Sáu lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu không luật hóa Nghị quyết 42 thì tạo ra khoảng trống rất lớn về pháp lý, gây khó khăn hơn nữa trong xử lý nợ xấu.
Ngân hàng nhà nước đề xuất kéo dài thêm 3 năm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý thông qua Nghị quyết 42 Để "nỗi đau" nợ xấu không lặp lại: Kéo dài Nghị quyết 42 là cần thiết

Dự báo nợ xấu gộp ở mức 6%

Chia sẻ tại buổi đối thoại chuyên đề “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức sáng 13/7, TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho rằng, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022-2023 có thể đạt 2,9-3,2% (từ mức 6,1% năm 2021); lạm phát tăng mạnh (lên đến 6-6,2% từ 3,8% năm 2021); sau đó dịu dần khoảng 4% năm 2023 và 3% sau đó. Cùng với đó là những khó khăn, bất định do dịch bệnh và căng thẳng địa chính trị.

Tại Việt Nam, theo tính toán của Viện Đào tại Nghiên cứu BIDV, có 3 kịch bản tăng trưởng cho năm 2022. Ở kịch bản tích cực,tăng trưởng GDP có thể đạt 7,3-7,6% năm 2022 và 7-7,5% năm 2023. Theo kịch bản cơ sở, GDP tăng 6,8-7,1%. Trường hợp tiêu cực, GDP tăng 6-6,5%. CPI bình quân tăng lên mức 3,8-4,2%.

Trước bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu của TS. Cấn Văn Lực dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2 % và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6 %. “Mặc dù hiện nay nợ xấu nội bảng chỉ đang ở mức khoảng 1,4% nhưng tháng 6 vừa qua Thông tư 14 đã hết hiệu lực. Nếu như thông tư này không được gia hạn thì những khoản lẽ ra không phải chuyển nhóm nợ sẽ phải chuyển nhóm. Như vậy thì đương nhiên nợ xấu sẽ tăng” - TS. Cấn Văn Lực cho hay.

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, nợ xấu gộp sẽ giảm một chút bởi vì kinh tế chúng ta phục hồi tốt hơn kỳ vọng thì nợ xấu tiềm ẩn sẽ giảm đi tương ứng.

Trong bối cảnh kinh tế bất định, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới, Kinh tế trưởng của BIDV cho rằng: “Nếu không luật hóa Nghị quyết 42 thì tạo ra khoảng trống rất lớn về pháp lý, gây khó khăn hơn nữa trong xử lý nợ xấu”.

Sáu lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu
Đối thoại chuyên đề “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm”

Nghị quyết 42 - Công cụ đánh tan “cục máu đông” nợ xấu

Đánh giá sự hiệu quả về đánh tan "cục máu đông" nợ xấu từ Nghị quyết 42 mang lại, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV, khẳng định: Với quyền năng pháp lý được mở rộng hơn so với các quy định hiện hành về xử lý nợ xấu, Nghị quyết 42 giúp hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được khối lượng nợ xấu rất lớn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Trong 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã xử lý thì: Xử lý nợ xấu nội bảng là 196,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,79%); xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 100,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,51%); xử lý các khoản nợ đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 82,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,70%).

Đánh giá cao những con số có thể nhìn nhận trực diện, ông Phan Đức Hiếu còn chỉ rõ tác động mạnh mẽ, đôi khi không tính toán được bằng con số tuyệt đối mà Nghị quyết 42 mang lại.

Quay trở lại bản chất của Nghị quyết 42, ông Hiếu cho rằng sẽ thấy cái nhìn dài hơi hơn là hoàn thiện khung pháp lý về nợ xấu sắp tới. Theo đó, thực sự phải tuân thủ và đặt nguyên tắc thị trường lên cao nhất. Đồng thời, đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu và vượt qua những "rườm rà" của thủ tục hành chính mới tăng tính hiệu quả.

“Rõ ràng, chúng ta càng chậm trễ trong việc trả nợ, những chi phí về mặt tài sản bảo đảm như chi phí vay nợ của chủ nợ, của người đi vay nợ cũng sẽ tăng lên. Cùng với đó, chi phí của phía ngân hàng cũng sẽ tăng lên, từ việc bảo quản, trông coi, quản lý tài sản và các chi phí kinh doanh khác liên quan” - ông Hiếu phân tích.

