Sự thoái lui của nhà sáng lập Lê Viết Hải và loạt vấn đề tài chính tồn đọng tại Hòa Bình

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) vừa công bố đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Lê Viết Hải.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình hỗ trợ 30 tấn gạo cho Hải Dương triển khai ATM gạo

Kể từ năm 2021, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đã trở thành doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam. Đó có thể xem là đỉnh cao trong hơn 30 năm cầm quyền của ông Lê Viết Hải, trước khi ông chính thức từ nhiệm vào đầu năm 2023. Tuy nhiên, Hòa Bình vẫn còn đó nhiều vấn đề về kinh doanh, tài chính, đòi hỏi những nỗ lực giải quyết không ngừng từ người kế nhiệm.

'Dọn đường' cho con trai

35 năm sáng lập và điều hành, có thể nói là một hành trình bền bỉ, đầy tâm huyết của ông Lê Viết Hải khi đưa Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình trở thành doanh nghiệp xây dựng số 1 Việt Nam. Hoà Bình đã có một “thập niên vàng” với tốc độ tăng trưởng doanh thu “siêu tốc”, khi cứ 5 năm, doanh thu lại tăng gấp 5 lần.

Cụ thể, doanh thu năm 2008 là 696 tỷ đồng; năm 2013, tăng gấp 5 lần, đạt 3.431 tỷ đồng; năm 2018, doanh thu lại tăng gấp 5 lần, đạt 18.299 tỷ đồng. Giai đoạn rực rỡ này là niềm tự hào của “người Hòa Bình” và cũng là nguồn cảm hứng lớn cho nhà sáng lập Lê Viết Hải (đương kim Chủ tịch HĐQT lúc bấy giờ) viết cuốn sách nổi tiếng của ông “Thập kỷ vàng – Trang sử mới”.

Sau thời đại hoàng kim này, ông Lê Viết Hải đã thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực cho con trai là Lê Viết Hiếu (vị trí Tổng giám đốc) với nhiệm kỳ 2 năm. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp, Tổng giám đốc không được có quan hệ trực hệ với Chủ tịch/Thành viên HĐQT, do đó ông Lê Viết Hải đã chấp nhận rút lui để ông Lê Viết Hiếu ngồi vững trên ghế Tổng giám đốc, sau khi đã phải tạm lui xuống chức Phó tổng giám đốc thường trực. Kể từ đầu năm 2023, ông Lê Viết Hải sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng sáng lập - một cơ cấu mới được Hòa Bình lần đầu tiên lập ra, nhằm đảm bảo vị thế cho ông Hải sau các diễn biến trên.

Nhìn lại lịch sử 35 năm của ông Lê Viết Hải ở Hòa Bình, có thể nói, tập đoàn này đã đạt được những thành tựu ấn tượng, những cột mốc đỉnh cao, song cũng chứa đựng những vấn đề đáng lo ngại về kinh doanh, tài sản, tài chính và dòng tiền. Đó là những thách thức không nhỏ cho người kế nhiệm ông Hải cũng như cho Hòa Bình trong giai đoạn tới đây.

Lê
Hòa Bình vẫn còn nhiều vấn đề về kinh doanh, tài chính, đòi hỏi những nỗ lực giải quyết không ngừng từ người kế nhiệm.

"Cú rơi" biên lợi nhuận

Một trong những điểm đáng lo ngại khi quan sát hoạt động kinh doanh của Hoà Bình là sự sụt giảm mạnh của biên lợi nhuận gộp. Trở lại năm 2016 - năm đầu tiên doanh thu của Hòa Bình vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp lên tới 11,4%. Những năm sau đó, biên lợi nhuận gộp giảm dần: năm 2017 còn 10,5%; năm 2018 còn 9,2%. Từ năm 2019, biên lợi nhuận bắt đầu giảm mạnh, chỉ còn 6,7% và tiếp tục giảm còn 6,5% vào năm 2020. Năm 2021, biên lợi nhuận gộp nhích nhẹ lên 7%, nhưng sang đến năm 2022 lại quay đầu còn 6,27% (tính hết 9 tháng). Như vậy, so với thời kỳ đỉnh cao, biên lợi nhuận gộp của Hoà Bình đã giảm gần một nửa.

