Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội nói gì về Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống?

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống vừa được UBND thành phố Hà Nội công bố ngày 5/4 đã đáp ứng mong mỏi của hơn 300.000 người dân và các tổ chức đang nằm trong khu vực có liên quan, đặc biệt là sự mong chờ của hàng vạn hộ dân ngoài đê.

Bên lề Hội nghị công bố Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống (sau đây gọi tắt là Đồ án), ông Phạm Quốc Tuyến - Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh vấn đề này.

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống được UBND thành phố Hà Nội công bố ngày 5/4 vừa qua, ông có thể thông tin cụ thể hơn về việc này?

Sông Hồng, sông Đuống là khu vực cảnh quan đã được quy định tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, sông Hồng, sông Đuống có đặc thù do phần không gian thoát lũ được giới hạn bởi đê của 2 sông và được thực hiện theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Trong quy hoạch phân khu đô thị lần này, Hà Nội đã nghiên cứu quy hoạch 8 bãi sông Hồng. Theo đồ án quy hoạch, ở giai đoạn 1, Hà Nội sẽ xây mới 6 cây cầu bắc qua sông Hồng.
Theo đồ án quy hoạch, ở giai đoạn 1, Hà Nội sẽ xây mới 6 cây cầu bắc qua sông Hồng

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống được UBND thành phố Hà Nội công bố ngày 5/4 vừa qua là bước cụ thể hóa của cả Quyết định số 1259 và Quyết định số 257. Đây là bước cụ thể hóa rất quan trọng, là cơ sở để tổ chức và triển khai các quy hoạch tiếp theo cũng như làm cơ sở để quản lý các khu vực dân cư tại đây.

Một trong những điều rất quan trọng trong Quyết định số 257 về tổ chức thực hiện đó là tất cả các quy hoạch khác thì phải thực hiện theo Quyết định này. Trong đó, yêu cầu phòng chống lũ là yêu cầu lớn nhất nhằm đảm bảo an toàn cho Thủ đô Hà Nội.

UBND thành phố cũng đã giao UBND các quận, huyện Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm lập bản vẽ ranh giới tỷ lệ 1/500 các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ… chuyển Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xác nhận phù hợp với Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thỏa thuận của Bộ NN&PTNT.

ông Phạm Quốc Tuyến - Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội
Ông Phạm Quốc Tuyến - Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội

Các đồ án quy hoạch phân khu đô thị nêu trên được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn nhằm phục vụ cho việc nâng cao đời sống người dân cũng như nâng cao hạ tầng xã hội phục vụ chung khu vực, hoàn chỉnh cảnh quan theo đúng định hướng tại Quyết định 1259 và Quyết định 257.

Trước khi Đồ án được phê duyệt, UBND thành phố Hà Nội đã có đề xuất với Bộ NN&PTNT về những khu vực được tồn tại. Như vậy, khi Đồ án này được ký thì các khu vực này sẽ được chấp nhận ở góc độ như thế nào? Những khu vực nào được để tồn tại theo đề xuất của các quận, huyện, thành phố Hà Nội cũng như khu vực nào sẽ thực hiện theo ý kiến Bộ NN&PTNT đề xuất trước đó?

Theo Quyết định số 257 đã được phê duyệt, có một số khu vực dân cư đang có mà chưa được đề cập trong Phụ lục 3 – Phụ lục được tồn tại, đây là khu vực lớn nhất nằm ở hộ dân ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ và một phần ở Thanh Trì đã được thành phố đề xuất và báo cáo Bộ NN&PTNT, Bộ NN&PTNT cũng đã thống nhất trong việc xem xét điều chỉnh để có thể được xem xét tồn tại. Tuy nhiên, những thông tin cụ thể sẽ cần có những nghiên cứu chi tiết hơn.

Ở đây, Đồ án mới chỉ đưa ra các định hướng. Quy hoạch phân khu sẽ là định hướng, nhưng định hướng này sẽ phải báo cáo đưa vào các quy hoạch. Ví dụ như phương án chi tiết phòng chống lũ, đê phòng chống lũ và quy hoạch chung Thủ đô để báo cáo Thủ tướng cho phép – hay nói cách khác, thẩm quyền khác Quyết định số 257 phải ở cấp Thủ tướng phê duyệt.

Đến thời điểm này chúng ta đã khoanh vùng được khu vực, dự kiến được quỹ đất sẽ phục vụ cho việc phát triển, để trong giai đoạn tới khi Thủ tướng hoặc các quy hoạch cấp trên được duyệt mà có liên quan xác định chính thức khu vực này được tồn tại thì chúng ta sẽ triển khai tiếp.