Đáng lưu ý, điểm hưởng lợi khác cần quan tâm là các doanh nghiệp khác cũng được hưởng lợi. Nếu như chúng ta giữ một khoản nợ - nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hạn mức tín dụng. Có những dự án rất tốt nếu được cấp vốn kịp thời, nhanh hơn thì rõ ràng sẽ phát huy hiệu quả tốt cho nền kinh tế.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đỗ Giang Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản (VAMC), cho rằng: Dường như việc xử lý nợ xấu là trách nhiệm chung của ngành ngân hàng mà chưa nhận được sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, các địa phương.

“Chúng ta phải nhìn nhận đây là nợ xấu chung của nền kinh tế và việc tháo gỡ nợ xấu không chỉ giúp khơi thông ngành ngân hàng mà còn là động lực để phát triển nền kinh tế” - lãnh đạo VAMC nhấn mạnh.

6 lý do cần luật hóa Nghị quyết 42

Là người gắn bó với ngành ngân hàng và rất sát sao trong quá trình vận hành Nghị quyết 42, đại diện Ủy ban Kinh tế Quốc hội bày tỏ sự băn khoăn về tổng số nợ được xử lý so với tổng số nợ xấu (khoảng 48%) và kỳ vọng nhiều hơn vào khung pháp luật về xử lý nợ xấu.

“Rõ ràng Nghị quyết 42 đạt hiệu quả nhưng so với kỳ vọng, chúng ta cần phải nâng thêm một bước nữa về tính hiệu quả khi qua giai đoạn thí điểm”, ông Hiếu đặt vấn đề. Theo đó, sau Nghị quyết 42, chúng ta phải sửa đổi, rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật để đẩy nhanh các thủ tục hành chính, khi đó mới gia tăng hiệu quả của cả nền kinh tế.

Sáu lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu
Sáu lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Chẳng hạn, liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hiện nay theo con đường tòa án hiện nay, dẫn chứng báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nêu rõ thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có thời hạn giải quyết một tranh chấp dân sự kinh tế rất dài, làm giảm hiệu quả cho nền kinh tế và hiệu quả kinh doanh nói chung.

Như vậy, rõ ràng, Nghị quyết 42 cho thấy một cách tiếp cận mới về môi trường thể chế, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh đầu tư. "Đây chính là những tác động của Nghị quyết 42 nên bổ sung cùng với những con số cụ thể chúng ta nhìn thấy theo mục tiêu của nghị quyết 42”, ông Hiếu bày tỏ.

TS. Cấn Văn Lực cũng chỉ ra 6 lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Thứ nhất, Nghị quyết 42 đã phát huy hiệu quả rất tốt trong thời gian vừa qua. Nhờ thế mà nợ xấu giảm rõ rệt. Đặc biệt, nếu không có dịch Covid bùng phát năm 2020 và 2021 thì sứ mệnh đưa nợ xấu gộp xuống dưới 3 % đã hoàn thành cuối năm 2020.

Thứ hai, còn một số vướng mắc trong xử lý nợ xấu bộc lộ trong thời gian thực hiện Nghị quyết 42 thì chúng ta phải xử lí nốt trong thời gian được gia hạn. Sau đó, khi luật hóa xử lý nợ xấu thì phải lưu ý các vướng mắc đó để không lặp lại.

Thứ ba, nợ xấu là vấn đề liên tục. Làm nghề kinh doanh tiền tệ thì đó là rủi ro mà đã là rủi ro thì luôn luôn tiềm ẩn. Vì thế các ngân hàng nước ngoài thường chấp nhận tỷ lệ rủi do nợ xấu đâu đó khoảng 2 đến 3 %. Nợ xấu ư liên tục xảy ra chứ không phải chỉ xuất hiện trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Như vậy, phải có một khung pháp lý cho nó chứ không để cho nó cộng dồn, tích tụ tạo nên những nguy cơ, những điểm tắc nghẽn cho kinh tế quốc gia.

