Sở Giao thông vận tải đề xuất giải pháp xóa "nạn" xe dù, bến cóc tại Thủ đô
Tỉnh - thành 24h 13/11/2023 11:41 Theo dõi Congthuong.vn trên
Điểm nóng về “xe dù, bến cóc” giữa Thủ đô Hà Nội: quyết liệt xử lý nạn “xe dù, bến cóc”, giả danh xe hợp đồng |
Bất cập nhiều nguyên nhân
Mới đây, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND Thành phố nhiều giải pháp, kỳ vọng xóa xe dù, bến cóc, tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách trên địa bàn.
Trong báo cáo mới nhất gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thừa nhận vẫn còn tình trạng xe tuyến cố định bỏ bến, chạy sai hành trình khi không có lực lượng kiểm tra.
Tình trạng dừng đỗ, đón trả khách trên các tuyến đường xung quanh khu vực bến xe vẫn tái diễn, gây cản trở giao thông. Xe hợp đồng vận chuyển khách từ 16 chỗ đến dưới 10 chỗ ngồi có lộ trình hoạt động cố định như xe khách tuyến cố định, sử dụng văn phòng đại diện để đón trả khách vẫn tồn tại…
Thông tin từ Sở Giao thông vận tải, mạng lưới vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh đường bộ của Hà Nội kết nối 41 tỉnh thành phố với 897 tuyến vận tải, 502 đơn vị vận tải, 3.303 phương tiện với khoảng 3.500 chuyến/ngày.
Đồng thời, trên địa bàn thành phố có khoảng 36.100 xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với số đơn vị vận tải là 6.723 đơn vị. Ngoài ra, Hà Nội có thêm khoảng 17.300 phương tiện taxi được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu thuộc quản lý của 70 đơn vị kinh doanh vận tải. Ngoài ra, hiện nay còn một số phương tiện xe taxi ngoại tỉnh hoạt động tại Hà Nội.
Về cơ bản hệ thống vận tải đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân sinh sống và làm việc tại Thủ đô cũng như khách du lịch đến thăm quan thành phố.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách đã phát sinh một số các vi phạm phổ biến như xe hợp đồng, xe du lịch thực hiện dừng đón trả khách không đúng nơi quy định; đặc biệt đối với loại hình xe từ 10 chỗ ngồi trở lên có hiện tượng vi phạm về công tác ghép chuyến, đặt chỗ cho khách, không có hợp đồng vận chuyển.
![]() |
Tình trạng xe dù, bến cóc tại Thủ đô thường xuyên diễn ra. Ảnh minh hoạ |
Đối với hoạt động vận tải bằng xe khách tuyến cố định chạy “rùa bò” tại các tuyến đường khu vực bến xe, dừng đỗ, đón trả khách và bốc xếp hàng hoá không đúng nơi quy định, mở cửa khi xe đang chạy, phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành khách, vi phạm tốc độ…
Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, để xảy ra tình trạng trên ngoài lỗi chủ quan do công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng chưa thực sự quyết liệt, chưa thường xuyên, còn có khá nhiều nguyên nhân khách quan.
Cụ thể, hạ tầng giao thông và hạ tầng bến xe chưa được đầu tư đồng bộ, tổ chức vận hành bến xe chưa khoa học; chưa có quy hoạch, bố trí hạ tầng đủ để phục vụ hoạt động kinh doanh vận tải, đặc biệt với xe hợp đồng; việc đầu tư mới các bến xe khách liên tỉnh còn chậm.
Về chính sách, việc phân loại loại hình kinh doanh trong Luật Giao thông đường bộ 2008 không còn phù hợp với thực tế phát triển vận tải đường bộ. Xe tuyến cố định và xe hợp đồng, xe taxi với xe hợp đồng dưới 9 chỗ có cùng phân khúc khách hàng, điều kiện kinh doanh khác nhau nhưng hoạt động tương tự nhau nên đã tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho quản lý.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý kinh doanh vận tải chưa hoàn thiện, hệ thống thiết bị giám sát hành trình chỉ xử lý được hành vi vi phạm tốc độ, vi phạm thời gian làm việc.
Hiện vẫn thiếu các công cụ xử lý vi phạm gián tiếp thông qua khai thác hệ thống giám sát hành trình. Các quy định thu hồi phù hiệu, biển hiệu chưa hiệu quả, phụ thuộc vào tính tự giác của doanh nghiệp; chưa có chế tài đủ mạnh mẽ với các đơn vị vi phạm nhiều lần…
Đề xuất loạt giải pháp đồng bộ
Chính vì những nguyên nhân đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đề xuất loạt giải pháp đồng bộ. Cụ thể, song song với việc triển khai đầu tư các bến xe liên tỉnh theo quy hoạch để bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học các luồng tuyến vận tải, Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý kinh doanh vận tải.
Khắc phục tồn tại trong quản lý xe hợp đồng, tránh để doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chạy xe trá hình, lập xe dù, bến cóc.
Thành phố tiếp tục đề xuất lắp đặt camera giám sát tại các tuyến đường trọng điểm, khu vực bến xe để lực lượng chức năng kiểm tra, theo dõi, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
![]() |
Kỳ vọng thời gian tới với nhiều giải pháp đồng bộ xe xoá được nạn xe dù bến cóc |
Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để xử lý các xe vi phạm tốc độ, thời gian làm việc của lái xe, hành trình chạy xe…
Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đề nghị UBND Thành phố yêu cầu quận, huyện phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng bến, bãi đón trả khách không đúng quy định.
Xem xét đưa vào nội dung dự thảo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) một số cơ chế chính sách đặc thù để xử lý các bất cập liên quan đến xe dù, bến cóc.
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc, chồng chéo, giao thoa về quy định pháp lý, chế tài xử lý, biện pháp xử lý đối với xe dù, bến cóc trong hệ thống văn bản quy định của nhà nước hiện nay.
Ngoài ra đề xuất Bộ Giao thông vận tải tham mưu với Chính phủ nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Luật Giao thông đường bộ theo hướng phân biệt rõ giữa các loại hình vận tải, không để đơn vị vận tải và lái xe lợi dụng để lách luật...
Trước đó trong báo cáo gửi UBND TP. Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thừa nhận vẫn còn tình trạng xe tuyến cố định bỏ bến, chạy sai hành trình khi không có lực lượng kiểm tra.
Tình trạng dừng đỗ, đón trả khách trên các tuyến đường xung quanh khu vực bến xe vẫn tái diễn, gây cản trở giao thông.
Xe hợp đồng vận chuyển khách từ 16 chỗ đến dưới 10 chỗ ngồi có lộ trình hoạt động cố định như xe khách tuyến cố định, sử dụng văn phòng đại diện để đón trả khách vẫn tồn tại.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Việt Nam và Trung Quốc ký 21 thỏa thuận kinh tế về thúc đẩy xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản

16 tác phẩm được trao giải cuộc thi viết về bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2023

Quảng Ninh: Tổ chức Diễn đàn thúc đẩy du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái – Đông Hưng

Độc đáo màn giao lưu hát đối Việt Nam - Trung Quốc trên sông biên giới Bắc Luân

Thanh Hóa: Đề nghị thu hồi dự án 2.300 tỷ của Tập đoàn FLC
Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh sẽ xử lý nghiêm cán bộ vi phạm đạo đức công vụ và văn hóa công sở

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch

Quảng Ninh: Siêu du thuyền chở gần 1.000 du khách Trung Quốc đến Hạ Long

Hà Nội: Khai trương thí điểm dịch vụ hệ thống thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức

Vĩnh Phúc: Nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị, tạo đòn bẩy phát triển

Quảng Ninh: Trao 103 giải tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ VII và lần thứ VIII

Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Hà Nội: Đối tượng nào được hỗ trợ 1 triệu đồng trong dịp Tết Nguyên đán 2024?

Hà Nội: Di dời gấp 6 hộ dân bị sụt lún nhà

Thanh Hóa: 9 tháng, xử phạt gần 12 tỷ đồng sau thanh tra

Quảng Ninh: Duy trì tăng trưởng 2 con số trong 8 năm liên tiếp

Hơn 1.100 công chức, viên chức tại Bình Dương bỏ việc, thôi việc

Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Hà Nam: Đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III

Bộ Công Thương: Điện lưới quốc gia đã vươn tới vùng sâu, vùng xa của tỉnh Yên Bái

Chợ phiên OCOP Thanh Hóa thu hút hàng trăm nghìn người xem, chốt hàng nghìn đơn hàng

Thanh Hóa: Tai nạn lao động khiến một chủ mỏ đá tử vong

Đắk Lắk thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lấy ý kiến về 2 nhóm vấn đề lớn trong việc Quy hoạch Thủ đô Hà Nội
