Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu hội nhập

Sau 15 thi hành, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã phát sinh một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn cũng như hội nhập quốc tế nói chung.
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/01/2007 là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu hội nhập
Hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh minh họa

Luật được xây dựng và ban hành trong bối cảnh Việt Nam đàm phán, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), yêu cầu Việt Nam phải hoàn thiện khung pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tăng cường tính minh bạch trong xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, loại bỏ rào cản kỹ thuật thương mại không cần thiết, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại toàn cầu.

Quá trình triển khai thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã tạo chuyển biến tích cực đối với hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng với quy định của Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) của WTO và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia, hợp tác quốc tế sâu rộng về thương mại tự do theo các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP dẫn đến việc thực thi các các hiệp định này cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, hiện nay, chủ chương của Đảng, Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; nhu cầu đổi mới sáng tạo và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; yêu cầu đổi mới mô hình quản lý khoa học công nghệ, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia...

Theo đó, trải qua thực tiễn hơn 15 năm thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng thực tiễn khách quan, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm thi hành các cam kết về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trong khuôn khổ WTO, APEC, ASEAN... thời gian qua Việt Nam đã ký kết các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP... với các quy định, cam kết sâu hơn, mở rộng hơn trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Trong các FTA thế hệ mới đều có điều khoản quy định về minh bạch hóa liên quan đến xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, tuy nhiên, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Điều 6) chỉ đưa ra các nguyên tắc chung về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hợp tác quốc tế.

Mặc dù một số điều khoản có quy định về quá trình xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp phải xem xét tính phù hợp với cam kết quốc tế có liên quan, nhưng các quy định này còn ở mức cơ bản, chỉ phù hợp với thời điểm năm 2007 khi Việt Nam mới gia nhập WTO. Đồng thời, những nội dung quy định này mang tính thụ động của Việt Nam khi hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Điều 8), chưa thể hiện tính chủ động, tích cực của Việt Nam tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế.

Hơn nữa, Hiệp định WTO/TBT (Phụ lục 3) và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Điều 8.7 Hiệp định CPTPP, Điều 5.5 Hiệp định EVFTA, Điều 6.6 Hiệp định RCEP) quy định trách nhiệm của cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia trong thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hóa, ưu tiên hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, loại bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại, tạo thuận lợi hóa thương mại.

Song tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định này chung chung (khoản 2 Điều 59 ), chưa xác định rõ vị trí pháp lý của cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia về việc thống nhất điều phối, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo cam kết hội nhập quốc tế nêu trên.

Tương tự, hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) được xác định là nền tảng cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế thông qua thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá, là tiền đề để các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia đang phát triển, tiếp cận thị trường quốc tế theo nguyên tắc hiện đại. Tuy nhiên, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hiện nay chưa quy định về vấn đề này, do vậy, việc quy định về Hạ tầng chất lượng quốc gia là vấn đề cần thiết.

Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới với các cam kết mở hơn, cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia sâu vào hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đồng thời, phải tuân thủ các yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn về tính công khai, minh bạch liên quan đến hoạt động xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trong quá trình thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại quốc tế, khu vực. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hiện nay chưa đáp ứng hoàn toàn với yêu cầu FTA thế hệ mới.

Hơn nữa, với xu thế tăng cường hội nhập kinh tế quốc, tăng cường xuất khẩu hàng hóa là một trong những định hướng lớn phát triển kinh tế xã hội, cùng với đó nhu cầu khai thác, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài tăng cao dẫn đến các hành vi xâm phạm, vi phạm bản quyền tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ngày càng diễn ra tràn lan.

Các FTA thế hệ mới cũng có quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, nước ngoài là đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ, điều này dẫn đến khả năng các tổ chức, cá nhân Việt Nam sẽ bị kiện khi sử dụng, khai thác trái phép tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài trong thời gian tới là rất cao.

Mặt khác, trong thực tiễn các tổ chức quốc tế (ISO, IEC) cũng đã có thông báo tới Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) đề nghị hỗ trợ xử lý hành vi xâm phạm bản quyền về tiêu chuẩn, logo của ISO, IEC từ doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chưa quy định rõ vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài. Vì vậy, việc xử lý hành vi vi phạm gặp khó khăn.

Ngoài ra, hiện nay, hoạt động tiêu chuẩn chưa phát huy được tính dẫn dắt, chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội do phần lớn việc xây dựng tiêu chuẩn căn cứ theo nhu cầu thực tại.

Theo kinh nghiệm quốc tế, các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Ủy ban Tiêu chuẩn châu Âu CEN/CENELIC hoặc các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… thì việc ban hành chiến lược tiêu chuẩn hóa sẽ xác định rõ các nguyên tắc, định hướng cơ bản, thiết lập chương trình hành động tổng thể, phát triển hệ thống tiêu chuẩn trung và dài hạn trên phạm vi toàn cầu hoặc quốc gia.

