Sẽ chuyển giao công nghệ bảo quản nông sản Nhật

Được mùa-mất giá, chưa có công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, việc đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp hay vai trò của các nhà khoa học, ngành chức năng tại những thời điểm cấp thiết trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội… là những vấn đề đang đặt ra hiện nay và đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân giải đáp.

CôngThương - Dưới đây xin giới thiệu phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về các vấn đề trên:

- Xin Bộ trưởng cho biết Bộ đã và sẽ làm gì để nỗi lo “được mùa-mất giá” không còn là gánh nặng trên vai người nông dân mỗi khi mùa thu hoạch tới?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề chế biến, bảo quản sau thu hoạch để hỗ trợ cho nông dân. Tuy nhiên, nguồn lực nhà nước có hạn, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch của nước ta hiện nay chưa theo kịp với trình độ và năng lực sản xuất của nông dân. Vì thế người nông dân rơi vào cảnh được mùa-mất giá trở nên phổ biến.

Trước đây chúng ta từng chứng kiến vải thiều Lục Ngạn, bây giờ là dưa hấu, thậm chí sắp tới là gạo cũng có thể sẽ rơi vào tình trạng như vậy. Chính vì vậy, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp đưa đến cho nông dân công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Bộ đã huy động tối đa nguồn lực này.

Hiện nay, thông qua hợp tác quốc tế, Bộ đang nghiên cứu và đưa vào Việt Nam những công nghệ bảo quản tiên tiến nhất của Nhật Bản, của Israel để đảm bảo nông dân sẽ có được sản phẩm có giá trị tối đa.

Hiện sản phẩm lúa, gạo đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định là một trong những sản phẩm quốc gia cần đầu tư để có chuỗi công nghệ từ khâu làm giống đến khâu xuất khẩu. Chúng tôi tin tưởng rằng với công nghệ bảo quản lúa, gạo sau thu hoạch, chất lượng phục vụ cho xuất khẩu sẽ được bảo đảm.

Riêng về rau quả, hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đang hợp tác với đối tác Nhật Bản, họ đã sẵn sàng chuyển giao công nghệ bảo quản rau quả cho Việt Nam. Đây là công nghệ rất hiện đại nên việc đầu tư là không nhỏ. Nếu dự án thành công, quả dưa hấu của nông dân Hải Dương sẽ được bảo quản không chỉ một vài tháng mà có thể tới vài năm.

- Chiến lược đầu tư dài hạn cho mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su... sẽ được các bộ, ngành liên quan thực hiện như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Đây cũng là hướng mà Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang phối hợp để triển khai. Theo Chương trình sản phẩm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chúng ta đã lựa chọn một số sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp để tập trung đầu tư theo chuỗi công nghệ từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng.

Với sự đầu tư tập trung, chúng ta sẽ có sản phẩm quốc gia mang thương hiệu Việt Nam, đem lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế, tránh việc đầu tư dàn trải. Trước mắt, nếu lúa gạo, cá da trơn, nấm ăn và nấm dược liệu được coi là sản phẩm quốc gia được thực hiện, chúng ta sẽ có thương hiệu của Việt Nam đối với những nông sản với giá cạnh tranh trên thị trường.

Các chương trình sản phẩm quốc gia cần đạt được mục tiêu tới năm 2015 sẽ hoàn thành giai đoạn nghiên cứu, từ năm 2015 đến 2020 bắt đầu triển khai dự án sản xuất quy mô lớn. Tuy vậy, hiện nay việc triển khai còn chậm so với yêu cầu.

Lẽ ra cho đến thời điểm này, các chương trình quốc gia phải đi vào nghiên cứu ở giai đoạn đỉnh cao, tuy nhiên do nhiều vướng mắc, trong năm nay các dự án nghiên cứu phục vụ cho chương trình quốc gia mới được khởi động.

Chúng tôi đang rất lo lắng để hoàn thành mục tiêu đến năm 2015, các dự án nghiên cứu kết thúc để chuyển sang dự án sản xuất. Ngoài ra, các dự án đầu tư cho sản xuất cần sự phối hợp của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp chế biến bảo quản, khi đó các sản phẩm quốc gia mới thực sự phát huy tác dụng.

Hy vọng đến năm 2015 các dự án nghiên cứu có thể được nghiệm thu, từ đó chúng ta sẽ có được các công nghệ mới áp dụng cho nông sản.

