Sửa đổi quy định quản lý ngân quỹ Nhà nước: Bảo đảm cân đối ngân sách trung ương

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi nghị định về quản lý ngân quỹ Nhà nước, trong đó đề xuất bổ sung nhiều quy định để bảo đảm sự minh bạch và tiến sát thực tế
Đề xuất tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước

Bộc lộ nhiều hạn chế, chưa bám sát thực tế

Bộ Tài chính đang có dự thảo tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ Nhà nước. Theo Bộ Tài chính: Nghị định số 24/2016/NĐ-CP bước đầu đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để triển khai các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ Nhà nước theo hướng hiện đại, đáp ứng mục tiêu quản lý an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Sau hơn 05 năm triển khai thực hiện, công tác quản lý ngân quỹ Nhà nước đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước, gắn kết chặt chẽ giữa công tác quản lý ngân quỹ, ngân sách và quản lý nợ; đồng thời, hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, sau quá trình triển khai, theo đánh giá của Bộ Tài chính nghị định này cũng bộc lộ nhiều hạn chế chưa phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể: Nghị định số 24/2016/NĐ-CP chưa quy định cụ thể nguyên tắc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi. Trong khi đó, theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam là “thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam. “Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ ngoại tệ của Kho bác Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”; “Thủ tướng Chính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để chi các khoản chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách Nhà nước. Số ngoại tệ còn lại Bộ Tài chính bán cho Dự trữ ngoại hối nhà nước tập trung tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Do vậy, cần bổ sung nguyên tắc việc sử dụng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi được thực hiện bằng đồng Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số quy định về sử dụng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi của ngân sách tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP chưa phù hợp với Luật Quản lý nợ công năm 2017, cụ thể: Nghị định quy định hình thức sử dụng ngân quỹ Nhà nước cho ngân sách là “tạm ứng” (điểm a, b khoản 1 Điều 7); trường hợp ngân sách trung ương hoặc ngân sách cấp tỉnh khó khăn, nguồn thu không đáp ứng đủ các nhu cầu chi theo kế hoạch, được gia hạn tạm ứng với thời hạn tối đa không quá 01 năm.

Sửa đổi quy định quản lý ngân quỹ Nhà nước: Bảo đảm cân đối ngân sách trung ương
Bộ Tài chính đang trình đề xuất nhiều điểm mới sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý ngân quỹ Nhà nước (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, Luật Quản lý nợ công quy định ngân sách trung ương, ngân sách địa phương được “vay ngân quỹ Nhà nước”. Trên thực tế, theo Bộ Tài chính để tiết kiệm chi phí vay nợ cho ngân sách trung ương trong bối cảnh huy động vốn từ phát hành thị trường trái phiếu trong nước phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường, Bộ đã tăng dần nguồn vay từ ngân quỹ Nhà nước để cân đối ngân sách trung ương. Đến nay số dư nợ vay ngân quỹ của ngân sách trung ương tương đối lớn (tính đến ngày 31/12/2021 là 288.864,5 tỷ đồng). Dự báo trong những năm tới, ngân sách trung ương còn tiếp tục khó khăn, chưa thể bố trí đủ nguồn để hoàn trả ngay các khoản vay ngân quỹ Nhà nước, cần phải tiếp tục gia hạn nhiều lần. Tuy nhiên, Nghị định số 24/2016/NĐ-CP chưa quy định rõ nội dung này.

Ngoài ra, Nghị định số 24/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định hạn mức tạm ứng ngân quỹ Nhà nước cho từng ngân sách địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiên, thời gian qua, nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi được ưu tiên sử dụng cho ngân sách trung ương khi gặp khó khăn, hạn mức tạm ứng cho 63 tỉnh, thành phố duy trì ở mức thấp. Đồng thời, nhu cầu sử dụng ngân quỹ của các địa phương phát sinh rất ít (năm 2020: 03 tỉnh; năm 2021: 01 tỉnh). Bên cạnh đó, trong quá trình tạm ứng ngân quỹ cho ngân sách địa phương cấp tỉnh, Kho bạc đã thực hiện kiểm soát đảm bảo tổng mức dư nợ vay của từng địa phương không vượt quá mức dư nợ vay theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng, việc phân bổ hạn mức sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi chi tiết cho 63 tỉnh, thành phố (trong khi nhiều địa phương không có nhu cầu tạm ứng vẫn được phân bổ hạn mức) là không phù hợp.

