Sầu riêng Ri6 tỉnh Đắk Nông giảm giá mạnh tại các siêu thị Đắk Nông: Phát triển công nghiệp nông thôn gắn với vùng nguyên liệu |
Mất mùa do thời tiết
Vườn sầu riêng giống ri 6 đã hơn 12 năm tuổi của gia đình anh Phan Văn Cựu, ở thôn Đắk Thọ, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) khoảng 1 tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Khác với mọi năm, vụ sầu riêng năm nay, nhiều cây sầu riêng không có trái hoặc lác đác vài trái trên cây. Trong số 100 cây trong vườn có tới 50% cây không có trái. Những cây khác tỉ lệ trái và chất lượng trái thấp hơn những năm trước. Bản thân anh Cựu là người có kinh nghiệm hơn 10 năm chăm sóc sầu riêng.
Anh Cựu chia sẻ, thời điểm ra hoa sầu riêng trúng vào đợt mưa dẫn đến việc hoa không đậu. Một số cây đầu thì lại bị mưa bất thường giữa những ngày nắng nóng dẫn đến cây bị sốc nhiệt và rụng quả non. Thời tiết khắc nghiệt kéo dài nên chủ vườn không xử lý dù đã biết sẽ mất mùa. Năm nay, sản lượng giảm hơn 50%, trong khi năm nay mức chi phí đầu tư tăng gấp đôi…
Tại nhiều vườn sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, sầu riêng sắp cho thu hoạch nhưng tỉ lệ quả đẹp ít. |
Tương tự, vườn sầu riêng 1 ha của anh Phạm Duy Hồng, ở xã Đắk Lao đang trong giai đoạn chăm sóc chuẩn bị thu hoạch. Những năm trước vào giai đoạn này, anh Hồng thường phải đi gia cố lại những cành quả nhiều để tránh gãy cành và bảo vệ quả khỏi gió lay rụng nhưng năm nay trên cây chỉ lác đác vài quả. Nhiều cây đã cho thu hoạch nhiều năm nhưng năm nay không có quả nào. Theo tính toán của anh Hồng, mức độ thiệt hại khoảng 70%, với mức thiệt hại này, gần như không đủ chi phí đầu tư sản xuất. Anh Hồng cho biết, những cây đậu trái chất lượng quả cũng không tốt, không đẹp. Sầu riêng mất mùa, trong khi đó, giá vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu tăng cao, khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Nông dân mong được hỗ trợ kỹ thuật
Huyện Đắk Mil có gần 1.000 ha sầu riêng. Qua khảo sát nhiều vườn cây đang trong giai đoạn phát triển của Hội nông dân huyện Đắk Mil mức độ thiệt hại từ 50% đến 70% chiếm tỉ lệ rất cao. Ông Cao Dương Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đắk Mil cho biết, nông dân sản xuất sầu riêng chủ yếu bằng kinh nghiệm nên khi gặp thời tiết bất lợi cần được cơ quan chuyên môn kịp thời hỗ trợ, để tránh thiệt hại đáng tiếc. Cây sầu riêng trên địa bàn chủ yếu trồng xen canh, mùa ra hoa của sầu riêng cũng là thời điểm bón phân cho cà phê trong mà mưa, bón phân thời điểm này sầu riêng dễ bị rụng quả và bị sượng, chất lượng cơm thấp. Trước thực trạng sầu riêng mất mùa, giá vật tư đầu vào tăng cao, người dân mong muốn Nhà nước có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi để tái đầu tư sản xuất. Người dân cũng mong muốn ngành chức năng hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, xử lý khi sầu riêng ra hoa gặp thời tiết bất lợi để nâng cao hiệu quả canh tác.
Theo thống kê của cơ quan chức năng toàn tỉnh Đắk Nông có khoảng 3.170 ha sầu riêng. Không riêng gì ở huyện Đắk Mil, nhiều nông dân ở huyện Đắk Song, huyện Đắk R’lấp, huyện Tuy Đức cũng cho biết bị ảnh hướng bởi thời tiết khiến sầu riêng mất mùa. Hiện nay chưa có đánh giá về tình trạng mất mùa sầu riêng từ cơ quan chức năng.
Nông dân tại tỉnh Đắk Nông đang kỳ vọng việc sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc sẽ giúp sản phẩm rộng đường tiêu thụ, giá bán được nâng lên |
Theo kinh nghiệm của 1 số nhà vườn, để khắc phục vườn sầu riêng không đậu trái hoặc rụng trái nhiều do gặp thời tiết bất thường, người trồng sầu riêng cần phải cung cấp vừa đủ nước cho cây trước và sau giai đoạn ra hoa. Khi có hiện tượng mưa trái vụ xảy ra, người trồng cần có các biện pháp che phủ gốc, giữ ẩm giảm thiểu tình trạng ‘sốc nhiệt’ cây có đủ thời gian khô hạn, phân hóa mầm hoa. Ngoài ra, cũng cần bón phân cân đối để tăng tỷ lệ đậu trái.
Người trồng sầu riêng ở Đắk Nông đang trông chờ vào việc sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc sẽ rộng đường tiêu thụ và giá bán được nâng lên. Giá bán cao sẽ giúp người dân giảm bớt thiệt hại một năm mất mùa.