Đồ án có một điểm được rất nhiều người quan tâm đó là khai thác các quỹ đất để làm công trình cao tầng hiện đại (ở mức độ nhất định) cũng như tạo động lực phát triển. Khu vực nào sẽ là khu vực phát triển, thưa ông?

Một trong những mục tiêu mà chúng ta hướng tới là khai thác các quỹ đất đang có phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ, những khu vực bãi lớn như khu vực bãi Tàm Xá (Xuân Canh), Cự Khối (Long Biên) là những khu vực xây dựng lớn. Ngoài ra, còn có rất nhiều khu vực nữa. Tuy nhiên, những việc này sẽ được cụ thể hóa ở những bước sau.

Phần xây dựng mới phải tuân thủ Luật Đê điều (Điều 26), nghĩa là phải lập dự án và báo cáo Thủ tướng, Bộ NN&PTNT những nội dung có liên quan theo đúng quy định của Luật Đê điều. Khi đó, về phần chi tiết chúng ta mới có thể xác định được nhưng trên cơ sở khai thác cao nhất những gì có thể, đồng thời phải đảm bảo phòng chống lũ.

Đồ án được sự mong chờ của hàng vạn hộ dân ngoài đê. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa có gì rõ ràng? Vậy người dân phải chờ đến Đồ án quy hoạch nào thưa ông? Thời điểm nào các quận huyện sẽ phải hoàn thiện quy hoạch chi tiết để triển khai được trên thực tế?

Để rõ ràng đến từng ô đất, từng khu nhà sẽ phải theo quy hoạch chi tiết - đây là theo quy định của Luật. Việc này liên quan tới cả các sở ban ngành chuyên môn và phải có những hướng dẫn để tổ chức thực hiện. Chính quyền địa phương chắc chắn sẽ phải vào cuộc và sẽ quy định tiến độ cụ thể. Hiện chúng ta cũng chưa có những thông tin cụ thể về việc này.

Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Các Đồ án là cơ sở pháp lý quan trọng để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn, hình thành các trục không gian đặc trưng hành lang xanh, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa lịch sử, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Ông Troy Griffiths - Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam

Sự đồng bộ của quy hoạch đô thị là một vấn đề nóng, đang được quan tâm của chính quyền các địa phương trong thời gian gần đây. Hiện nay, nhiều quốc gia có nền kinh tế đang trỗi dậy nhanh chóng đang lãng phí các nguồn lực do phát triển một cách thiếu kiểm soát. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu mỗi quốc gia quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và các tài nguyên một cách chiến lược và đồng thời, từ đó mang đến một kết quả tối ưu và bền vững.

Nguyễn Hạnh (lược ghi)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đoàn nghệ thuật Ninh Ba mang nhiều tiết mục tới

Đoàn nghệ thuật Ninh Ba mang nhiều tiết mục tới 'thành phố Cảng'

Tối 12/5, tại Quảng trường Nhà hát TP. Hải Phòng diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của Đoàn nghệ thuật Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc.
Hải Phòng: Nhiều địa danh gắn với ký ức lịch sử hào hùng

Hải Phòng: Nhiều địa danh gắn với ký ức lịch sử hào hùng

Dưới thời Pháp thuộc, TP. Hải Phòng có nhiều nhà máy, xí nghiệp sớm được đầu tư xây dựng, gắn với ký ức lịch sử hào hùng đấu tranh của công nhân lao động.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội cua Cà Mau 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội cua Cà Mau 2025

Triển lãm cua, lễ hội ẩm thực đường phố, cuộc thi 'Vua đầu bếp'... là những hoạt động nổi bật tại Ngày hội cua Cà Mau, dự kiến được tổ chức vào cuối năm 2025.
Vùng 5 Hải quân khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc

Vùng 5 Hải quân khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc

Vùng 5 Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hải quan Khu vực II

Hải quan Khu vực II 'bóc trần' thủ đoạn vận chuyển ma tuý

Trong công tác kiểm soát, Hải quan Khu vực II đã phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn vận chuyển ma túy tinh vi, xuyên quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Khen thưởng tập thể, cá nhân đổi mới sáng tạo

Đà Nẵng: Khen thưởng tập thể, cá nhân đổi mới sáng tạo

Đà Nẵng khen thưởng các tập thể và cá nhân có đóng góp nổi bật, đối với hoạt động khoa học – công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

Việc bổ sung các khu công nghiệp mới là cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tái cấu trúc không gian công nghiệp, thu hút FDI chất lượng cao và thúc đẩy chuyển đổi xanh.
5 tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã, phường mới tại Thanh Hóa

5 tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã, phường mới tại Thanh Hóa