- Thông tin về nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm sang chim yến thời gian vừa qua đã làm ngành sản xuất và xuất khẩu yến sào lao đao. Trong thời điểm cấp bách này, người nuôi yến đã không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía các viện nghiên cứu, Sở khoa học và công nghệ hay Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng đánh giá về vấn đề này như thế nào?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Đây là vấn đề phản ánh thực trạng khoa học và công nghệ Việt Nam hiện nay. Tức là chúng ta nghiên cứu ứng dụng công nghệ không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế cũng như không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, việc triển khai phòng chống dịch cúm gia cầm là công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian. Cho đến nay biến thể của dịch cúm gia cầm phát triển rất nhanh, chúng ta chưa kịp nghiên cứu vắcxin để chống lại chủng virus này thì lập tức nó đã biến thể sang hình thức mới. Việc nghiên cứu ra vắcxin hoặc những giải pháp phòng trừ dịch bệnh không thể ngày một ngày hai.

Nhưng ở đây vẫn có phần yếu kém của chúng ta, đó là tính đáp ứng kịp thời. Nếu ta không áp dụng cơ chế quỹ trong hoạt động khoa học và công nghệ thì khi xảy ra tình huống dịch cúm như đối với chim yến, để có được đề tài nghiên cứu cho ra được sản phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian với quy trình, thủ tục phức tạp.

Điều này dẫn đến khi chúng ta làm ra được một giải pháp phòng dịch hoặc một vắcxin thì giải pháp ấy đã lùi vào quá khứ. Chính vì thế, chúng tôi mong muốn cơ chế quỹ sẽ sớm được áp dụng, cho phép các nhà khoa học chủ động trong thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu cả nước về việc phân cấp cho người đứng đầu các cơ quan quản lý. Lãnh đạo thành phố đã ủy quyền cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố tự quyết định đối với đề tài, dự án có kinh phí dưới 600 triệu đồng.

Đây là mức phân cấp rất quan trọng, vì giám đốc sở có thể quyết định giao đề tài cho một viện nghiên cứu về vắcxin hoặc Viện Pastuer của thành phố ngay khi có yêu cầu để có thể thực hiện nhanh chóng. Việc nghiên cứu không thể trong một vài tháng nhưng đến dịch cúm lần sau đối với chim yến chắc chắn chúng ta sẽ có giải pháp công nghệ mới.

Nếu có cơ chế quỹ thì không chỉ có dịch cúm mà tất cả các vấn đề khác về khoa học và công nghệ như trên giống cây trồng, vật nuôi, những vấn đề tự nhiên như lũ quét hay lở núi… chắc chắn sẽ có kinh phí kịp thời giúp các nhà khoa học đưa ra giải pháp trong thời gian ngắn nhất.

-Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo TTXVN

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Hãng vận tải Maersk cho biết sự gián đoạn ở Biển Đỏ đang gia tăng sẽ làm giảm tới 20% công suất của ngành vận tải container giữa châu Á và châu Âu.
Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Từ ngày 1/4/2025, Singapore bắt đầu áp dụng quy định dán nhãn năng lượng bắt buộc cho sản phẩm máy nước nóng gia dụng và tủ lạnh bảo quản thương mại.
Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia đạt nhiều thành tựu hợp tác kinh tế, thương mại và không ngừng hợp lực phát triển kinh tế xanh, năng lượng tái tạo trong thời gian tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Đúng 12 giờ ngày 7/5, ông Vladimir Putin chính thức nhậm chức Tổng thống Nga trong buổi lễ long trọng tổ chức tại Điện Kremlin.
Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Ngày 7/5/2024, diễn ra Hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?
Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ với việc thả 33 con tin trong vòng 42 ngày tới
Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani nhấn mạnh, Việt Nam - Brazil đã nhất trí nỗ lực hướng mục tiêu tăng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2030.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào xung đột Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 6/5/2024: Giám đốc CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel.
Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước giao ngay đang tăng nhanh và đây có thể chỉ là khởi đầu do nhu cầu mạnh hơn dự kiến và công suất bị hấp thụ bởi sự chuyển hướng ở Biển Đỏ.
Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Sự tăng vọt gần đây của giá ca cao toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung đang ảnh hưởng đến các công ty socola trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói khi các chuyến hàng cứu trợ bị Quân đội Israel ngăn cản và làm khó.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Dải Gaza.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas kết thúc đàm phán không đạt kết quả? Nhiều thông tin từ vòng đàm phán cho thấy các bên không nhượng bộ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?
Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza.
"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

Thỏa thuận đóng cửa những nhà máy điện sử dụng than đánh dấu lần đầu tiên các nước G7 đặt ra thời hạn chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Một số thông tin tình hình Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo khi các thông tin cho thấy quân đội Do Thái vẫn đang chuẩn bị chiến sự.
Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sẽ thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Các nhà khai thác vận tải container lớn nhất thế giới cảnh báo rằng sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động