Sớm giải quyết dứt điểm việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư thủy điện Hủa Na

Trong phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 sáng ngày 8/12, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đều cho rằng, việc giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án thủy điện Hủa Na vẫn chưa dứt điểm, chưa tìm được tiếng nói chung giữa các bên.

Dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Hủa Na nằm ở địa bàn huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) đã hoàn thành hòa lưới điện quốc gia gần 9 năm. Từ khi rời bản cũ về khu tái định cư thủy điện, cuộc sống của hơn 1.360 hộ dân ở 14 bản thuộc hai xã Thông Thụ, Đồng Văn (Quế Phong) gặp nhiều khó khăn do công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều tồn đọng.

Sớm giải quyết dứt điểm việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư thủy điện Hủa Na

Ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An trả lời nội dung đại biểu quan tâm tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026

Liên quan đến những tồn tại, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng Dự án thủy điện Hủa Na trong phiên thảo luận tại hội trường, ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - cho biết: ngày 27/1/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành văn bản để chỉ đạo tập trung giải quyết các tồn tại, vướng mắc. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là trong phương án tính bồi thường đối trừ giá trị quyền sử dụng đất giữa nơi đi và nơi đến để có cơ sở chi trả cho người dân và việc giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho người dân tái định cư.

Về công tác đền bù GPMB, ngày 2/7/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có văn bản về việc xử lý chênh lệch giá đất nông nghiệp nơi đi và nơi đến Dự án tái định cư thủy điện Hủa Na. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh có Công văn số 4850 ngày 14/7/2021, giao Sở TN&MT, huyện Quế Phong triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, đến nay giữa Công ty CP Thủy điện Hủa Na và huyện Quế Phong chưa thống nhất được phương án đối trừ để triển khai thực hiện. Ngày 15/10/2021, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo tập trung giải quyết tồn tại, vướng mắc. Hiện nay, huyện Quế Phong đang tích cực thực hiện, ông Phạm Văn Hoá cho biết thêm.

Liên quan đến công tác giao đất sản xuất nông nghiệp cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, hiện đã hoàn thành giao rừng tại thực địa tương ứng với hồ sơ giao đất tái định cư được 570 giấy chứng nhận, trong đó có 560 hộ định cư và 10 hộ sở tại. Đối với 318 hộ dân tái định cư, hiện Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp tục kiểm tra, thẩm định và chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ.

Về giao đất lâm nghiệp, đã giao đất cho người dân tại các điểm tái định cư ngoài thực địa. Tuy nhiên, phải thu hồi lại theo Chỉ thị 13, trong đó đối với diện tích 67,39ha rừng tự nhiên đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất; 184,5ha thì UBND tỉnh đang chỉ đạo xem xét điều chỉnh ra khỏi đất lâm nghiệp đối với diện tích đất không còn rừng tự nhiên và điều chỉnh bổ sung vào cơ cấu 3 loại rừng.

Sớm giải quyết dứt điểm việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư thủy điện Hủa Na
Nhiều năm nay, trên lòng hồ thuỷ điện Hủa Na nhiều hộ dân đã nuôi cá làm giàu

Làm rõ thêm về những tồn tại ở Dự án thủy điện Hủa Na, ông Hoàng Quốc Việt - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cho hay, năm 2020 UBND tỉnh Nghệ An đã báo cáo gửi Chính phủ và Chính phủ đã giao cho Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT tham mưu, hướng dẫn cho tỉnh. Tuy nhiên, do luật quy định không rõ nên các văn bản hướng dẫn cũng không rõ.

Hiện nay, vướng mắc liên quan đến xử lý chênh lệch giá trị đất nông nghiệp giữa nơi đi và nơi đến tại Dự án thủy điện Hủa Na vẫn chưa xử lý được, đang tồn tại 2 quan điểm. Quan điểm của huyện Quế Phong, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường GPMB là khấu trừ từng loại đất. Quan điểm của Công ty Thủy điện Hủa Na là khấu trừ tổng nơi đi, nơi đến. Chênh lệch giá trị của 2 phương án được tạm tính khoảng 15-17 tỷ đồng.

Hiện Sở đã báo cáo 2 phương án cho UBND tỉnh: Thứ nhất là đi học tập kinh nghiệm giải quyết tại các tỉnh có nhà máy thủy điện. Thứ hai là tiếp tục có văn bản đề nghị Chính phủ và các bộ liên quan hướng dẫn rõ hơn nội dung này, ông Hoàng Quốc Việt chỉ rõ.

Liên quan đến vấn đề cấp điện cho các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa được cử tri quan quan tâm tại Kỳ họp lần thứ 4, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã có 157 thôn, bản được cấp điện, trên tổng số 273 thôn, bản chưa có điện (bao gồm đảo Mắt), theo dự án được phê duyệt tại Quyết định số 9781 của Bộ Công Thương với tổng vốn đầu tư khoảng 800 tỷ đồng.

Theo ông Phạm Văn Hoá, Nghệ An hiện còn 115 thôn, bản và đảo Mắt chưa có điện. Trong đó, có 76 thôn, bản theo lộ trình sẽ được cấp điện vào năm 2022; 24 thôn, bản và đảo Mắt thì thực hiện theo Chương trình 1740 của Chính phủ, hiện đã được đề xuất hỗ trợ để triển khai trong năm 2022. Sở Công Thương đang phối hợp với Điện lực tỉnh rà soát, hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư để triển khai trong năm 2022.

“Còn 15 thôn, bản chưa có điện phát sinh sau Dự án 9781 đã được UBND tỉnh đề xuất Bộ Công Thương tiếp tục bổ sung sau khi Dự án 9781 hoàn thành”, ông Hóa nói.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình đặt mục tiêu đến năm 2030, 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia.
Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Tại tỉnh Lào Cai diễn ra hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công...
Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng-Australia nhằm thúc đẩy kết nối, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp Đà Nẵng và đối tác, chuyên gia quốc tế.
Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản khẩn yêu cầu các cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

UBND TP. Hải Phòng khai trương dự án chính quyền số hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số minh bạch, hiệu quả và tiện ích.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Doanh nghiệp Quảng Ninh tích cực chuẩn bị các sản phẩm OCOP đa dạng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2025.
Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) sẽ dành 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Sáng nay (21/11), Sở Thông tin và Truyền thông Lai Châu tổ chức Hội nghị tập huấn lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Văn bản số 6708 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, TP. Hải Phòng thực hiện điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Sau 10 năm khoác 'tấm áo' mới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành động lực phát triển kinh tế của Ninh Bình.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động