Để bố trí nhân sự cấp ủy ở các xã, phường thành lập mới khi sắp xếp bộ máy, Thanh Hóa đã đưa ra định hướng lựa chọn dựa trên 5 tiêu chuẩn khác nhau.
EVNHCMC điều chỉnh ngừng cấp điện khi chưa thanh toán tiền điện

EVNHCMC điều chỉnh ngừng cấp điện khi chưa thanh toán tiền điện

EVNHCMC sẽ ngừng cung cấp điện sau 10 ngày kể từ thông báo đầu tiên nếu khách hàng chưa thanh toán hóa đơn tiền điện và đã nhận đủ 2 lần nhắc nợ theo quy định.
Bắc Ninh: Thu hút đầu tư 7 dự án FDI quy mô lớn

Bắc Ninh: Thu hút đầu tư 7 dự án FDI quy mô lớn

Bằng việc cấp phép cho 7 dự án với tổng vốn hơn 856 triệu USD, Bắc Ninh thể hiện quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư.
Hải Phòng: Tự hào thành phố công nghiệp, cảng biển, thương mại

Hải Phòng: Tự hào thành phố công nghiệp, cảng biển, thương mại

Với bề dày lịch sử phát triển ngành Công Thương, Hải Phòng tự hào là thành phố công nghiệp, cảng biển và thương mại lớn của cả nước, tiếp tục khẳng định vị thế.
Chùm ảnh: Tổng duyệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Chùm ảnh: Tổng duyệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Tối 11/5, TP. Hải Phòng tổ chức chương trình tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và chương trình nghệ thuật Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025.
Tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 tại tỉnh Kon Tum sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 tại tỉnh Kon Tum sau sáp nhập

Giai đoạn đầu sau sáp nhập tỉnh, tỉnh Quảng Ngãi mới dự kiến sẽ có cán bộ thường trực tại cơ sở 2 đặt tại thành phố Kon Tum (thuộc tỉnh Kon Tum hiện tại).
Hải Phòng: Khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng

Hải Phòng: Khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng

Lần đầu tiên xuất hiện trong lễ diễu hành, khối doanh nghiệp Hải Phòng mang đến hình ảnh năng động, hội nhập và khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế.
Hình ảnh khối

Hình ảnh khối 'ký ức hào hùng' tại lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng

Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát lớn, khối cựu chiến binh Hải Phòng sải bước đầy khí thế trong lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố.
Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Sở Công Thương Tiền Giang đề nghị UBND tỉnh chấp thuận đầu tư 4 cụm công nghiệp: Long Trung, Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3 thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói gì về Nghị quyết 68?

Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói gì về Nghị quyết 68?

Nghị quyết 68 được kỳ vọng tạo bước ngoặt cho kinh tế tư nhân cả nước, nhất là TP. Hồ Chí Minh - địa phương có số lượng doanh nghiệp tư nhân lớn nhất hiện nay.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các  đơn vị hoàn thành kết luận của Thanh tra Chính phủ trong tháng 6

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị hoàn thành kết luận của Thanh tra Chính phủ trong tháng 6

Cần Thơ yêu cầu các sở, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện kết luận 138/KL-TTCP, báo cáo tiến độ trước ngày 10 hằng tháng, hoàn thành trong tháng 6.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Với quyết tâm chính trị cùng sự huy động của mọi nguồn lực, đến nay Thái Nguyên đã hoàn thành 100% mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.
Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Sáng 11/5, tại TP. Hải Phòng chính thức diễn ra chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955) - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025.
Phấn đấu hoàn thành hợp nhất các đơn vị hành chính Hưng Yên và Thái Bình trước 15/7

Phấn đấu hoàn thành hợp nhất các đơn vị hành chính Hưng Yên và Thái Bình trước 15/7

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình thống nhất phấn đấu các đơn vị hành chính cấp tỉnh (hợp nhất) đi vào hoạt động từ 15/7/2025.
Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ngành chế biến, chế tạo đang bứt phá mạnh mẽ, trở thành động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đắk Nông với nhiều dự án lớn và sản phẩm giá trị cao.
Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Tối 10/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon Hải Phòng năm 2025, thu hút đông đảo nhân dân và du khách.
Hải Phòng: Ấm lòng ‘Bữa cơm đoàn kết’ mừng 70 năm giải phóng

Hải Phòng: Ấm lòng ‘Bữa cơm đoàn kết’ mừng 70 năm giải phóng

Kỷ niệm 70 năm Hải Phòng được giải phóng (13/5/1955 - 13/5/2025), thành phố Hải Phòng hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi thôn, tổ dân phố tổ chức liên hoan.
Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Ngày 9/5, tại hội trường Công an tỉnh Hưng Yên, Hội nghị thống nhất việc sắp xếp, hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Công an tỉnh Thái Bình đã diễn ra.
Mobile VerionPhiên bản di động