Sở hữu trí tuệ trong EVFTA: Tiền đề để bảo vệ thương hiệu

Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại Hội nghị “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA): Một số cam kết quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) và những điều cần lưu ý”, do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sáng ngày 27/8 tại Hà Nội.  

Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện phổ biến và lấy ý kiến rộng rãi về Hiệp định EVFTA trước khi Hiệp định được Chính phủ làm các thủ tục phê chuẩn theo luật định. Hội nghị được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều thông tin và kiến thức hữu ích cho các cơ quan quản lý địa phương, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp (DN) kinh doanh những mặt hàng có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, hiệp hội ngành hàng. Từ đó góp phần thúc đẩy quá trình phê chuẩn và thực hiện hiệu quả Hiệp định EVFTA trong thời gian sắp tới.

so huu tri tue trong evfta tien de de bao ve thuong hieu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị

Khẳng định thương hiệu tại thị trường EU

Ngày 30/6/2019, việc ký kết Hiệp định EVFTA đã chính thức đi vào lịch sử trong mối quan hệ giữa Việt Nam và EU. Đặc biệt, Việt Nam là nước thứ hai trong ASEAN và là nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực ký kết FTA với EU. Đây là kết quả của chặng đường dài, thể hiện các bước tiến lớn để đưa Việt Nam từ một nước đi sau, lần đầu tiên vươn lên thuộc nhóm nước đi đầu trong khu vực trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực vậy, EVFTA là một hiệp định dự kiến có nhiều đóng góp tích cực cho tăng trưởng xuất khẩu cũng như quá trình đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu cho Việt Nam. Với EVFTA, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 85,6% số mặt hàng, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0%. Sau 7 năm, 99,2% số mặt hàng sẽ được hưởng thuế 0%, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, bước ký kết Hiệp định mới chỉ là khởi đầu cho một chặng đường mới. “Vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có thể đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và DN hai bên”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

so huu tri tue trong evfta tien de de bao ve thuong hieu
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để Hiệp định EVFTA có thể đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và DN hai bên

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì phạm vi không chỉ dừng ở các cam kết mở của thị trường hàng hóa, ngoài ra còn có vấn đề SHTT. Đây là một nội dung mới chỉ xuất hiện trong một số ít FTA mà Việt Nam tham gia, trong đó có Hiệp định EVFTA.

Trong xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay, hệ thống SHTT là cơ sở, tiền đề để một quốc gia kiểm soát các hoạt động kinh doanh và bảo vệ thương hiệu; từ đó giúp thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia, tăng cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, tạo môi trường, cũng như hành lang pháp lý vững chắc để các cá nhân, tổ chức yên tâm phát triển ý tưởng sáng tạo, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, có tính ứng dụng cao.” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, Hiệp định EVFTA không chỉ bảo đảm quyền đối với các chỉ dẫn địa lý cho nông sản của Việt Nam, vốn đã có mặt tại thị trường EU từ lâu như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường cho các sản phẩm đặc sản khác như trà Mộc Châu, trà Tân Cương, vải Thanh Hà, vải Lục Ngạn…

Theo cam kết về SHTT trong EVFTA, Việt Nam cam kết sẽ bảo hộ trên 169 chỉ dẫn địa lý của EU, chủ yếu về rượu và thực phẩm. Còn EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) – cho rằng, chính việc cam kết SHTT sẽ tạo điều kiện cho một số sản phẩm đặc trưng của Việt Nam xây dựng và khẳng dịnh thương hiệu của mình tại thị trường EU.

Thách thức sửa đổi pháp luật

Với mức độ cam kết khá cao về lĩnh vực SHTT, người đứng đầu Bộ Công Thương cho rằng, dự kiến Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ về sửa đổi pháp luật trong nước.

