Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm trong mùa dịch Covid-19

Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước đã kiểm tra 5.670 vụ, xử lý 3.572 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính gần 9,3 tỷ đồng, trị giá tang vật thu giữ hơn 19,1 tỷ đồng, chỉ tính từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đến nay.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) xung quanh vấn đề này.

Thời gian qua, lực lượng QLTT đã triển khai nhiều chương trình kiểm tra, kiểm soát thị trường về an toàn thực phẩm và coi đây là một trong những hoạt động trọng tâm. Ông có thể chia sẻ kỹ hơn về các hoạt động này cũng như một số vụ việc nổi cộm mà lực lượng quản lý thị trường giải quyết trong thời gian qua?

5059-dsc-0488
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương)

Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm và Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT đã chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý địa bàn, lập cơ sở dữ liệu các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân phối bán buôn, bán lẻ thực phẩm để phục vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh kiểm tra các mặt hàng như: lương thực, thực phẩm chế biến, bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Ngoài ra, Tổng cục cũng yêu cầu các Cục QLTT thực hiện phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với các mặt hàng thực phẩm; chú trọng kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định trong hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Qua công tác nắm tình hình, thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhiều vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm được kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Đơn cử như, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020, theo số liệu tổng hợp từ Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 2.644 vụ, xử lý 1.358 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm, trong đó có một số vụ việc.

Điển hình như, đầu tháng 4/2020, Cục QLTT tỉnh Hải Dương phối hợp với Công an huyện Chí Linh và chính quyền địa phương phát hiện, tiến hành khám kho hàng tại khu dân cư Giang Hạ, phường Tân Dân, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Qua 3 ngày khám đã phát hiện trong kho lạnh chứa 72.023 kg sản phẩm nội tạng động vật, bao gồm lòng non lợn đã qua sơ chế, chưa qua sơ chế, mũi lợn khô đã bốc mùi và một số phụ gia thực phẩm, hóa chất, chất tẩy rửa (muối NaCl, Na2Co3, bột làm mềm thịt, dung dịch oxy già) và một số hàng hóa khác (hạt nêm, túi nilon, băng dính cuộn, dây gai) thu mua trôi nổi ngoài thị trường bằng nhiều nguồn và thu gom trong nhiều ngày, không có giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc, tổng giá trị hàng hóa hơn 1,1 tỷ đồng.

Tiếp theo đó, ngày 15/5/2020, Đội QLTT số 3, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Đội 7 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP. Hồ Chí Minh và Công an phường Tân Hưng Thuận, Quận 12 kiểm tra điểm kinh doanh do ông Trần Quang Thiện làm chủ kinh doanh, địa chỉ tại số 37F2 đường DD6, phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Đoàn kiểm tra phát hiện hàng hóa là sữa, bia các loại, không ghi xuất xứ, không hóa đơn, chứng từ, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, cụ thể: Tổng số lượng sữa Ensure và bia Heineken là 459 thùng tương đương 12.622 đơn vị sản phẩm (chai, lon). Tổng trị giá hàng hóa theo giá niêm yết là 365.220.000 đồng.

Hoặc, ngày 22/5/2020, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ công tác 368, Cục Nghiệp vụ QLTT thuộc Tổng cục QLTT, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh số 237-239 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh do bà Triệu Minh Hằng làm chủ hộ kinh doanh, qua kiểm tra phát hiện và thu giữ: Rượu ngoại các loại, không tem nhập khẩu: 767 chai, Thực phẩm chức năng ngoại nhập các loại: 43 đơn vị sản phẩm, Thực phẩm các loại ngoại nhập: 5.424 đơn vị sản phẩm.

Trước việc dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát lần 2, vấn đề kiểm soát thị trường càng đòi hỏi cao hơn và ngày càng trở nên cấp thiết. Từ khi dịch bùng phát đến nay, Tổng cục QLTT đã tiếp tục triển khai các giải pháp ra sao và những kết quả bước đầu là gì?

Lĩnh vực An toàn thực phẩm là vấn đề được cả hệ thống chính trị quan tâm vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Đảm bảo chất lượng thực phẩm là công việc thường xuyên, lâu dài của các Bộ, ngành, nhiều lực lượng chức năng và của toàn xã hội, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát lần 2 như hiện nay.

siet-chat-quan-ly-an-toan-thuc-pham-trong-mua-dich-covid-19
Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm trong mùa dịch Covid-19 là một trong những hoạt động trọng tâm lực lượng QLTT đẩy mạnh triển khai thời gian qua

Đối với lực lượng QLTT, chúng tôi đã và sẽ làm tốt công tác quản lý địa bàn, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm.

Đồng thời rà soát, tổng hợp các vướng mắc tại các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm của lực lượng Quản lý thị trường;

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, minh bạch các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh về tác hại của việc kinh doanh và sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh không vì lợi ích cá nhân trước mắt mà gây hại cho người dân và cả nền kinh tế. Công bố công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để cảnh báo, nâng cao nhận thức pháp luật cho người tiêu dùng.

Cụ thể từ thời điểm dịch bùng phát đến nay, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 5.670 vụ, xử lý 3.572 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính gần 9,3 tỷ đồng, trị giá tang vật thu giữ hơn 19,1 tỷ đồng. Hàng hóa vi phạm bị thu giữ là: rượu; bia; nước giải khát; bánh kẹo; sữa chế biến; đường kính; dầu thực vật; sản phẩm chế biến bột và tinh bột; rau, củ, nông sản; hoa quả; gia cầm và thịt gia cầm các loại; gia súc và thịt gia súc các loại; thủy, hải sản; bột ngọt, gia vị và thực phẩm các loại.

Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động do dịch bệnh, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ triển khai những giải pháp như thế nào nhằm góp phần cho cuộc chiến chống vi phạm về an toàn thực phẩm?

Để thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm và Bộ Công Thương, trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động do dịch bệnh, Tổng cục QLTT tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ như chỉ đạo lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Kế hoạch số 657/KH-BCT ngày 3/2/2020 của Bộ Công Thương về việc triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương năm 2020.

Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện, làm tốt công tác dự báo tình hình, theo dõi sát diễn biến của thị trường, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt chú trọng việc nắm tình hình, kiểm tra đối với những tổ chức, cá nhân vận chuyển, kinh doanh thực phẩm sử dụng nền tảng thương mại điện tử (website thương mại điện tử, ứng dựng thương mại điện tử trên nền tảng di động, sàn thương mại điện tử).

Tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh về tác hại của việc kinh doanh và sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh không vì lợi ích cá nhân trước mắt mà gây hại cho người dân và cả nền kinh tế. Thông qua các phương tiện truyền thông kịp thời đưa tin tình hình kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định của luật pháp cũng như phê phán nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật.

Tiếp tục rà soát, tổng hợp các vướng mắc tại các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm của lực lượng QLTT.

Xin cảm ơn ông!

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Lai Châu) tổ chức tiêu hủy 400 kg bánh không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.
Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nhằm ngăn chặn việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vận nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 (Lai Châu) đã vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện.
Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ.
Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Công ty TNHH du lịch dịch vụ thương mại Thúy Nga bị Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh xử phạt 50 triệu đồng vì kinh doanh xăng dầu không đúng vị trí.
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

Kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh vàng, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.
Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.
Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón (huyện Châu Thành).
Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động