Công ty Thủy điện Sơn La

Sẻ chia cùng cộng đồng

Công ty Thủy điện Sơn La được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao quản lý vận hành 2 nhà máy thủy điện: Nhà máy Thủy điện Sơn La công suất 2.400 MW lớn nhất khu vực Đông Nam Á và Nhà máy Thủy điện Lai Châu công suất 1.200MW. Phạm vi quản lý trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Những năm qua, việc triển khai đầu tư xây dựng dự án cũng như quản lý vận hành các nhà máy đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn 3 tỉnh trên.
Sẻ chia cùng cộng đồng
Ông Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc công ty trao quà cho các hộ gia đình khó khăn thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên (năm 2015)

Đảm bảo cơ sở hạ tầng

Tây Bắc bao gồm các tỉnh miền núi, địa bàn rộng, hiểm trở, dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân khó khăn; tốc độ phát triển kinh tế chậm... Nhằm đảm bảo cơ sơ hạ tầng: Điện - đường - trường - trạm đối với các tỉnh Tây Bắc, cần nguồn vốn rất lớn, nếu chỉ trông vào ngân sách của nhà nước thì rất khó bởi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đầu tư công từ ngân sách nhà nước trong những năm qua bị cắt giảm.

Những năm gần đây, từ khi xây dựng công trình thủy điện Sơn La; công trình thủy điện Lai Châu một nguồn kinh phí rất lớn đã được đầu tư cho cơ sở hạ tầng các tỉnh Tây Bắc. Theo dự án của các công trình đều có 3 dự án thành phần đó là: Dự án xây dựng công trình do EVN làm chủ đầu tư; dự án đền bù di dân tái định cư do UBND các tỉnh làm chủ đầu tư và dự án thành phần xây dựng hệ thống giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.

Kinh phí đầu tư lớn đã góp phần ổn định dân cư; xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo các điều kiện cơ bản như: Điện - đường - trường - trạm các điểm tái định cư cũng như nâng cấp giao thông; tạo điều kiện quan trọng để các tỉnh Tây Bắc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa cho nhân dân.

Góp phần tăng thu ngân sách

Các nhà máy thủy điện trên sông Đà như thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu khi đưa vào vận hành đã góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; ngoài ra còn đóng góp ngân sách lớn cho các tỉnh Tây Bắc. Cụ thể: Sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành đến hết tháng 3/2016, sản lượng điện nhà máy phát lên lưới điện quốc gia đạt gần 40 tỷ kWh; nộp ngân sách cho các tỉnh Tây Bắc đạt 5.468,833 tỷ đồng. Nhà máy thủy điện Lai Châu bắt đầu phát điện vào ngày 14/12/2015 cho đến hết tháng 4/2016 đã phát lên lưới điện quốc gia đạt 440 triệu kWh, nộp ngân sách cho tỉnh Lai Châu đạt 90 tỷ đồng.

Nguồn thu ngân sách hàng năm lớn, ổn định đã góp phần quan trọng cho các tỉnh Tây Bắc tự chủ được nguồn ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn, phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc.

Và an sinh xã hội

Từ khi thành lập đi vào vận hành đến nay, Công ty Thủy điện Sơn La đã tròn 5 tuổi. Trong 5 năm qua, công ty đã tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội cho nhân dân khu vực Tây Bắc với số tiền lên tới hơn 4 tỷ đồng. Đó là các chương trình quyên góp ủng hộ thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ đưa điện về các huyện đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Lai Châu. Theo báo cáo của EVN về kết quả thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ từ năm 2009-2015 đã đạt được một số thành tựu. Giai đoạn 2009-2014, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm trung bình hàng năm 5,84%, trong đó 3 huyện Than Uyên, Tân Uyên và Phong Thổ giảm 6,76% vượt chỉ tiêu Nghị quyết 30a đề ra (giảm 5%/năm).

Đối với chương trình đầu tư xây dựng mạng lưới điện nông thôn tại Lai Châu - tỉnh có tỷ lệ số hộ có điện thấp nhất cả nước (37% xã có điện và 29,4% hộ dân có điện năm 2009) đến nay đã đạt 100% xã có điện và 84,8% hộ dân có điện, vượt trước 6 tháng so với nghị quyết của tỉnh, 3 huyện nghèo (Than Uyên, Tân Uyên và Phong Thổ) do EVN hỗ trợ tỷ lệ số hộ dân có điện đã đạt tới 92,5%, vượt 2,5% so với thỏa thuận hỗ trợ giữa EVN với UBND tỉnh.

Với Chương trình xây nhà bếp ăn bán trú cho học sinh vùng 3, công ty đã tài trợ xây dựng mới 3 nhà bếp ăn bán trú cho trường tiểu học cơ sở Chiềng Lao A, B, C xã Chiềng Lao, huyện Mường La, huyện vùng 3 của tỉnh Sơn La với kinh phí hơn 600 triệu đồng. Ngoài ra, công ty cũng tích cực tham gia Chương trình hỗ trợ cho nhân dân thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, Chương trình tặng quà “Xuân về ấm bản” được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo vượt khó khu vực tỉnh Sơn La và thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, thực hiện xây dựng sân thi đấu bóng chuyền cho nhân dân bản Thẳm Hon, huyện Mường La, hỗ trợ các quỹ tương trợ xã hội, quỹ người khuyết tật và trẻ mồ côi thuộc địa bàn tỉnh Sơn La...

Các chương trình an sinh xã hội của Công ty Thủy điện Sơn La trong những năm qua đã góp phần cùng cả nước thực hiện công tác an sinh xã hội khu vực các tỉnh Tây Bắc. Đây là những hoạt động đầy ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, tình cảm của CBCNV trong công ty đối với cộng đồng và những người có hoàn cảnh khó khăn khu vực Tây Bắc.
Đắc Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc

Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc

Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

Xem thêm