Đặc biệt, về thời hạn xây dựng và phê duyệt phương án điều hành ngân quỹ Nhà nước, Nghị định số 24/2916/NĐ-CP quy định, định kỳ trước ngày 20 tháng cuối quý hoặc trước ngày 20/12 năm trước, Kho bạc Nhà nước trình Bộ Tài chính phương án điều hành ngân quỹ Nha nước quý, năm sau. Bộ Tài chính phê duyệt trước ngày 1 tháng đầu quý sau hoặc trước ngày 1/1 của năm sau. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, để xây dựng phương án điều hành quý/năm sau thì cần phải đánh giá lại tình hình thực hiện thu, chi ngân quỹ Nhà nước quý/năm hiện hành, đặc biệt là tình hình thu, chi ngân sách. Song trên thực tế, các khoản thu ngân sách thường được nộp vào cuối tháng. Vì vậy, dẫn đến việc đánh giá tình hình thực hiện ngân quỹ quý hiện hành chưa sát hoặc phải thực hiện chậm so với quy định.

Bổ sung nhiều điểm mới

Nhằm hoàn thiện, sửa đổi bám sát thực tế, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngân quỹ, dự thảo của Bộ Tài chính đã đưa ra một số quy định cụ thể: Về nguyên tắc quản lý ngân quỹ Nhà nước, để phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung nguyên tắc việc sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi được thực hiện bằng đồng Việt Nam.

Về việc sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi, Bộ Tài chính cho rằng: Để phù hợp với quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công, Chính phủ cần phê duyệt, bổ sung quy định theo hướng cho ngân sách trung ương, cấp tỉnh, được “tạm ứng”, “vay”.

Đồng thời, để ưu tiên sử dụng và góp phần hỗ trợ cân đối ngân sách trung ương, nâng cao trách nhiệm trả nợ của các địa phương, tránh phát sinh các khoản vay của ngân sách cấp tỉnh bị kéo dài trong thời gian trước đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung theo hướng: Các khoản tạm ứng của ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh phải hoàn trả trong năm ngân sách và không được gia hạn; các khoản vay của ngân sách trung ương được phép gia hạn với thời hạn mỗi lần tối đa không quá 12 tháng; các khoản vay của ngân sách cấp tỉnh được phép gia hạn một lần với thời hạn tối đa không quá 12 tháng.

Đặc biệt, Bộ Tài chính cho biết về biện pháp phòng ngừa rủi ro, để phù hợp với thực tiễn về nhu cầu sử dụng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi của các địa phương (có địa phương có nhu cầu nhưng không được tạm ứng/vay; nhiều địa phương không có nhu cầu tạm ứng/vay nhưng được phân bổ hạn mức), Bộ đã trình Chính phủ bãi bỏ quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ Nhà nước cho từng ngân sách địa phương cấp tỉnh tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Tài chính sẽ quyết định sử dụng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng, cho vay đối với từng địa phương; đảm bảo tổng số dư nợ tạm ứng, vay và các khoản dư nợ huy động khác của ngân sách địa phương cấp tỉnh nằm trong mức được phép huy động tối đa theo quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, để phù hợp với thực tiễn về tổng hợp, phân tích số liệu về thu, chi ngân sách Nhà nước và đảm bảo tính khả thi về thời hạn xây dựng và phê duyệt phương án điều hành ngân quỹ Nhà nước, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn xây dựng và phê duyệt phương án điều hành theo hướng: Đối với phương án điều hành ngân quỹ quý, Kho bạc Nhà nước trình Bộ Tài chính chậm nhất ngày 1 của tháng đầu quý. Bộ Tài chính phê duyệt "chậm nhất ngày 5 của tháng đầu quý". Đối với phương án điều hành ngân quỹ Nhà nước năm, Kho bạc Nhà nước trình Bộ Tài chính "chậm nhất ngày 1 tháng 1 của năm". Bộ Tài chính phê duyệt "chậm nhất ngày 5 tháng 1 của năm".

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khu vực 12 ‘góp’ 189 nghìn tỷ đồng để tín dụng tăng 16%

Khu vực 12 ‘góp’ 189 nghìn tỷ đồng để tín dụng tăng 16%

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 16%, tương đương 2,5 triệu tỷ đồng, trong đó khu vực 12 cần mở rộng thêm 189 nghìn tỷ đồng.
VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố chính thức kết quả kinh doanh ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt 1.291 tỷ đồng, gấp 3,44 lần so với năm trước.
Danh Khôi nói gì về nguyên nhân lỗ 137 tỷ năm 2024?

Danh Khôi nói gì về nguyên nhân lỗ 137 tỷ năm 2024?

