Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị cần thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 để không mất cơ hội phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG Khi Thủ tướng trăn trở sửa đổi Luật Điện lực giữa cường quốc khí LNG

Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8

Luật Điện lực (sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8 cùng với dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của các luật: Đầu tư, Đấu thầu, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Quy hoạch (dự thảo Luật) đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi đây là cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời tháo gỡ vướng mắc của nhiều dự án đã tồn tại từ những năm trước cho đến thu hút các dự án đầu tư mới mà nhiều nhà đầu tư còn chờ “Luật” để có quyết định đầu tư.

Nói về tính cấp bách cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Thịnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho biết: Các nội dung Chính phủ trình sửa đổi Luật Điện lực cùng với dự thảo của 4 Luật được đặt ra tại Kỳ họp thứ 8 đều rất cấp thiết, liên quan trực tiếp đến những vấn đề quan trọng, cấp bách.

Sớm thông qua Luật Điện lực sửa đổi để không lỡ mất thời cơ
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh đề nghị thông qua Luật Điện lực sửa đổi cùng với dự thảo 4 Luật tại Kỳ họp thứ 8 (Ảnh tư liệu)

Trước hết về chiến lược, theo đại biểu Phạm Văn Thịnh, liên quan trực tiếp đến an ninh năng lượng của đất nước với trọng tâm là Luật Điện lực sửa đổi.

Nếu những vướng mắc trong Luật Điện lực chậm được sửa đổi, bổ sung thì nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước ngày càng khó khăn; cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng cũng như đa dạng dòng vốn quốc tế đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ có thể bị mất đi. Việc phát triển năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng mới giảm phát thải cũng sẽ bị hạn chế”- đại biểu Phạm Văn Thịnh nhấn mạnh.

Về thể chế hoá chủ trương của Đảng, đại biểu cho biết, Hội nghị Trung ương 10 đã kết luận công tác xây dựng pháp luật cần được thực hiện kịp thời, tư duy xây dựng pháp luật cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, huy động nguồn lực đầu tư và giải phóng tối đa nguồn lực trong xã hội. Chính phủ trình Quốc hội thông qua các dự án luật sửa đổi bổ sung tại kỳ họp này đã thể hiện tinh thần kết luận của Trung ương tại Hội nghị lần thứ 10. Điều này cho thấy chủ trương của Đảng về công tác xây dựng thể chế đã nhanh chóng được triển khai và đi vào cuộc sống.

Vì vậy, cá nhân tôi ủng hộ việc Quốc hội xem xét và thông qua Luật Điện lực sửa đổi; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 4 Luật: Đầu tư, PPP, Quy hoạch và Đấu thầu tại kỳ họp lần này, trước hết là đối với những nội dung đã rõ ràng và thực sự cấp bách, cần thiết phải ban hành ngay”- đại biểu Phạm Văn Thịnh khẳng định.

Luật Điện lực (sửa đổi) giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 03 lần sửa đổi, bổ sung, đến nay Luật Điện lực cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Trong thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng. Đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực, đồng thời giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Điện lực hiện đang thiếu cơ sở pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Về quy hoạch phát triển điện lực, hiện nay, việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia có một số vướng mắc trong triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện. Cụ thể như chất lượng xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch ngành điện chưa cao.

Thực tế cho thấy, quy hoạch phát triển điện lực (QHPTĐL) có liên quan tới nhiều quy hoạch của các ngành như: Than, dầu khí, năng lượng tái tạo, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch giao thông, Quy hoạch không gian đô thị, Quy hoạch phát triển công nghiệp... Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện việc đồng bộ hóa các quy hoạch này khá khó khăn do thời điểm xây dựng các quy hoạch thường không trùng khớp nhau. Các số liệu phục vụ quy hoạch chưa hoàn toàn đầy đủ, thiếu đồng bộ dẫn tới các kết quả dự báo, tính toán chưa chính xác.

Là tỉnh nằm trong Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ sẽ xây dựng Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng, Ninh Thuận hiện có 57 dự án điện gió, điện mặt trời và thủy điện vận hành với tổng công suất 3.749 MW. Năng lượng tái tạo đã đóng góp cho ngân sách tỉnh hơn 7.000 tỉ đồng. Các dự án năng lượng tái tạo đã nâng cao giá trị sử dụng đất đối với các diện tích đất khô cằn, hoang hóa không thể sản xuất nông nghiệp.

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận có tiềm năng phát triển điện gió hơn 1.400 MW, điện gió ven biển 4.380MW; điện gió ngoài khơi 2.000 MW, điện mặt trời 11.200 MW; điện khí LNG 1.500 MW và thủy điện tích năng 2.400 MW.