Sự sụt giảm biên lợi nhuận gộp chủ yếu bắt nguồn từ sự suy thoái của ngành bất động sản - điều đã khiến những doanh nghiệp xây dựng dân dụng - thương mại như Hoà Bình sụt giảm về số lượng đơn hàng và làm thị trường xây dựng gia tăng tính cạnh tranh. Hệ quả là thị trường xuất hiện cuộc đua xuống đáy về giá, khi các nhà thầu đua nhau giảm biên lợi nhuận tại từng dự án, thậm chí còn có những đơn vị chấp nhận làm dưới giá vốn để lấy việc làm cho người lao động.

Hòa Bình chưa đến mức độ phải làm dưới giá vốn, song tình trạng hòa vốn đã không còn hiếm. Đó là chưa kể đến yếu tố rủi ro trong việc thi công các dự án của các tập đoàn đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn về tiền bạc.

Theo ông Lê Viết Hải, sự suy giảm ở mảng dân dụng - thương mại đã khiến Hoà Bình phải tìm kiếm công việc ở các lĩnh vực khác như xây dựng hạ tầng, xây dựng công nghiệp. Thời gian qua, doanh nghiệp này đã “đặt chân” vào nhiều gói thầu lớn như dự án của Want Want (Đài Loan), BWID, Hoà Phát…

Tuy nhiên, ông Lê Viết Hải cho biết lợi nhuận của các dự án này cũng không cao, vì giá rất cạnh tranh.

Đau đầu nợ đọng

Sự sụt giảm của biên lợi nhuận có lẽ chưa phải là vấn đề lớn nhất của Hòa Bình, bởi về tổng thể, dù sao tập đoàn vẫn có lãi, dù lãi ít hay nhiều. Điều “khổ tâm” muôn thuở của các nhà thầu là thi công xong mà không thu được tiền về, tức bị nợ đọng.

Xét báo cáo tài chính 6 năm trở lại đây của Hòa Bình, có thể thấy khoản phải thu ngắn hạn đã tăng khá mạnh về giá trị và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tổng tài sản. Cụ thể, năm 2016, tỷ trọng của khoản phải thu trong tổng tài sản là 59%, năm 2017 tăng lên 66%, từ năm 2018 trở đi đạt trung bình 70%. Đến hết 9 tháng năm 2022, khoản phải thu ngắn hạn cán mốc 13.355 tỷ đồng, chiếm 72% tổng tài sản.

T
Điều "khổ tâm" nhất Hoà Bình phải đối mặt trong nhiều năm liền là tình trạng nợ đọng.

Trong cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn, đáng chú ý là khoản nợ xấu (dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) lên tới hàng trăm tỷ đồng và có xu hướng tăng cao. Cụ thể, giai đoạn 2019 - 2021, khoản nợ xấu này tương đối cao, lần lượt là: 386 tỷ đồng, 403 tỷ đồng và 369 tỷ đồng. Tại ngày kết thúc 9 tháng năm 2022, nợ xấu đã lên tới 415 tỷ đồng.

Tình trạng phải thu ngắn hạn quá lớn và nợ xấu gia tăng đã khiến Hoà Bình phải đẩy mạnh công tác thu hồi nợ; thậm chí phải tiến hành các thủ tục thưa kiện. Nguồn tin riêng của PV cho biết, tính đến hiện tại, Hoà Bình đã thưa kiện tới 15 vụ. Ông Lê Viết Hải cho biết, hầu hết các vụ đều thắng, song có những vụ đã thắng mà chưa thu được tiền. “Lại có những trường hợp bất khả kháng như FLC, đang thu được nợ thì lãnh đạo công ty đó bị bắt giam, điều tra, nên công tác thu hồi nợ bị đứt đoạn. Dù sao thì Hoà Bình cũng đã thu hết nợ gốc 192 tỷ đồng và gần 30 tỷ đồng tiền lãi. Số tiền lãi 65 tỷ đồng còn lại tôi tin là vẫn sẽ thu về đầy đủ”, Chủ tịch Hoà Bình chia sẻ.

