Sơn La: Thắp sáng niểm tin, đưa ánh sáng của Đảng đến với đồng bào các dân tộc

Với đồng bào dân tộc Thái ở bản Cang, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, mùa xuân Canh Tý 2020 là mùa xuân đẹp nhất, vui nhất, phấn khởi nhất. Trong vòng xòe đoàn kết giữa trung tâm bản mừng ngày đón dòng điện quốc gia - Ánh sáng của Đảng soi rọi tới khắp mọi nhà.

Hòa trong nhịp trống, chiêng nhiều người dân từ già đến trẻ không phân biệt nam, nữ, ai ai cũng hồ hởi tay nắm chặt tay, chân đi nhịp nhàng giữa vòng xòe và chúc cho nhau lời chúc: Chom mâng pì mớư (chúc mừng năm mới), Chôm mâng cảu xíp pi Đảng Cộng sản Việt Nam (Chúc mừng 90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam).

son la thap sang niem tin dua anh sang cua dang den voi dong bao cac dan toc
Người dân bản Cang, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu vui mừng chào đón ánh điện mới

Tại trạm biến áp bản Cang, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, ngay từ sáng sớm người dân đã có mặt để chứng kiến lễ đóng và cấp điện lưới quốc gia. Sau nhiều năm chờ đợi, người dân nơi đây đã chính thức có điện quốc gia, thắp sáng tới mọi nhà.

Khi có điện thắp sáng, với những người cao tuổi ở bản Cang nói riêng và nhiều bản trên địa bàn tỉnh Sơn La, đều có những hồi ức về những năm tháng trước đây: Người dân thắp sáng về đêm chủ yếu bằng đèn dầu, nấu ăn hàng ngày chủ yếu bằng bếp củi và các phương tiện thông tin nghe, nhìn không có nhiều. Trong sản xuất, người dân vẫn làm chủ yếu bằng sức và dụng cụ lao động thủ công. Người dân luôn khát khao có điện lưới quốc gia từ bao năm qua. Và những ngày đầu xuân 2020, hơn 2.000 hộ dân của tỉnh Sơn La đã được chính thức có điện, người dân rất phấn khởi, đêm trước ngày đóng điện nhiều người dân trong bản không ngủ để chờ đón điện về nhà.

Ông Cà Văn Loóng - bản Cang, xã Chiềng Hặc, Yên Châu, Sơn La - xúc động nói: “Cả bản không ngủ được vì vui mừng phấn khởi quá! Mong đợi 20 năm qua mới có điện lước quốc gia về bản. Cho nên nhân dân bản Cang rất phấn khởi, đây là niềm vui lớn của nhân dân, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Công ty Điện lực Sơn La, tạo điều kiện cho nhân dân chúng tôi có hạnh phúc, mà từ nay trở đi sự đổi thay nông thôn mới của bản chúng tôi sẽ thay màu đổi sắc”.

Từ nhiều ngày trước biết thông tin sẽ được cấp điện lưới trước dịp Tết Nguyên đán 2020, nhiều người trong bản Cang đã vui mừng và chuẩn bị cho việc được cấp điện, gia đình nào cũng dành một phần thu nhập từ bán trâu, bò, bản quả xoài, chuối để mua sắm các thiết bị điện và lắp đặt hệ thống đường dây điện chờ sẵn. Những thiết bị điện được người dân ở đây mua nhiều nhất là tivi, tủ lạnh và nồi cơm điện.

Ông Hà Văn Ánh - bản Cang, xã Chiềng Hặc, Yên Châu, Sơn La - thể hiện niềm vui khôn xiết: “Năm nay có điện rồi chúng tôi đi mua sắm ti vi về xem, một là nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc Tết nhân dân, cái thứ hai là được xem pháo hoa, cảnh Tết”.

Cùng với 180 hộ dân tại bản Cang, trong dịp này gần 150 hộ dân tại 3 bản khác của xã Chiềng Hặc cũng được cấp điện lưới quốc gia. Đây là những bản cuối cùng của huyện Yên Châu có điện lưới. Sau khi đóng điện 4 bản trên, trên địa bàn huyện Yên Châu đã đạt 100% số xã, bản có điện.