Do đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia là nền tảng mang tính chủ đạo, định hướng phát triển lĩnh vực tiêu chuẩn, đảm bảo hoạt động tiêu chuẩn thể hiện tầm nhìn, kế hoạch tổng thể rõ ràng, xuyên suốt, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, tuân thủ cam kết hội nhập quốc tế, phù hợp xu thế phát triển tiêu chuẩn quốc tế và các nước tiên tiến trong khu vực.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VinFast mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi cho khách hàng châu Âu

VinFast mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi cho khách hàng châu Âu

Ngày 19/4, VinFast Auto ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Mobivia, nhằm mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi toàn diện cho khách hàng VinFast tại Pháp và Đức.
Phát động Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Phát động Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Ngày 19/4/2024, Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) tiếp tục khởi động mùa thứ 2 với những điểm mới trong thể lệ dự thi.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện

Tại Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024, Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện.
Giải pháp nào bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Giải pháp nào bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp bộ/ngành liên quan tập huấn, phổ biến kiến thức, trang bị một số kỹ năng nhận biết vật cấm gửi qua đường bưu chính.
Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Ngày 19/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý

Hỗ trợ chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý

Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa làm việc với Sở Công Thương tỉnh Bến Tre về việc chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý.
CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam: Đi dạo bên hồ Hoàn Kiếm, uống cà phê trứng

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam: Đi dạo bên hồ Hoàn Kiếm, uống cà phê trứng

Ngày 15/4, CEO Apple Tim Cook đã đến Hà Nội trong chuyến thăm kéo dài dự kiến 2 ngày.
Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng Biên tập phụ trách chính thức được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến nhận định, cần tiếp tục khơi thông những vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Bệ phóng hiệu quả cho các giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc của người Việt

Bệ phóng hiệu quả cho các giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc của người Việt

Ngày 13/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ Vinh danh và Trao Giải thưởng Sao Khuê 2024.
Xe điện phương Tây cần làm gì để tiếp tục cạnh tranh?

Xe điện phương Tây cần làm gì để tiếp tục cạnh tranh?

Theo chuyên gia, chính phủ các nước phương Tây cần làm việc với các nhà sản xuất ô tô để giảm bớt những trở ngại cho ngành xe điện trong tương lai.
Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 4.0 đã được ngành Công Thương triển khai một cách mạnh mẽ, trở thành giải pháp cấp bách, có tính sống còn.
Trải nghiệm sự kiện lái thử đặc trưng của thương hiệu Subaru - SATD Off-Road

Trải nghiệm sự kiện lái thử đặc trưng của thương hiệu Subaru - SATD Off-Road

Ngày hội trải nghiệm và chinh phục chất Off-Road đích thực của Subaru được tổ chức tại Gamuda City, Yên Sở, Hà Nội vào thứ bảy – chủ nhật, ngày 13 - 14/4/2024.
Hơn 6.000 điện thoại Vertu 2G đời cũ sẽ ra sao khi Việt Nam sắp tắt sóng 2G?

Hơn 6.000 điện thoại Vertu 2G đời cũ sẽ ra sao khi Việt Nam sắp tắt sóng 2G?

Đại diện Vertu Việt Nam chính hãng cho biết, liên tục nhận thông tin cần hỗ trợ từ khách hàng liên quan đến việc nâng cấp lên dùng Vertu 4G.
Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Với nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu, hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương đang cho những “trái ngọt”.
Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đòi hỏi tiên quyết, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành Công Thương.
Quý I/2024, Việt Nam nhập hơn 32.000 xe ô tô, giảm về lượng và kim ngạch

Quý I/2024, Việt Nam nhập hơn 32.000 xe ô tô, giảm về lượng và kim ngạch

Quý I/2024, cả nước nhập khẩu 32.272 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch 675,38 triệu USD, giảm 23,2% về lượng và giảm 27,1% về kim ngạch so cùng kỳ.
Sẽ mở rộng cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Sẽ mở rộng cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Tại hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi), nội dung về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học được thể hiện ở trong 3 chính sách.
Sôi động thị trường chăm sóc ô tô

Sôi động thị trường chăm sóc ô tô

Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường ô tô đã kéo theo sự “nở rộ” nhiều loại hình dịch vụ đi kèm như chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
Suzuki ra mắt mẫu xe mới tại Việt Nam hướng đến khách hàng trẻ năng động

Suzuki ra mắt mẫu xe mới tại Việt Nam hướng đến khách hàng trẻ năng động

Ngày 10/4/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, nhãn hiệu Suzuki đã giới thiệu mẫu xe Suzuki Jimny dòng xe thuần Off-road tại Việt Nam, hướng đến khách hàng trẻ năng động.
Giới thượng lưu tiết lộ lý do luôn nghĩ ngay đến Vertu khi chọn quà tặng đối tác

Giới thượng lưu tiết lộ lý do luôn nghĩ ngay đến Vertu khi chọn quà tặng đối tác

Ngoài giá trị cao cấp, xa xỉ bậc nhất đến từ thương hiệu, giới sưu tầm Vertu còn bất ngờ chia sẻ ý nghĩa đặc biệt khiến họ luôn lựa chọn Vertu làm quà tặng.
Đột phá lớn trong sản xuất điện năng lượng mặt trời từ vũ trụ

Đột phá lớn trong sản xuất điện năng lượng mặt trời từ vũ trụ

Space Solar - một công ty khởi nghiệp của Anh đặt mục tiêu lắp đặt nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên trên không gian ở thập kỷ tới.
Giải bài toán đầu tư hiệu quả cho mạng 5G

Giải bài toán đầu tư hiệu quả cho mạng 5G

Hỗ trợ nhà mạng để giải bài toán đầu tư hiệu quả cho mạng 5G là vấn đề đang được quan tâm bởi đầu tư cho 5G có chi phí không hề nhỏ.
Phát hiện hơn 1,6 triệu người sở hữu từ 4-9 SIM di động

Phát hiện hơn 1,6 triệu người sở hữu từ 4-9 SIM di động

Theo Cục Viễn thông, hiện có khoảng 1,62 triệu giấy tờ tương ứng khoảng 7,89 triệu SIM thuộc tập thuê bao 1 giấy tờ đang đăng ký từ 4-9 SIM/giấy tờ.
Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về các sự cố tấn công mạng vào các doanh nghiệp lớn?

Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về các sự cố tấn công mạng vào các doanh nghiệp lớn?

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian qua xảy ra nhiều chiến dịch tấn công mạng, tấn công mã độc vào Việt Nam, tập trung vào các doanh nghiệp lớn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động