Sau cơn mưa trời lại sáng, cả nước đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão lũ

Mưa nào rồi cũng tạnh, bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, cả nước đã sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: "Sau cơn mưa, trời lại sáng” Du khách nước ngoài thích thú bơi lội ngay trên phố cổ Hà Nội sau cơn mưa lớn Quận Hoàn Kiếm khẳng định không có nhà sập sau cơn mưa giông chiều 6/9

Bão số 3 (bão Yagi) là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Với sức gió duy trì cấp siêu bão, bão Yagi đã “tàn phá” miền Bắc Việt Nam, không chỉ ở các tỉnh, thành phố ven biển, mà ngay cả Thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc cũng thiệt hại rất nặng nề về cả con người, hạ tầng và kinh tế.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bão Yagi và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trải dài ở 26 tỉnh, thành phố ở toàn bộ miền Bắc và Thanh Hóa. Khu vực này chiếm tới 41% GDP và 40% dân số cả nước.

Ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với những thiệt hại lớn do bão để lại có thể khiến tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại, đặc biệt là một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai,...

Sau cơn mưa trời lại sáng, cả nước đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão lũ
Bão số 3 gây thiệt hại cho các doanh nghiệp tại Hải Phòng. Ảnh: haiphong.gov.vn

Thực tế khảo sát tại địa phương bị ảnh hưởng bởi bão của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, bão lũ gây thiệt hại rất lớn, nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản, nông sản trắng tay. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khách sạn, nhà hàng, quán ăn tan hoang, có nhiều cơ sở gần như phải xây dựng lại từ đầu… Đã kinh doanh thì phải vay vốn, nhưng vốn đã bay theo bão, trôi theo lũ, bà con kinh doanh đang đối mặt với nợ nần và cần nguồn vốn mới để tái sản xuất

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức vào ngày 21/9 vừa qua, các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý đã phân tích tình hình, đề xuất nhiều giải pháp cấp thiết như: Xóa nợ, giãn nợ, triển khai gói vay với lãi suất 0%... ở thời điểm hiện tại, giải pháp nào được áp dụng cũng hà hơi tiếp sức cho doanh nghiệp và sự hồi phục của doanh nghiệp càng sớm thì kinh tế càng ổn định và phát triển.

Một tín hiệu rất đáng mừng là ngành ngân hàng đã vào cuộc và đưa ra các giải pháp kịp thời như: Miễn giảm lãi vay, gia hạn thời gian trả nợ cho những trường hợp bị thiệt hại do bão lũ. Đến thời điểm hiện tại, đã có 32/40 ngân hàng đăng ký gói tín dụng mới cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3 theo chỉ đạo của Thủ tướng với tổng quy mô 405 nghìn tỷ đồng, lãi suất thấp hơn từ 0,5 - 2%. Ngoài ra, đến nay hầu hết các ngân hàng thương mại đã chủ động giảm lãi suất cho những khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3 mà không cần khách hàng đề nghị… Những giải pháp này giảm áp lực nợ nần, đồng thời tạo chỗ dựa về nguồn vốn để doanh nghiệp trở lại với thương trường.

Sau cơn mưa trời lại sáng, cả nước đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão lũ
Lạnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã tới thăm, chia sẻ và động viên một số hộ dân nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Ảnh: Quỳnh Trang

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, để người dân, doanh nghiệp phục hồi nhanh thì không chỉ dựa vào sự hỗ trợ của ngân hàng. Một nơi tiếp sức khác chính là ngành thuế, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp trong lúc này là sự hỗ trợ rất có ý nghĩa. Chưa kể, có thể khảo sát cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, tùy theo mức độ để miễn thuế 1 năm hoặc 6 tháng tiếp theo để “khoan thư sức dân”.

Cùng đó, một nguồn lực khác chính là các doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm phải thực hiện trách nhiệm bồi thường, nhanh chóng, minh bạch với tinh thần hỗ trợ khách hàng tối đa. Đây là lúc các doanh nghiệp bảo hiểm thể hiện năng lực và uy tín của mình trên thị trường. Đồng thời cũng giúp ngành bảo hiểm lấy lại “hình ảnh”, nhất là sau giai đoạn khủng hoảng niềm tin năm 2023.

Các chuyên gia cùng cho rằng, dù chính sách gì thì việc quan trọng là phải thực hiện ngay, nhanh để đạt hiệu quả tốt nhất. Hơn nữa, các thủ tục, điều kiện cần rõ ràng, đơn giản để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.

Tại hội nghị nói trên của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng mang đến nhiều hy vọng qua những cam kết quan trọng. Thủ tướng nhấn mạnh: Chính phủ luôn cam kết đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh. Chính phủ sẽ không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, nghiên cứu và bãi bỏ những “giấy phép con”, đồng thời xóa bỏ các rào cản gây sách nhiễu, phiền hà, làm tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Thủ tướng còn khẳng định: “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chính là tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển. Tinh thần là: Vướng ở đâu, tháo gỡ ở đó; mắc ở đâu, giải quyết ở đó. Không đùn đẩy, không né tránh, không gây phiền hà, sách nhiễu”.

Đặc biệt, khi trả lời các ý kiến và thắc mắc từ phía doanh nghiệp về chính sách phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định rằng, Chính phủ sẽ giữ đúng lời hứa, đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Những cam kết về sự đồng hành rất thiết thực từ Chính phủ và Thủ tướng Phạm Minh Chính và sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành chắc chắn sẽ trở thành động lực, là sự bảo đảm quan trọng giúp cộng đồng doanh nghiệp yên tâm làm ăn.

Phần còn lại phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp. Nếu họ hành động theo tinh thần “6 tiên phong” mà Thủ tướng đã gợi ý, bao gồm sự tiên phong trong đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau - cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng - thì dù có khó khăn, doanh nghiệp vẫn sẽ phát triển và Chính phủ sẽ đạt được các mục tiêu đề ra.

Mưa nào rồi cũng tạnh, bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, cả nước đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: cơn bão số 3

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá.
Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương.
Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu.
EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội…
Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Thông tin về kết quả đạt được trong năm 2024, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội nêu ra nhiều vụ việc điển hình, trong đó có vụ Mailystyle.
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Để xây dựng Chính phủ số, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận diện xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí.
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Trên cơ sở báo cáo của đòan kiểm tra, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’.
Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với một số tập đoàn lớn của Nhật Bản xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động