Ở tỉnh vùng cao Sơn La, do địa bàn chia cắt, hiểm trở, đi lại rất khó khăn nên việc phủ lưới điện quốc gia đến các bản vùng sâu vùng xa đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của ngành điện. Dự án "Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Sơn La, giai đoạn 2016-2020" đã và đang được triển khai góp phần đáng kể vào việc mang ánh sáng về với bản làng.

son la thap sang niem tin dua anh sang cua dang den voi dong bao cac dan toc
Người dân mua sắm thiết bị điện: tivi, tủ lạnh...

Dự án cấp điện cho xã Chiềng Hặc nằm trong chương trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Dự án này có vốn đầu tư 12 tỷ đồng, được triển khai thực hiện từ tháng 9/2019. Trước đó, năm 2012, tỉnh Sơn La đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đầu tư nhiều tỷ đồng cho các dự án đưa điện lưới quốc gia đến với đồng bào các dân tộc, dự án cấp điện tới các bản thuộc các huyện dọc lòng hồ Thủy điện Sơn La, Thủy điện Hòa Bình.

Những năm qua, hệ thống lưới điện liên tục được mở rộng ở tỉnh Sơn La để phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới. Đặc biệt là điện đã đáp ứng phục vụ cho tiêu chí cơ bản trong công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, bộ mặt nông thôn ở tỉnh Sơn La đã có nhiều thay đổi tích cực, nhiều công trình cơ sở hạ tầng về đường giao thông, trường học, điện, thủy lợi, nhà văn hóa, trụ sở xã… của các xã, bản vùng nông thôn được đầu tư xây dựng đã làm thay đổi cơ bản diện mạo, bộ mặt nông thôn của tỉnh, như: 90,2% số xã có đường đến trung tâm xã được cứng hóa; hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động tưới cho 70% diện tích sản xuất; 100% số xã và 96% số bản có điện lưới quốc gia; 261 trường học đạt chuẩn; 188/188 xã có nhà văn hóa; 92% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh v.v.

Với các hộ, các bản và nhiều xã trong tỉnh, khi được sử dụng điện lưới quốc gia, đều thấy rõ được tính hiệu quả của việc: Điện đi trước một bước, sẽ mở ra cơ hội tốt để các địa phương hoạch định lại các mô hình phát triển kinh tế, trong đó có nhiều người dân nghèo tự tin và quyết tâm xóa nghèo.

Ông Cà Văn Luân - Chủ tịch UBND xã Chiềng San, Mường La, Sơn La - đã chân thành cảm ơn cán bộ, CNVC-NLĐ Công ty Điện lực Sơn La rằng: “Đối với nhân dân xã Chiềng San, các hộ nghèo được Công ty Điện lực Sơn La hỗ trợ được dùng điện 100% thì đã có điều kiện để học tập, tiếp cận khoa học kỹ thuật để áp dụng trong cuộc sống thực tiễn, học hỏi cách làm hay, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải nói rằng là rất thuận lợi cho nhân dân… là nguồn cổ vũ động viên cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng”.

Điện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Tại tỉnh Sơn La những năm qua, việc đưa điện lưới quốc gia về vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và dân trí của bà con, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi khi bản nào, hộ dân nào có điện, ở đó có sự thay đổi và tiến bộ vượt bậc:

Ông Giàng A Lênh - Trưởng bản Hua Chiến, xã Chiềng Muôn, Mường La, Sơn La - hồ hởi nói: “Có điện, có loa phóng thanh nên việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới bà con trong bản cũng dễ dàng và thuận tiện hơn, không phải đi đến từng nhà như trước. Bà con cũng mua sắm được nhiều máy móc để phát triển kinh tế. Cả bản có 52 hộ, kể từ khi có điện đã có 20 hộ thoát được nghèo”.

son la thap sang niem tin dua anh sang cua dang den voi dong bao cac dan toc

Lãnh đạo công ty trao biểu trưng bàn giao hệ thống điện sinh hoạt được sửa chữa, lắp đặt miễn phí cho hộ nghèo của xã.

Năm 2019 vừa qua, với sự quyết tâm phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La đã đạt được những kết quả thực sự khích lệ: Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người đạt 40,6 triệu đồng/người/năm, tăng 2,6 triệu đồng so với năm 2018, vốn đầu tư toàn xã hội đạt 17.000 tỷ đồng. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được 12 huyện và thành phố triển khai rộng khắp tại địa bàn 204 xã, phường, thị trấn. Nổi bật là thành phố Sơn La đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại II và là địa phương đầu tiên của tỉnh Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, khối đoàn kết các dân tộc được củng cố vững chắc, an ninh, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng tới 09 tỉnh Bắc Lào.