Dòng tiền kinh doanh âm liên tục

Việc các khoản phải thu có giá trị rất lớn đã ảnh hưởng mạnh tới dòng tiền của Hòa Bình. Suốt các năm 2017 - 2020, dòng tiền kinh doanh của công ty luôn trong tình trạng âm nặng: năm 2018 âm 182 tỷ đồng, năm 2019 âm 706 tỷ đồng, 2020 âm 290 tỷ đồng. Đến năm 2021, dòng tiền kinh doanh mới dương 563 tỷ đồng (do tăng các khoản phải trả); nhưng tới 9 tháng năm 2022, dòng tiền kinh doanh lại tiếp tục âm nặng 1.331 tỷ đồng.

Dòng tiền kinh doanh âm liên quan trực tiếp tới vấn đề nguồn vốn của HBC. Doanh nghiệp này nổi tiếng ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hòa Bình các năm qua luôn khá cao, có thời điểm lên tới 5,2 lần (năm 2016). Dù các năm sau đó đã điều chỉnh giảm: năm 2017 là 4,6 lần; năm 2018 là 4,4 lần; năm 2019 là 3,2 lần; năm 2020 là 2,7 lần, năm 2021 là 3 lần; 9 tháng đầu năm 2022 lại vọt lên 3,95 lần; song nhìn chung đây vẫn là một mức khá cao, kể cả khi xét đặc thù xây dựng là ngành thâm dụng vốn.

Xét riêng nợ vay, giá trị các khoản vay mượn của Hòa Bình cũng đã rất cao: năm 2016 gấp 1,7 lần vốn chủ sở hữu; năm 2017 gấp 1,86 lần; năm 2018 gấp 1,48 lần. Dòng tiền vay/trả hàng năm của HBC trong giai đoạn 2018 - 2020 luôn trên 10.0000 tỷ đồng/năm. Năm 2021, dòng tiền vay/trả đã được cải thiện, song vẫn ở mức rất lớn, đạt 9.809 tỷ đồng/9.829 tỷ đồng; 9 tháng năm 2022, dòng tiền vay/trả lần lượt là 8.910 tỷ đồng/7.441 tỷ đồng.

Việc vay mượn quá lớn đã tạo ra chi phí tài chính khổng lồ, ăn mòn đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp - vốn đã bị mỏng đi vì cuộc cạnh tranh khốc liệt và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, nhất là khi thị trường xây dựng vẫn chưa thể tìm thấy lối ra trong thời gian tới.

Như vậy có thể thấy, Hòa Bình đang tồn tại khá nhiều vấn đề lớn, có tính chất kinh niên, không dễ xử lý trong một sớm một chiều. Cuộc chuyển giao quyền lực, vì vậy, đã đặt lên vai ông Lê Viết Hiếu một gánh nặng ngàn cân trong việc tái cấu trúc và tìm kiếm một lối đi khác biệt cho tập đoàn, để viết tiếp giấc mơ nhân 5 lần doanh thu sau mỗi 5 năm. Câu chuyện của Hòa Bình, vì thế vẫn sẽ còn nhiều chuyện hay để kể.

kinhtechungkhoan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty Điện lực Hà Giang: Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện

Công ty Điện lực Hà Giang: Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện

Nhằm đảm bảo cung ứng điện ổn định trước dịp lễ, Tết, PC Hà Giang đã kịp thời xử lý khoảng cách pha đất, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện.
FA’NU khẳng định mình trên thị trường dinh dưỡng: Top 5 thương hiệu uy tín quốc gia 2024

FA’NU khẳng định mình trên thị trường dinh dưỡng: Top 5 thương hiệu uy tín quốc gia 2024

Ngày 24/11/2024, Công ty TNHH FA'NU Dinh dưỡng gia đình số 1 được vinh danh trong Top 5 Thương hiệu uy tín Quốc gia.
Delta Group dấu ấn một tổng thầu xây dựng hàng đầu, nơi con người là giá trị cốt lõi.

Delta Group dấu ấn một tổng thầu xây dựng hàng đầu, nơi con người là giá trị cốt lõi.