Công ty CP Tập đoàn Danh Khôi (NRC) vừa công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần hơn 5 tỷ đồng, lỗ ròng khoảng 137 tỷ đồng.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2024 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Tin cùng chuyên mục

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

Từ ngày 1/4/2025, 10 bảo hiểm xã hội khu vực và các bảo hiểm xã hội cấp huyện chính thức hoạt động sau khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group hợp tác toàn diện, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group hợp tác toàn diện, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa quyền lợi khách hàng.
Meey Group hợp tác với tư vấn IPO và tài chính ARC

Meey Group hợp tác với tư vấn IPO và tài chính ARC

Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực proptech, đã ký thỏa thuận hợp tác tư vấn IPO quốc tế với ARC Group Limited.
Tăng tốc cùng doanh nghiệp SME: The Asian Banker vinh danh HDBank

Tăng tốc cùng doanh nghiệp SME: The Asian Banker vinh danh HDBank

HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam
Một lần đăng ký tiền sinh tiền- Tạo lợi nhuận không ngừng

Một lần đăng ký tiền sinh tiền- Tạo lợi nhuận không ngừng

VPBank mang đến Super Sinh lời – giải pháp tài chính thông minh giúp khách hàng tận dụng dòng tiền nhàn rỗi một cách hiệu quả, tự động và linh hoạt
BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

BAOVIET Bank ghi nhận kết quả kinh doanh với một số chỉ tiêu tăng trưởng khả quan, tiếp tục chuyển đổi số và phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt.
Lãi suất, nợ xấu tác động lên kế hoạch lợi nhuận ngân hàng 2025

Lãi suất, nợ xấu tác động lên kế hoạch lợi nhuận ngân hàng 2025

Lãi suất và nợ xấu là hai yếu tố tác động lớn đến kế hoạch lợi nhuận của các ngân hàng năm 2025.
Nợ xấu cản đường vay vốn

Nợ xấu cản đường vay vốn

Nợ xấu gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay, ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng sản xuất.
Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Trước những thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sự nổi lên của các nhà thuốc online..., Traphaco quyết xóa sổ hệ thống 25 chi nhánh cấp hai đã quá "lạc hậu".
VietinBank điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

VietinBank điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

VietinBank vừa ra thông báo việc điều chỉnh thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025. Thời gian tổ chức (sau điều chỉnh) là Thứ Sáu, ngày 18/4/2025.
Tập đoàn Prudential công bố báo cáo tài chính thường niên năm 2024: Từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược 2027

Tập đoàn Prudential công bố báo cáo tài chính thường niên năm 2024: Từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược 2027

Vừa qua, Tập đoàn Prudential plc (“Prudential”; Mã HKEX: 2378; LSE: PRU) đã công bố kết quả kinh doanh cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ trong lĩnh vực đầu tư" đề xuất giải pháp thúc đẩy dòng vốn.
Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh 'trên mây', DIC Corp lại đặt... cho vui?

Sau những năm 2023 - 2024 liên tục đặt ra mục tiêu "trên mây" và kết quả thực hiện thì lại "dưới đất", DIC Corp đang một lần nữa khiến nhà đầu tư hoài nghi...
Không để lỡ mất thời cơ xây dựng trung tâm tài chính

Không để lỡ mất thời cơ xây dựng trung tâm tài chính

Trong xây dựng trung tâm tài chính, Việt Nam sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, tránh để lỡ thời cơ tốt.
Đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp

Đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp

BIDV ký kết hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP với Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội
Nhận lương qua VietinBank, nhận ngay ưu đãi tài chính đặc biệt

Nhận lương qua VietinBank, nhận ngay ưu đãi tài chính đặc biệt

Với mong muốn mang đến giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội".
Việt Nam trong cuộc đua huy động vốn xanh và bền vững

Việt Nam trong cuộc đua huy động vốn xanh và bền vững

Với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang đẩy mạnh các giải pháp huy động vốn xanh nhằm tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường.
Ngân hàng có thể thuê ngoài hoạt động giao dịch trái phiếu

Ngân hàng có thể thuê ngoài hoạt động giao dịch trái phiếu

Các ngân hàng đang nghĩ đến việc thuê nhà tạo lập thị trường điện tử thực hiện những mảng có lợi nhuận thấp nhất như giao dịch trái phiếu chính phủ.
Tài sản số bùng nổ: Khung pháp lý nào để kiểm soát rủi ro?

Tài sản số bùng nổ: Khung pháp lý nào để kiểm soát rủi ro?

Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của tài sản số. Quản lý tài sản số không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là bài toán kinh tế, pháp lý và xã hội.
Phó Thống đốc: Ngân hàng giữ vai trò lớn với tiền ảo

Phó Thống đốc: Ngân hàng giữ vai trò lớn với tiền ảo

Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, các ngân hàng sẽ có vai trò lớn trên sàn giao dịch tiền ảo, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo giá trị đồng coin ổn định.
Mobile VerionPhiên bản di động