Sớm hoàn thiện khung pháp lý cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển nhỏ và vừa

Thiếu vốn, mất thanh khoản, khó tiếp cận ngân hàng… là thực trạng của rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, Quỹ Phát triển DNNVV là giải pháp tài chính hữu hiệu để hỗ trợ cho cộng đồng DNNVV phát huy tiềm năng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhiều điểm lợi

Tại “Hội thảo tham vấn về mô hình cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển DNNVV” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức vào ngày 14/1/2020, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, DNNVV chiếm khoảng 98,1% trong tổng số hơn 800.000 DN đăng ký hoạt động tại Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nươc. DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động, tham gia huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Hàng năm, các DNNVV đã tạo ra trên một triệu lao động mới; sử dụng khoảng 5 triệu lao động toàn xã hội, đóng góp khoảng 45% GDP cho cả nước, 31% tổng thu ngân sách nhà nước.

Sớm hoàn thiện khung pháp lý cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển nhỏ và vừa

Tuy nhiên, theo bà Caitlin Wiesen – Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, một trong số thách thức quan trọng mà DNNVV tại Việt Nam tiếp tục gặp phải là sự hạn chế tiếp cận tín dụng. Một nghiên cứu mới đây bởi John Rand và Finn Tarp tại trường Đại học Copenhagen cho biết, khoảng 25% DNNVV đối mặt với rào cản tín dụng và nhu cầu tín dụng của DN nhỏ cao hơn 115% so với tỷ lệ cung cấp.

Để giải quyết bài toán khó về tiếp cận vốn, Quỹ Phát triển DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã được thành lập nhằm triển khai hiệu quả các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV. Quỹ này hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Vốn điều lệ tối thiểu của quỹ là 2.000 tỷ đồng.

Qua hơn 3 năm chính thức triển khai hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNNVV, kết quả ban đầu cho thấy tín hiệu tích cực khi các DNNVV nhận được nguồn vốn ưu đãi từ quỹ đã hoạt động hiệu quả, lợi nhuận tăng, tạo thêm việc làm cho người lao động, đặc biệt có nhiều DN sử dụng vốn vượt kỳ vọng đã thực hiện trả nợ trước hạn. Bên cạnh đó, nguồn vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp cho quỹ được coi là vốn mồi để thu hút các nguồn lực khác từ bên ngoài cùng chung tay hỗ trợ DNNVV” - Thứ trưởng Đông cho hay.

Năm 2019, Chính phủ đã cho phép Quỹ này thực hiện chức năng cho vay bao gồm cho vay trực tiếp, vay gián tiếp và tài trợ vốn cho DNNVV. Kết quả, từ tháng 6/2020, Quỹ Phát triển DNNVV đã công bố giảm lãi suất cho vay về mức 2,16% đối với cho vay ngắn hạn và 4% đối với cho vay trung, dài hạn. Có thể thấy đây là mức lãi suất hỗ trợ rất ưu đãi cho các DNNVV để có thể phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển.

Tuy nhiên, hiện khung pháp lý của hoạt động cho vay trực tiếp chưa được hoàn thiện, vẫn đang trong quá trình tham vấn, lắng nghe phân tích các bài học, kinh nghiệm của tổ chức quốc tế, tổ chức tín dụng và quỹ tài chính về mô hình cho vay trực tiếp.

Tham vấn về mô hình này, TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính cao cấp – hoan nghênh việc chuyển hoạt động cho vay từ gián tiếp sang trực tiếp. Bởi hình thức cho vay trực tiếp có thể tự chủ trong tất cả các khâu trong quy trình cho vay như thẩm định, giải ngân, giám sát và thu hồi nợ. Có thể xây dựng và phát triển một mô hình kinh doanh và quản lý phù hợp với mục đích và tiêu chí của quỹ. Đặc biệt là có khả năng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Tuy nhiên, để mô hình đi vào hoạt động cần sự nỗ lực rất lớn, phải mất 1 năm mới hoàn thành mô hình mới này” - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Nhận diện rủi ro

Theo các chuyên gia, bên cạnh điểm có lợi, hình thức cho vay DNNVV trực tiếp gặp không ít rủi ro. Đó là phải xây dựng và duy trì một bộ máy để vận hành hoạt động tín dụng; rủi ro tín dụng tăng cao trong giai đoạn phải chống trọi với dịch bệnh; nguồn vốn để cho vay hiện tại rất hạn chế.

Từ góc độ kinh nghiệm thực tế của mô hình cho vay trực tiếp, ông Phạm Xuân Hoè - nguyên Viện phó Viện Chiến lược ngân hàng - cho biết, trong quá trình thực hiện Dự án Phát triển chuỗi giá trị tôm công bằng, bền vững tại Việt Nam, có những khó khăn khi triển khai cho vay theo chuỗi giá trị.

Cụ thể, cơ chế hợp tác, phân chia lợi ích và chia sẻ rủi ro của người nông dân, DN, tổ hợp tác, cũng như định chế tài chính tham gia trong chuỗi còn thiếu công khai, minh bạch. Sản phẩm tài chính cho vay theo chuỗi giá trị chưa đa dạng và đồng bộ, nhất là kỷ cương thanh toán... Đáng chú ý là sự liên kết của các định chế tài chính, nhà đầu tư tư nhân với các ngân hàng thương mại trong việc cung ứng dịch vụ tài chính cho các thành viên trong chuỗi giá trị trên thực tế ở Việt Nam còn lỏng lẻo.

Chính vì vậy, theo ông Jonathan Pincus - Cố vấn kinh tế UNPD, để tạo lập cơ chế tín dụng hiệu quả cho DNNVV, cần xây dựng môi trường giúp tăng cường cho vay DNNVV. Trong đó, 3 điểm nhấn là khuôn khổ pháp lý, hạ tầng tín dụng và hỗ trợ trực tiếp của chính phủ.

Đồng tình quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, giải pháp cho Quỹ Phát triển DNNVV đó là cần có Dự thảo quyết định về quy chế cho vay trực tiếp; bổ sung quy trình như thẩm định, giải ngân, theo dõi nợ, thu hồi nợ, xử lý nợ xấu. Đặc biệt tăng cường nguồn vốn đầu vào; cho vay tín chấp kết hợp với các quỹ bảo lãnh tín dụng.

Nhận diện những rủi ro và khó khăn trong thực tế, hiện Quỹ Phát triển DNNVV đang tập trung hoàn thiện quy trình nghiệp vụ đối với chức năng cho vay trực tiếp với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, đồng thời trao đổi với một số đối tác quốc tế về việc hỗ trợ quỹ xây dựng khung quy chế cho hoạt động tài trợ vốn, vì đây là một chức năng mới, mô hình thành công tại Việt Nam chưa nhiều.

Thu Phương - Vũ Cương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng  BIDV được vinh danh

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Xem thêm