Thứ tư 23/04/2025 10:28

Số lượng container rơi xuống biển trên toàn cầu tăng đột biến

Số lượng container đang chờ cập cảng trên những chuyến tàu vận tải bị rơi xuống biển đã tăng đột biến trong thời gian qua. Hàng triệu đô la hàng hoá đã chìm xuống đáy đại dương khi áp lực tăng tốc độ giao hàng của hàng hải quốc tế dẫn đến xảy ra các lỗi không đảm bảo an toàn.

Ngành vận tải biển đang chứng kiến mức tăng đột biến chưa từng có trong vòng 7 năm trở lại đây về số lượng container bị mất. Hơn 3.000 chiếc đã rơi xuống biển vào năm ngoái và hơn 1.000 chiếc trong những tháng đầu năm 2021. Hiện tượng này làm gián đoạn chuỗi cung ứng của hàng trăm nhà bán lẻ và nhà sản xuất Mỹ như Amazon và Tesla.

Có rất nhiều lý do dẫn đến sự gia tăng đột ngột của các vụ tai nạn. Thời tiết ngày càng trở nên khó đoán, trong khi các con tàu ngày càng lớn hơn, cho phép các container được xếp chồng lên nhau cao hơn bao giờ hết. Nhưng yếu tố khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử: nhu cầu của người tiêu dùng bùng nổ trong thời kỳ đại dịch đã làm tăng tính cấp thiết cho các hãng tàu trong việc cung cấp sản phẩm càng nhanh càng tốt.

"Số lượng container cần vận chuyển càng tăng lên có nghĩa là tỷ lệ những tàu hàng rất lớn đã đạt công suất tối đa nhanh hơn trước đây rất nhiều. Các công ty vận chuyển phải chịu áp lực giao hàng đúng thời hạn và do đó phải thực hiện nhiều chuyến đi hơn", Clive Reed - nhà sáng lập Công ty Tư vấn Quản lý Tai nạn Hàng hải Reed Marine - cho biết. Và điều này cũng dẫn đến nhiều sai sót kỹ thuật trong vận tải.

Tháng 11/2020, sau khi gió giật mạnh và sóng lớn ập đến chiếc One Apus cao 364 m, hơn 1.800 container rơi xuống biển. Hàng nghìn hộp thép nằm ngổn ngang như mảnh Lego trên tàu, một số bị xé toạc. Đó là tai nạn tồi tệ nhất kể từ năm 2013, khi tàu MOL Comfort bị vỡ làm đôi và chìm cùng toàn bộ hàng hóa gồm 4.293 container xuống Ấn Độ Dương.

Hồi tháng 1/2021, tàu Maersk Essen bị mất khoảng 750 thùng hàng khi đi từ Hạ Môn (Trung Quốc) đến Los Angeles. Một tháng sau, 260 container rơi khỏi Maersk Eindhoven khi nó bị mất điện do biển động.

Theo các chuyên gia vận tải biển, áp lực tốc độ giao hàng đang làm gia tăng rủi ro dẫn đến thảm họa. Các mối nguy hiểm có thể đến từ việc nhân viên bốc dỡ container không chồng chúng lên nhau một cách chính xác, đến việc thuyền trưởng không né các cơn bão để tiết kiệm nhiên liệu và thời gian, khi chịu áp lực từ người thuê tàu. Đây là một hành động sai lầm có thể khiến hàng hóa và phi hành đoàn gặp rủi ro. Theo tính toán của tập đoàn Allianz Global Corporate & Specialty, lỗi của con người chiếm đến 75% nguyên nhân các tai nạn trong vận tải hàng biển.

Với 226 triệu chiếc container được vận chuyển mỗi năm, việc mất đi 1.000 hoặc hơn có thể nghe không đáng kể. Nhưng theo Jacob Damgaard, Phó giám đốc phòng chống tổn thất của Britannia P&I, chúng chiếm đến 60% giá trị tổn thất của tất cả sự số về container.Jai Sharma, chuyên gia tại công ty luật hàng hải Clyde & Co ở London cho rằng, với mức trung bình 50.000 USD mỗi container, ước tính chỉ riêng hàng hóa đã mất 90 triệu USD, mức cao nhất trong lịch sử gần đây. Còn theo dữ liệu của Bloomberg, thiệt hại những tháng đầu năm nay ước lên tới 54,5 triệu USD.

Vấn đề cũng đang thu hút sự chú ý là tàu Ever Given bị mắc cạn ở kênh đào Suez vào hồi tháng trước cũng làm nổi bật lên tính dễ bị tổn thương của ngành vận tải biển. Con tàu khổng lồ đã chặn giao thông qua tuyến đường thủy quan trọng trong gần một tuần và tác động đến thương mại toàn cầu vẫn đang được cảm nhận.

Cho đến nay, không có vụ tai nạn container nào gần đây được cho là trực tiếp do mất an toàn. Tổ chức Hàng hải Quốc tế cho biết vẫn đang chờ kết quả điều tra về những sự cố mới nhất.

Các bên liên quan trong ngành công nghiệp hàng hải đều có trách nhiệm giải quyết tình trạng này. "Giao thông trên biển khác với 10 năm trước. Đổ lỗi cho thuyền trưởng rất dễ, nhưng chúng ta cần xem xét cơ sở hạ tầng cảng cần thay đổi như thế nào, tàu vận chuyển ra sao", Rajesh Unni, Nhà sáng lập Tập đoàn Synergy Marine, chuyên cung cấp dịch vụ cho các chủ tàu, nhận định.

IMO, cơ quan của Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm về các quy định vận chuyển, cho biết các quốc gia có tàu treo cờ phải có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận an toàn cho tàu thuyền, trong khi các cảng mà tàu ghé qua có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các quy tắc xếp hàng vào container.

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk

Khai thác hiệu quả FTA: ‘Chìa khoá’ để doanh nghiệp vượt sóng

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4: Lính đánh thuê Ukraine thương vong