ trong đầu tư hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp và bán lẻ hàng hoá tiếp đà tăng trưởng

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp và bán lẻ hàng hoá tiếp đà tăng trưởng

Trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tiếp đà tăng trưởng.
TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, thương mại dịch vụ tiếp tục đà phục hồi và khởi sắc

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, thương mại dịch vụ tiếp tục đà phục hồi và khởi sắc

8 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng, nhất là sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Cần Thơ: Sản lượng thủy sản tăng hơn 15% so với cùng kỳ

Cần Thơ: Sản lượng thủy sản tăng hơn 15% so với cùng kỳ

Thông tin từ Cục Thống kê TP. Cần Thơ, lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản của thành phố ước đạt 158.948 tấn, tăng 15,13% so với cùng kỳ.
Kiên Giang: Nhiều biện pháp tăng trường các chỉ tiêu ngành Công Thương

Kiên Giang: Nhiều biện pháp tăng trường các chỉ tiêu ngành Công Thương

Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch Điều hành tăng trưởng các chỉ tiêu ngành Công Thương trong những tháng cuối năm 2024.
Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh Thanh Hóa sẽ được bố trí thế nào?

Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh Thanh Hóa sẽ được bố trí thế nào?

Thanh Hóa thu hút tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công phục vụ cho việc thực hiện dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026 - 2030.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Cần Thơ: Nông dân hướng đến mùa lúa thu đông thắng lợi

Cần Thơ: Nông dân hướng đến mùa lúa thu đông thắng lợi

Với giá lúa có xu hướng liên tục nhích trong những tuần qua, nông dân Cần Thơ phấn khởi với niềm tin một vụ thu đông thắng lợi.
Đà Lạt đón khoảng 100.000 lượt khách dịp lễ 2/9

Đà Lạt đón khoảng 100.000 lượt khách dịp lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đón khoảng 100.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, đảm bảo an toàn lành mạnh.
Hơn 200.000 lượt khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong ngày 2/9

Hơn 200.000 lượt khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong ngày 2/9

Trong ngày 2/9, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt khoảng hơn 123 tỷ đồng, tăng 16,56% so cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Những quyết sách mang hơi thở cuộc sống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Những quyết sách mang hơi thở cuộc sống

Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành nhiều chính sách mang tính nhân văn, thiết thực với thực tiễn, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
An toàn khu Định Hóa: Dấu ấn sau 77 mùa thu lịch sử

An toàn khu Định Hóa: Dấu ấn sau 77 mùa thu lịch sử

Mùa thu năm nay, an toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên) ghi dấu ấn 77 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Trung ương Đảng và Chính phủ chọn là nơi lập ATK .
Người phụ nữ vượt khó, đưa hoa hồi Lạng Sơn ra “biển lớn”

Người phụ nữ vượt khó, đưa hoa hồi Lạng Sơn ra “biển lớn”

Trải qua nhiều khó khăn, chị Phạm Thị Giang đã kiên trì, vượt khó, từng bước đưa các sản phẩm làm từ hoa hồi Lạng Sơn đến vươn ra thế giới.
Vũng Tàu: Xây dựng hình ảnh đẹp, an toàn vệ sinh trong lòng du khách

Vũng Tàu: Xây dựng hình ảnh đẹp, an toàn vệ sinh trong lòng du khách

Các ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an ninh, vệ sinh thực phẩm, môi trường, hình ảnh du lịch Vũng Tàu.
Danh sách 35 doanh nghiệp bị tạm dừng khai thác cát, sỏi trên sông Hồng và sông Đà

Danh sách 35 doanh nghiệp bị tạm dừng khai thác cát, sỏi trên sông Hồng và sông Đà

35 mỏ trên sông Hồng và sông Đà bị dừng toàn bộ hoạt động khai thác cát, sỏi và cơ quan công an vào cuộc kiểm tra.
Long An sắp có khu công nghiệp sạch, quy mô 23.000 lao động trên diện tích 322ha

Long An sắp có khu công nghiệp sạch, quy mô 23.000 lao động trên diện tích 322ha

Khu công nghiệp Bình Hòa Nam 1 tại huyện Huệ Đức được HĐND tỉnh Long An thông qua với quy hoạch sẽ là khu công nghiệp sạch, tổng hợp đa ngành.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động