Đóng góp một phần vào thành tích chung đó, có sự ủng hộ, giúp đỡ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và sự đồng tâm hiệp lực của tất cả toàn thể cán bộ Công ty Điện lực Sơn La phấn đấu nỗ lực hết mình từ nhiều năm qua, để vượt qua khó khăn về giao thông, địa hình phức tạp đảm bảo tiến độ thi công để cấp điện cho đồng bào các dân tộc ở các bản vùng sâu, vùng cao theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra.

Ông Trần Duy Trinh - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sơn La - khẳng định sự quyết tâm: “Một trong những chỉ tiêu của Đảng bộ Công ty Điện lực Sơn La là đáp ứng điện cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La, theo chủ trương chung của tỉnh Sơn La và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh là hết nhiệm kỳ này là có 97,5% số hộ có điện. Cán bộ và toàn thể công nhân viên Công ty Điện lực Sơn La sẽ nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tất cả nội dung mà tỉnh giao trong chỉ tiêu đưa điện về các bản vùng sâu, vùng xa”.

Hữu Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thương nhớ Nậm Kéng

Thương nhớ Nậm Kéng

Ngược dốc quanh co chúng tôi tới Nậm Kéng vào cuối ngày, những mái nhà nhỏ bé của đồng bào dân tộc Xa Phó hiện rõ dưới ánh nắng hiếm hoi của mùa đông Tây Bắc.
Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số khôi phục nghề thủ công truyền thống với chị Trần Tuyết Lan không chỉ là đam mê mà xuất phát từ lòng nhân văn sâu sắc.
Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

600 suất quà đã được trao tặng cho người nghèo tại huyện vùng cao Xín Mần (Hà Giang) trong chương trình “Xuân Biên cương ấm lòng dân bản" năm 2024.
Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Ngày 27/9, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

“Trăng thu biên cương” thực sự là đêm hội giúp gần 1.000 trẻ nhỏ tại Mồ Sì San, Phong Thổ, Lai Châu được hòa mình vào không gian Trung thu truyền thống phá cỗ.

Tin cùng chuyên mục

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Sáng 24/8, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng là nét đặc trưng của các nhóm dân tộc Hmong trắng ở xã Y Tý, được sử dụng để tạo các mảng hoa văn trên trang phục truyền thống.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Là ngành xuất khẩu tỷ USD tuy nhiên thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa được biết rộng rãi trên thị trường thế giới.
Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Sáng 22/6, tại trụ sở Báo Công Thương diễn ra Tọa đàm “Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi”.
Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Mới đây, Craft link đã tổ chức trình diễn “Nghệ thuật dệt lanh và vẽ sáp ong” của phụ nữ dân tộc Hmong hoa ở xã Chế Cu Nha nhằm lan tỏa nghề thủ công độc đáo.
Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm nhanh, bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2016-2021. Từ năm 2016 đến nay, có 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo.
Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung huy động nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững.
Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Dù đã có nhiều sách hỗ trợ nhưng ông Trần Việt Thế- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang cho rằng cần nhiều hơn nữa ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 16/3, Quỹ Từ thiện Cargill Cares hoàn thành và bàn giao thêm năm điểm trường mới tại các khu vực vùng cao, vùng sâu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.
Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Dự án “Ngôi làng hy vọng” 2023 sẽ tài trợ xây mới, nâng cao điều kiện sống cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tử Nê, tỉnh Hòa Bình.
Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào các DTTS, trong đó đặc biệt chú trọng các hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo vươn lên giảm nghèo bền vững.
Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” được kỳ vọng tạo thêm động lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Trong 3 năm, 6.700 ngôi nhà cho gia đình chính sách, cựu chiến binh nghèo được xây dựng tại tỉnh Hà Giang - mảnh đất xa xôi, khó khăn nơi địa đầu Tổ quốc.
Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nghệ An được Trung ương phân bổ hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc

Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc

Việc phát triển chuỗi liên kết giá trị đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La có đầu ra nông sản ổn định, thu nhập bền vững.
Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký quyết định ban hành quy chế hoạt động Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2021 – 2025.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động