Số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng "đổi màu" cấp độ dịch |
Dịch Covid-19 đang hoành hành tại 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến sáng ngày 18/7, thế giới ghi nhận 567.568.259 ca nhiễm Covid-19 và 6.387.424 ca tử vong do dịch bệnh này.
![]() |
Số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh: Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường giám sát biến thể phụ BA.4, BA.5 |
Châu Á vẫn ghi nhận tổng số ca nhiễm ở mức cao, với 164.451.561 ca. 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 223.626 ca nhiễm mới và 179 ca mới tử vong do do Covid-19.
Điển hình tại Nhật Bản, 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận thêm số ca mắc do Covid-19 nhiều nhất thế giới (+104.832 ca) trong khi Italy có số người tử vong nhiều nhất (+79 ca).
Tại Hàn Quốc, số ca mắc mới đã vượt ngưỡng 41.000 ca, mức cao nhất gần 2 tháng qua. Số ca mắc mới này cao hơn gấp đôi so với mức 20.286 ca ghi nhận trước đó một tuần. Cơ quan chức năng cảnh báo, Hàn Quốc đang bước vào làn sóng dịch do Covid-19 mới, chấm dứt xu hướng giảm từ mức đỉnh hơn 620.000 ca vào giữa tháng 3 và số ca mắc mới dự báo có thể tăng lên hơn 200.000 ca vào tháng 8 tới. Biến thể phụ BA.5 chiếm 35% tổng số ca mắc mới do Covid-19 của nước này vào tuần trước, tăng từ mức 28,2% một tuần trước đó.
Biến thể phụ BA.5 cũng đã trở thành biến thể phụ của Omicron lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ, khiến làn sóng dịch do Covid-19 trỗi dậy ở một số nước châu Âu.
Hiện Bắc Mỹ có 108.095.362 ca nhiễm bệnh, trong đó có 1.496.784 ca tử vong vì do Covid-19.
Tính đến sáng ngày hôm nay, Nam Mỹ có 61.139.175 ca nhiễm do Covid-19, với 1.310.744 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 33.290.266 ca nhiễm và 675.353 ca tử vong vì do Covid-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Tổng số ca nhiễm do Covid-19 tại châu Phi đến sáng ngày 18/7 là 12.443.547 trường hợp, trong đó có 256.420 ca tử vong, 11.587.848 ca bình phục. Nam Phi đang đứng đầu khu vực về tổng số ca nhiễm do Covid-19 với 3.999.751 ca.
Tại Việt Nam, ngày 17/7, số ca mắc do Covid-19 mới cũng tăng nhẹ lên 745 ca. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.760.595 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đáng lo ngại, một nhóm nghiên cứu của Trung tâm y tế Mayo Clinic (Mỹ) cho thấy, bước đầu những người không tiêm vaccine do Covid-19 có nguy cơ mắc do Covid-19 cao hơn khoảng 5 lần so với người được tiêm và tiêm mũi tăng cường; nguy cơ cần nhập viện điều trị và tử vong ở nhóm người này cũng cao hơn.
Trước tình hình này, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương, đơn vị chức năng tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.
Tại Thông báo số 205/TB-VPCP kết luận của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 15 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương, Văn phòng Chính phủ phát đi trước đó cũng yêu cầu Bộ Y tế, các cơ quan liên quan và UBND cấp tỉnh tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh trên thế giới, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới chủ động có giải pháp ứng phó với dịch bệnh mới phát sinh, ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta; rà soát, bảo đảm năng lực thu dung, điều trị.
Chủ động, sẵn sàng kịch bản, phương án đáp ứng các tình huống dịch bệnh, không để bất ngờ, bị động; phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tiếp tục tăng cường năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; tập trung phòng, chống dịch sốt xuất huyết và dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành khác.
Bộ Y tế thực hiện đánh giá miễn dịch cộng đồng với Covid-19, bảo đảm chính xác, khoa học, hiệu quả để có giải pháp phòng, chống dịch phù hợp.