Thứ tư, luật hoá Nghị quyết 42 là góp phần hoàn thiện thể chế, tăng tính hiệu lực, hiệu quả cho pháp luật. Hiện nay, quy mô nợ xấu tuyệt đối đã thay đổi rất lớn. Nếu không luật hóa xử lý nợ xấu mà lại quay trở về dùng những luật cũ ví dụ Luật dân sự, Luật doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến việc lúng túng và chồng chéo.

Thứ năm, qua khảo sát kinh nghiệm quốc tế, Viện Nghiên cứu, đào tạo BIDV nhận thấy ở các nước họ không cần có luật riêng về xử lý nợ xấu nhưng luật pháp của họ rất mạnh; tính hiệu lực, hiệu quả rất rõ rệt. Trong khi đó, theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, hệ thống luật pháp của Việt Nam còn chồng chéo và tính hiệu lực, hiệu quả không cao. Chính vì vậy, Việt Nam cần xây dựng giải pháp đặc thù.

Thứ sáu, việc luật hoá Nghị quyết 42 sẽ góp phần khắc phục bất cập, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu; qua đó, tăng nguồn lực và tiết giảm chi phí cho hệ thống tổ chức tín dụng, các bên liên quan và nền kinh tế.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công làm khó cho người thực thi

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công làm khó cho người thực thi

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công có khả năng làm khó cho bộ máy, người thực thi, vì vẫn còn có cách hiểu khác nhau.
11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2023, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng.
Kết nối thanh toán sử dụng QR Code giữa Việt Nam và Campuchia

Kết nối thanh toán sử dụng QR Code giữa Việt Nam và Campuchia

Người dân Campuchia khi đến Việt Nam có thể quét mã VietQR để thanh toán. Ngược lại, người dân Việt Nam khi sang Campuchia cũng có thể quét mã KHQR.
Phần lớn cổ phiếu lên giá, chỉ số VN-Index tăng hơn 10 điểm

Phần lớn cổ phiếu lên giá, chỉ số VN-Index tăng hơn 10 điểm

Dòng tiền tham gia mạnh mẽ trong phiên giao dịch hôm nay kéo chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 1.126,43 điểm, tăng mạnh 10,46 điểm (tương đương 0,94%).
Huy động trái phiếu doanh nghiệp giảm 35,4% so với cùng kỳ năm 2022

Huy động trái phiếu doanh nghiệp giảm 35,4% so với cùng kỳ năm 2022

Bộ Tài chính cho biết, trong 11 tháng năm 2023 đã có 77 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng 214.300 tỷ đồng, giảm 35,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Tin cùng chuyên mục

BIDV tăng cường hợp tác thúc đẩy tài chính bền vững tại COP28

BIDV tăng cường hợp tác thúc đẩy tài chính bền vững tại COP28

BIDV đã trao văn bản hợp tác với Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Standard Chartered về thúc đẩy các hoạt động tài trợ xanh, tài chính bền vững.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 6/12/2023: Xuất hiện ngân hàng giảm mạnh lãi suất tới 0,6%

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 6/12/2023: Xuất hiện ngân hàng giảm mạnh lãi suất tới 0,6%

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 6/12/2023, lãi suất tiết kiệm 6/12, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, Techcombank.
Techcom Securities: Những bước tiên phong trên sàn thứ cấp

Techcom Securities: Những bước tiên phong trên sàn thứ cấp

Ra mắt từ năm 2018, hệ thống iConnect là dự án công nghệ tiên phong số hóa việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp, mang lại sự thuận tiện, an toàn đến nhà đầu tư
Khối ngoại bán ròng kỷ lục kéo chỉ số VN-Index giảm hơn 4 điểm

Khối ngoại bán ròng kỷ lục kéo chỉ số VN-Index giảm hơn 4 điểm

Thị trường chứng khoán trong nước hôm nay đã ngay lập tức bị điều chỉnh khi khối ngoại tăng cường bán ròng với giá tăng kỷ lục.
VietinBank gặp gỡ song phương với các đối tác lớn tại COP28

