Giá gạo xuất khẩu đảo chiều giảm mạnh sau tuần lặng sóng Làm gì để người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo cùng có lãi? |
Dẫn nguồn từ Oryza, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch ngày 11/1, giá gạo xuất khẩu của các nguồn cung thế giới gồm Việt Nam, Thái Lan và Pakistan tiếp tục có biến động trái chiều.
Theo đó, ở phân khúc 5% tấm, trong khi gạo của Việt Nam vẫn duy trì giá ổn định 653 USD/tấn thì gạo Thái Lan và Pakistan đều tăng. Giá sau điều chỉnh của Thái Lan ở mức 645 USD/tấn (tăng 6 USD) còn Pakistan là 605 USD/tấn (tăng 13 USD).
Xuất khẩu gạo đạt kết quả cao trong 2023 |
Ở phân khúc 25% tấm, gạo Thái Lan đứng im ở mốc 578 USD/tấn; gạo Việt Nam giảm nhẹ 1 USD, xuống còn 624 USD/tấn; còn gạo Pakistan tiếp tục tăng 13 USD, lên 558 USD/tấn. Như vậy, trong 2 liên tiếp gạo của Pakistan đã tăng tổng cộng 45 USD/tấn.
Tương tự, ở phân khúc 100% tấm gạo Việt vững giá 533 USD; Thái Lan tăng 6 USD, lên mức 486 USD/tấn; Pakistan tăng 5 USD, lên mức 467 USD/tấn.
Ở phân khúc cao, trong khi giá gạo Jasmine của Việt Nam tăng 8 USD, lên 734 USD/tấn thì gạo Hom Mali 92% của Thái Lan lại ghi nhận sự sụt giảm 5 USD, xuống còn 871 USD/tấn.
Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, giá gạo Việt ở phân khúc 5% tấm giữ ổn định do được người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là tại Philippines ưa chuộng bởi có chất lượng tốt. Ngoài ra, nguồn cung gạo này hiện hạn chế vì đa số lúa vẫn còn ở ngoài đồng, đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 mới vào vụ thu hoạch rộ.
Đối với các nguồn cung khác ghi nhận mức tăng mạnh do nhu cầu thị trường hiện ở mức cao trong khi nguồn cung vẫn có phần hạn chế (Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu chiếm 40% thị phần gạo thế giới hiện tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thông dụng đến hết năm 2024).