Siết chặt quản lý, hạn chế nguy cơ gian lận xuất xứ

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, ngoài những cơ hội lớn về tăng trưởng xuất khẩu, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa…

Tích cực, chủ động phòng chống

Cho đến hết quý I/2021, đã có 203 vụ việc phòng vệ thương mại do 21 quốc gia/vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, số lượng vụ việc năm 2020 là 39 vụ, cao gấp hơn 2,5 lần tổng số vụ việc trong cả năm 2019. Đặc biệt, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị họ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, sau khi biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là đối tượng của biện pháp có khả năng tìm cách sử dụng xuất xứ của một nước thứ ba để tiếp tục xuất khẩu hàng hóa vào thị trường của nước nhập khẩu đang áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như vậy có thể dưới hình thức chuyển tải, khai sai hải quan, các phương thức gian lận hải quan khác hoặc có chuyển đổi không đáng kể tại nước thứ ba.

Siết chặt quản lý, hạn chế nguy cơ gian lận xuất xứ
Doanh nghiệp được khuyến cáo không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

Trong bối cảnh vấn đề gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, chuyển tải bất hợp pháp có những diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ/ngành trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” (Đề án 824).

Đề án 824 đặt ra 3 yêu cầu lớn cho các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương. Một là, tiếp tục nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc các cam kết trong khuôn khổ WTO và các FTA. Hai là, ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ để hưởng ưu đãi bất hợp pháp hoặc để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, giúp phát triển bền vững hoạt động xuất khẩu. Ba là, bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế, trong đó có quyền và lợi ích của các doanh nghiệp chân chính của Việt Nam.

Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, ngành đã tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao thông qua việc ban hành các kế hoạch hành động, thành lập các tổ công tác, triển khai thực hiện nghiêm túc trên thực tế. Danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đã được Bộ Công Thương xây dựng và cập nhật định kỳ để gửi các Bộ/ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố.

Đồng thời, Bộ Công Thương đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh với hành vi gian lận thương mại về xuất xứ, đặc biệt các mặt hàng nhạy cảm. Các đơn vị chức năng của Bộ đã thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại một số doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu được xác định xuất xứ theo tiêu chí cộng gộp.

Về phía Tổng cục Hải quan, ngành này cũng đã tích cực vào cuộc yêu cầu các đơn vị hải quan, đặc biệt là hải quan địa phương tăng cường kiểm tra gian lận xuất xứ và xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm tăng cường kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu có mặt hàng rủi ro cao; thực hiện kiểm tra ngay doanh nghiệp khi có dấu hiệu giao dịch xuất nhập khẩu tăng đột biến đối với những mặt hàng thuộc đối tượng nghi ngờ.

Tổng cục Hải quan cũng khẳng định Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp khác như khoanh vùng nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cao cũng như rà soát xác định các giao dịch, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để tiến hành phân tích, quyết định kiểm tra.

Tính đến cuối năm 2020, toàn ngành hải quan đã kiểm tra, điều tra, xác minh 76 vụ việc và phát hiện 24 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng hóa. Cơ quan hải quan đã tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12.000 bộ linh kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm. Ngoài ra, đã truy thu nộp ngân sách 33 tỷ đồng (bao gồm số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính và trị giá tang vật vi phạm bị tịch thu)…

Qua kiểm tra, điều tra, xác minh, cơ quan hải quan cũng đã phát hiện một số hình thức gian lận phổ biến, đó là doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất sơ sài, nhập khẩu đầy đủ linh kiện về và chỉ thực hiện một số công đoạn gia công đơn giản, sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để lấy xuất xứ Việt Nam…

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng

Cục Phòng vệ thương mại - cho hay, xuất khẩu một số sản phẩm của Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, kể cả những mặt hàng đang là đối tượng bị áp dụng phòng vệ thương mại của một số nước. Vì vậy, Cục đã liên tục lưu ý các hiệp hội, doanh nghiệp và thông báo với các cơ quan chức năng để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về xuất xứ và sau thông quan nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, lợi dụng Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa của quốc gia khác.