VietinBank gặp gỡ song phương với các đối tác lớn tại COP28

VietinBank đã gặp song phương các đối tác lớn là MUFG, Standard Chartered và Goldwind với mục tiêu: Chung tay thúc đẩy tài chính khí hậu tại Việt Nam.
Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, quyết liệt xông lên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 11 tăng gấp 15 lần

Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 11 tăng gấp 15 lần

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phục hồi. Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 11 tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ năm trước.
Chứng khoán tháng 11: VN-Index tăng 6,41%, tín hiệu thị trường khởi sắc

Chứng khoán tháng 11: VN-Index tăng 6,41%, tín hiệu thị trường khởi sắc

Báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, kết thúc phiên giao dịch tháng 11/2023, các chỉ số trên thị trường đều tăng, báo hiệu một sự khởi sắc.
Hoàn thiện thể chế, chính sách để khơi thông dòng vốn đầu tư công

Hoàn thiện thể chế, chính sách để khơi thông dòng vốn đầu tư công

Theo ông Phan Đức Hiếu, để khơi thông dòng vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, giải pháp căn cơ, lâu dài là sửa đổi, hoàn thiện thể chế.
Bac A Bank tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp

Bac A Bank tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp

Bac A Bank giảm lãi vay giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hấp dẫn, cải thiện hiệu quả hoạt động để hướng tới chiến lược phát triển dài hạn.
Chính phủ đề xuất kéo dài giảm thuế môi trường với xăng, dầu đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất kéo dài giảm thuế môi trường với xăng, dầu đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất kéo dài thời gian giảm thuế môi trường với xăng dầu đến hết năm 2024,dự tính ngân sách giảm thu hơn 38.900 tỷ đồng khi áp dụng chính sách này.
Ông Lê Tấn Cận được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính

Ông Lê Tấn Cận được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Cổ phiếu chứng khoán thăng hoa kéo VN-Index tăng vọt hơn 18 điểm

Cổ phiếu chứng khoán thăng hoa kéo VN-Index tăng vọt hơn 18 điểm

Không chỉ giúp cải thiện thanh khoản cho thị trường, dòng tiền còn là động lực để VN-Index tăng 18,33 điểm (tương đương 1,66%) lên 1.120,49 điểm.
Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh: Giải pháp nào để khơi thông?

Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh: Giải pháp nào để khơi thông?

Nhu cầu vốn cho tín dụng xanh rất lớn, nhưng để khơi thông được nguồn vốn này đỏi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ và các tổ chức liên quan.
Tại COP28, VietinBank cam kết dành nguồn lực tối đa cho phát triển bền vững

Tại COP28, VietinBank cam kết dành nguồn lực tối đa cho phát triển bền vững

Tại COP28, VietinBank đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với MUFG để hợp tác thúc đẩy ESG và phát triển bền vững tại Việt Nam.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 4/12/2023: Techcombank giảm lãi suất về dưới 5%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 4/12/2023: Techcombank giảm lãi suất về dưới 5%/năm

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 4/12/2023, lãi suất tiết kiệm 4/12, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, Techcombank.
Từ 15/1/2024, ngân hàng được làm đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ

Từ 15/1/2024, ngân hàng được làm đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ

Theo quy định mới của Chính phủ, các ngân hàng muốn trở thành đại lý bán trái phiếu Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện về mạng lưới, phân phối và thanh toán.
Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng Vietcombank Visa Infinite: Dấu ấn tinh hoa đích thực

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng Vietcombank Visa Infinite: Dấu ấn tinh hoa đích thực

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ra mắt Thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite với bộ đôi thiết kế thẻ độc đáo, tuyệt mỹ.
Chứng khoán tuần từ 4-8/12: Thị trường đang có nhiều tín hiệu khả quan?

Chứng khoán tuần từ 4-8/12: Thị trường đang có nhiều tín hiệu khả quan?

Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng, có thể cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục và giữ tỷ trọng ở mức an toàn.
Chính phủ yêu cầu thanh tra việc điều hành tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

Chính phủ yêu cầu thanh tra việc điều hành tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc điều hành tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động