Thực tế, Việt Nam đã có Chương trình hành động và bước đi kịp thời khi triển khai việc thực thi một loạt FTA khác và CPTPP. Đặc biệt mới đây, Quốc hội đã phê duyệt Luật nội dung sửa đổi Luật SHTT. Đây chính là bước đi trong cam kết hội nhập của Việt Nam.“Nếu cơ quan chức năng không kịp thời xây dựng Chương trình hành động và tổ chức triển khai các Chương trình hành động, nhất là liên quan đến khuôn khổ pháp lý trong việc thực thi cam kết hội nhập, thì chúng ta sẽ trở thành đối tượng của trừng phạt thương mại nếu không thực thi cao nhất.” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, và đề nghị: các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc trước tiên để tạo nền tảng, thực thi nghiêm túc thông qua hội nhập và cam kết hội nhập.

Đánh giá về cam kết SHTT trong Hiệp định EVFTA, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng, nhìn chung, đa số các cam kết về SHTT là phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, EVFTA cũng đặt ra một số tiêu chuẩn cao hơn pháp luật Việt Nam, trong đó có thể kể đến như bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU với mức độ bảo hộ cao như mức độ mà pháp luật Việt Nam đang bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang và rượu mạnh; hoặc gia nhập Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực…

Do đó, theo ông Chu Ngọc Anh, cùng với việc tích cực chuẩn bị hồ sơ để trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Việt Nam đã và đang có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo thi hành đầy đủ và hiệu quả các cam kết này.

Việc chống xâm phạm quyền SHTT nghiêm minh hơn có thể khiến DN của Việt Nam nếu không nhận thức rõ nguy cơ, sẽ phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát (ví dụ như kiểm soát tại biên giới), đặc biệt là khi bị rơi vào tranh chấp, kiện tụng” – Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khuyến cáo.

Đồng tình với quan điểm, ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ, rà soát pháp luật mới chỉ là bước đi đầu tiên. Một trong những nội dung quan trọng tiếp theo là phải rà soát, đánh giá việc thực thi không chỉ là ở hiện trạng thực thi quyền SHTT mà là cả ở năng lực trong tương lai về thực thi các cam kết để có những điều chỉnh phù hợp.

Dưới góc độ cơ quan thực thi, để cải thiện công tác thực thi quyền SHTT trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực, trong thời gian tới cần xây dựng Chiến lược quốc gia về SHTT và thực thi quyền SHTT, bởi hiện Việt Nam chưa có hành động thống nhất ở phạm vi quốc gia về bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực chuyên môn về SHTT và năng lực thực thi công vụ cho các cơ quan, lực lượng chức năng…” – ông Trần Hữu Linh cho biết thêm.

Đại diện phía DN, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) – cũng đề xuất, cơ quan Nhà nước lựa chọn phương án tăng minh bạch trogn quy trình, lựa chọn phương án có lợi cho nhóm sử dụng sản phẩm được bảo hộ quyền và tận dụng tối đa các quyền/ngoại lệ cho phép hạn chế quyền của chủ thể quyền vì lợi ích cộng đồng.

Còn đối với DN, nhóm DN chủ quyền và đại diện SHTT cần tham gia vào quá trình nội luật hóa, hợp tác để giảm vi phạm quyền SHTT. Nhóm DN sử dụng sản phẩm được bảo hộ cân chủ động hơn nữa tăng cường nhận thức về các nghĩa vụ và các quyền” – bà Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh.

Được biết, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hoàn thiện đề nghị xây dựng Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ dự kiến trình Chính phủ trong tháng 10 tới.

Thu Phương - Vũ Cương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, vì vậy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng cũng như dư địa để đẩy mạnh phát triển tại thị trường Singapore.
An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Để gia tăng thị phần, tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng Singapore, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ thương mại Việt Nam - Slovenia từng bước phát triển và tăng trưởng vượt bậc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/6/1994.
Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Từ giữa tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 4 năm nay, lưu lượng vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch kênh đào Suez quan trọng ở Ai Cập đã giảm 66%.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga khi một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Kiev đã nhận ATACMS trước đó.
Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào thành phố Rafah.
"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

Doanh thu quý I của Boeing suy giảm khi tiến độ sản xuất và giao máy bay 787 Dreamliner chậm trễ bởi thiếu nhà cung cấp một số bộ phận quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.
Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động