Đặc biệt, theo Cục Phòng vệ thương mại, việc xác định thế nào là thực hiện các công đoạn sản xuất tạo ra giá trị gia tăng không đáng kể là một vấn đề phức tạp, tùy thuộc vào từng mặt hàng cụ thể và theo quy định của mỗi quốc gia nhập khẩu có thể khác nhau. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, các cơ quan chức năng cũng đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để ngăn chặn những hành vi lợi dụng có tính chất cá biệt của một vài doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích chính đáng của đa số các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Trong thời gian tới, để thực hiện một cách có hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 824/QĐ-TTg và Nghị quyết số 119/NQ-CP, Bộ Công Thương cùng các cơ quan, đơn vị sẽ tiếp tục cập nhật danh sách cảnh báo theo hướng có trọng tâm, trọng điểm định kỳ thông báo đến các đơn vị liên quan; rà soát lại các quy định liên quan đến chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, bao gồm cả chế tài xử lý vi phạm và các bất cập liên quan đến quy định về ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu để có đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu cần thiếtl tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường hợp nghi ngờ gian lận xuất xứ.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu để trao đổi thông tin, phối hợp xử lý các vụ việc gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh phòng chống các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Tăng cường công tác thông tin truyền thông về công tác chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, đảm bảo các doanh nghiệp tự giác tuân thủ.

Bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, Cục Phòng vệ thương mại - nhấn mạnh, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định để hạn chế nguy cơ bị khởi kiện lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ. Theo đó, doanh nghiệp cần không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Bởi thực tiễn cho thấy, nếu phát hiện các hành vi này, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài “trừng phạt” rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ “mất” toàn bộ thị trường xuất khẩu liên quan.

Trường hợp, nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, Cục Phòng vệ thương mại khuyến cáo doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada đang tiến hành rà soát giá trị thông thường trong vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm Việt Nam.
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn ban hành kết luận cuối cùng về điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Ủy ban Ngoại thương (SECEX), Bộ Phát triển, Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo.
Cần Thơ: Nâng cao kiến thức phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Cần Thơ: Nâng cao kiến thức phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rào cản, trong đó có các rào cản về phòng vệ thương mại.
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ hai đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam.
Ấn Độ ban hành bản câu hỏi điều tra chống trợ cấp kính cường lực

Ấn Độ ban hành bản câu hỏi điều tra chống trợ cấp kính cường lực

Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ đã thông báo ban hành Bản câu hỏi điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng kính cường lực nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Yêu cầu bổ sung hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng

Yêu cầu bổ sung hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã có yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép cán nóng (HRC).
Cảnh báo nguy cơ Canada điều tra phòng vệ thương mại đối với đinh ốc xuất khẩu từ Việt Nam

Cảnh báo nguy cơ Canada điều tra phòng vệ thương mại đối với đinh ốc xuất khẩu từ Việt Nam

Mặt hàng đinh ốc xuất khẩu từ Việt Nam được cảnh báo có nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ký quỹ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ký quỹ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Thổ Nhĩ Kỳ ban hành thông báo về việc ký quỹ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời.
Lấy ý kiến về đề nghị miễn trừ áp dụng thuế chống bán phá giá sợi dài làm từ polyester

Lấy ý kiến về đề nghị miễn trừ áp dụng thuế chống bán phá giá sợi dài làm từ polyester

Cục Phòng vệ thương mại lấy ý kiến về đề nghị miễn trừ trong vụ việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi dài làm từ polyester dùng làm thảm.
Hoa Kỳ ban hành bản câu hỏi điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Hoa Kỳ ban hành bản câu hỏi điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ban hành bản câu hỏi điều tra tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste.
Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) nhập khẩu Bộ Công Thương đang thẩm định và sẽ xử lý công khai, khách quan.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Ngày 25/3/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.
Canada rà soát thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ghế bọc đệm từ Việt Nam và Trung Quốc

Canada rà soát thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ghế bọc đệm từ Việt Nam và Trung Quốc

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo tiến hành rà soát thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc.
Thẩm định đầy đủ hợp lệ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Thẩm định đầy đủ hợp lệ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam đang trong quá trình thẩm định.
Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam - ba trong số bốn nguồn cung tôm nuôi lớn nhất của Mỹ sẽ phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD) từ 1,69% đến tối đa 196%.
Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa và công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường
Đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu hợp tác vụ Ấn Độ điều tra chống bán phá giá kính cường lực

Đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu hợp tác vụ Ấn Độ điều tra chống bán phá giá kính cường lực

Ấn Độ vừa ban hành Bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá mặt hàng kính cường lực tráng và không tráng có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) thông báo khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động