Có mặt trên thị trường từ những năm 1993, quá trình hơn 30 năm từ nhà thầu xây dựng phát triển thành tổng thầu xây dựng hàng đầu của cả nước.
Thông tin khách hàng được ngành điện TP. Hồ Chí Minh bảo mật như thế nào?

Thông tin khách hàng được ngành điện TP. Hồ Chí Minh bảo mật như thế nào?

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh đã và tiếp tục hoàn thiện những công cụ mang lại tiện ích tốt nhất để khách hàng trải nghiệm, cũng như bảo mật thông tin khách hàng.
Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

Care For Việt Nam vừa chính thức ra mắt TPBS FITBoost - sản phẩm mới nhất trong danh mục chăm sóc sức khỏe và quản lý vóc dáng của công ty.

Tin cùng chuyên mục

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình 'Tháng Tri ân khách hàng năm 2024'

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) lên kế hoạch tổ chức chương trình Tháng Tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động hướng về cộng đồng.

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Mới đây, Prudential ứng dụng công nghệ OCR thế hệ mới tự động hóa quy trình chi trả cho các yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm cấp thiết.
Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Bảo hiểm Agribank, chính thức nâng mức chi trả tối đa của sản phẩm Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với mức chi trả hiện nay).
Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

Vertu đáp ứng nhu cầu cá nhân hoá ngày càng cao của người dùng với các sản phẩm, phụ kiện đa dạng trong hệ sinh thái Vertu.
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Ngày 23/11, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) năm 2024 đã khép lại sau 2 ngày.
Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Công ty TNHH Siberian Health Quốc tế phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân tại tỉnh Hà Tĩnh
Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

Bộ Công Thương cho biết, năm 2025, Bộ dự kiến sẽ cắt giảm, đơn giản hoá 1 yêu cầu, điều kiện và 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh.
ACCA và PwC Việt Nam

ACCA và PwC Việt Nam 'bắt tay' cùng phát triển bền vững ngành kế toán

Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc và Công ty TNHH PwC Việt Nam đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành kế toán Việt Nam.
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững

Khởi động ngày đầu tiên, chuỗi sự kiện VSMCamp và CSMOSummit 2024 với hơn 60 diễn giả chia sẻ gần 40 bài tham luận về xu hướng phát triển bền vững.
PV GAS tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh sản phẩm khí khu vực Bắc Bộ

PV GAS tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh sản phẩm khí khu vực Bắc Bộ

Vừa qua, tại Hải Phòng, Tổng công ty Khí Việt Nam đã tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh các sản phẩm khí của PV GAS tại khu vực Bắc Bộ.
JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

JTI Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế nhà tuyển dụng hàng đầu với những bước tiến ấn tượng trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất 2024.
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Sự kiện chuyên ngành 2 trong 1 VSMCamp và CSMOSummit 2024 hướng tới xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững.
Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Công ty CP Thủy điện A Vương đến thăm, chúc mừng các trường đại học tại TP. Đà Nẵng, thăm chúc mừng các trường nơi công ty đặt dự án tại tỉnh Quảng Nam.
Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

Ngay trong tháng 11/2024, Bảo hiểm Quân đội (MIC) chính thức ra mắt giao diện website mới với thiết kế hiện đại, thông minh và tối ưu để dễ dàng cho người dùng.
GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

GreenYellow vừa ký kết “Hợp đồng thuê và bảo trì hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam” với LOTTE Mart, một công ty con của Tập đoàn LOTTE Hàn Quốc.
ROX Group được vinh danh

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

Công ty Cổ phần Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) vừa được vinh danh là 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp.
PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

PC Thừa Thiên Huế tổ chức trao giải và giấy chứng nhận cho các khách hàng đạt giải trong khuôn khổ chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024”.
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Tại hội nghị nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất
DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

Với số tiền thu về lên đến gần 1.600 tỷ đồng từ việc thoái vốn, DNP Water đã có một nguồn lực tài chính dồi dào để đầu tư vào dự án Sông Tiền 1.
PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

Cán bộ công nhân viên PC Thừa Thiên Huế chung tay tiết kiệm điện nơi công sở, qua đó tạo nên nét đẹp văn hoá nơi công sở.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động