Đại biểu Trần Quốc Nam
Đại biểu Trần Quốc Nam tại phiên thảo luận ở tổ về 4 dự thảo Luật ngày 30/10 (Ảnh: Thu Hường)

Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai các dự án năng lượng tái tạo vừa qua, đại biểu Trần Quốc Nam – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho biết: Từ những bất cập trong hệ thống pháp luật không đồng bộ, thống nhất đã dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai thực hiện quy hoạch chưa hiệu quả, thủ tục triển khai dự án phức tạp. Điều này dẫn đến khó khăn cho địa phương trong bố trí nguồn lực đất đai cũng như các nội dung liên quan đến các luật khác.

Theo báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả 20 năm thực thi Luật Điện lực chỉ rõ, đối với vấn đề quy hoạch, hiện tiến độ thực hiện, xác định nguồn lực một số dự án trong quy hoạch chưa rõ ràng. Việc đàm phán các hợp đồng dự án BOT phụ thuộc vào nhiều yêu cầu khắt khe từ các tổ chức tài chính quốc tế (bên cho vay) và có nhiều nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành và địa phương khác nhau khiến thời gian phát triển dự án kéo dài.

Bên cạnh đó, năng lực của các nhà đầu tư cũng như nhà thầu trong nước còn hạn chế cả về mặt tài chính và kỹ thuật. Một số địa phương chậm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư theo cam kết để triển khai dự án. Trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức tài chính quốc tế lại hạn chế hoặc không tiếp tục tài trợ cho các dự án nhiệt điện than.

Bởi vậy, vướng mắc khi triển khai các dự án theo Quy hoạch phát triển điện lực cần thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất rừng: Danh mục dự án điện đã được phê duyệt thoả thuận vị trí địa điểm, tuy nhiên chưa được địa phương đưa vào quy hoạch sử dụng đất, không có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm nên phải thực hiện các thủ tục về điều chỉnh theo quy định. Nhiều dự án điện khi thực hiện bước phê duyệt thiết kế kỹ thuật phải chờ địa phương làm các thủ tục bổ sung kế hoạch sử dụng đất. Việc này kéo dài thời gian triển khai dự án (chậm từ 06 tháng đến 01 năm, thậm chí dài hơn).

Do vậy, cần phải có các giải pháp trong tổ chức, quản lý thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực đồng bộ, quyết liệt, từ Trung ương, các bộ, ngành đến địa phương, các tập đoàn kinh tế nhà nước,….

Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách đối với ngành điện còn thiếu đồng bộ, các văn bản pháp luật liên quan đến cung ứng điện còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, nhiều nội dung không rõ ràng, còn nhiều vướng mắc.

Đơn cử, về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương trong lĩnh vực điện lực vướng mắc về thẩm quyền. Giai đoạn 2015 - 2020: Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 chưa quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án nhóm A có tổng mức đầu tư (từ 2.300 đến dưới 5000 tỷ đồng) sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và các dự án xây dựng trên địa bàn nhiều tỉnh. Đến năm 2021, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có hiệu lực, đã quy định rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư để tháo gỡ vướng mắc nêu trên.

Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 và Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 09 năm 2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định rõ việc “xem xét, phê duyệt” của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước trong thủ tục trình tự phê duyệt dự án đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước.

Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ
Luật Điện lực (sửa đổi) và 4 dự thảo Luật được thông qua sẽ kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai các dự án phát triển điện lực và thu hút các dự án đầu tư (Ảnh minh họa: Văn Nỷ)

Còn về Quy trình đầu tư (về thẩm quyền quyết định dự án đầu tư) giữa Luật số 69/2014/QH13 khác với trình tự thủ tục đầu tư tại Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và Luật Đầu tư công.

Mặc dù, tại điểm a, khoản 3, Điều 4 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 quy định: Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh, bảo đảm đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, trừ các trường hợp sau đây “Việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, các dự án điện sử dụng vốn nhà nước vẫn còn chưa rõ ràng trong tổ chức thực hiện trình, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư quy định “có” hay “không” thực hiện thủ tục này.

Đặc biệt, Luật Điện lực chưa có chế tài ràng buộc trách nhiệm của các chủ đầu tư khi thực hiện chậm trễ các dự án đầu tư xây dựng công trình điện. Mặc dù Luật Đầu tư, Luật Đất đai đã có các quy định xử lý các trường hợp cần thu hồi dự án. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện thủ tục này chưa quyết liệt từ các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương và trung ương…

Tất cả những khó khăn, vướng mắc đang diễn ra trong thực tiễn sẽ được tháo gỡ trong Luật Điện lực (sửa đổi) cùng với 4 dự thảo Luật được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế 22/12/2024, Xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22 tháng 12. Xổ số hôm nay 22/12. KQXSTTH 22/12. Xổ số Thừa Thiên Huế Chủ nhật. XSTTH 22/12.

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh yêu cầu sắp xếp bộ máy tinh gọn, mạnh mẽ hơn, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực và vận hành tốt hơn trước.
Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về vụ công dân Việt Nam bị sát hại tại Singapore, đồng thời hỗ trợ gia đình nạn nhân và theo dõi vụ việc.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động