TS Lê Xuân Nghĩa: "Không nước nào trên thế giới có lãi suất cao như ở Việt Nam" Lãi suất liên tục giảm, 'thủng' mốc 6% nhưng mức cao nhất vẫn là 11% |
TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, rằng lãi suất vẫn còn dư địa để tiếp tục giảm, hỗ trợ cho nền kinh tế và doanh nghiệp nhất là với mặt bằng lãi suất cho vay. Trong năm ngoái, lãi suất đã tăng hai lần với mức 1% mỗi lần và năm nay giảm 4 lần với mức 0,5%.
Như vậy, lãi suất hiện nay chỉ bằng trước khi tăng lãi suất, trong khi đó tăng trưởng tín dụng rất thấp nên nền kinh tế vẫn chưa hấp thụ được nguồn vốn giá rẻ, chuyên gia chỉ ra.
TS Lê Xuân Nghĩa. |
Về dư địa để tiếp tục hạ lãi suất, ông Nghĩa cho rằng với lãi suất tiết kiệm có thể hạ tiếp 0.5% nhưng lãi suất cho vay có thể hạ nhiều để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ.
Những số liệu mới cập nhật cho thấy, tình hình kinh tế 4 tháng cuối năm còn nhiều khó khăn nhưng vẫn có không ít điểm sáng, cho thấy triển vọng phục hồi tích cực. Với nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt tăng trưởng khá.
Nhiều số liệu được công bố cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu “khỏe” hơn. Đáng chú ý là chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, một số ngành cùng kỳ năm trước chứng kiến tốc độ giảm sâu như thép, sang tháng 7, 8 năm nay đã phục hồi khá hơn. Bên cạnh đó, các ngành ôtô, xe máy… cũng có sự cải thiện rõ nét.
Xuất nhập khẩu tiếp đà tăng trở lại, tính chung 7 tháng xuất siêu đạt 16,5 tỉ USD. Dòng vốn FDI đã tăng trở lại sau nhiều tháng sụt giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Bình luận về động lực cho tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, có ba động lực chính sẽ dẫn dắt kinh tế giai đoạn cuối năm.
Đầu tiên là nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư vào Việt Nam phục hồi nhanh hơn so với mức chung của thế giới, các tín hiệu gần đây cho thấy lượng đơn hàng của các doanh nghiệp FDI đang tăng lên.
"Họ cũng không phải chịu tác động từ chính sách lãi suất cao hay việc thiếu hụt thanh khoản của Việt Nam trong giai đoạn trước", ông Nghĩa cho biết.
Động lực thứ hai, theo ông Nghĩa là vốn đầu tư công, Chính phủ đã rất quyết liệt trong việc giải ngân nguồn vốn này. Sắp tới, Chính phủ cũng có hàng loạt biện pháp như kiểm soát các mỏ đá, giao người đứng đầu các địa phương làm trưởng ban giải phóng mặt bằng,...
Và thứ ba là cầu tiêu dùng, dù tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có sự sụt giảm nhẹ trong nửa đầu năm song giai đoạn cuối năm, với việc giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh hơn cùng với yếu tố mùa vụ trong mùa mua sắm cuối năm chắc chắn sẽ tác động tích cực lên nền kinh tế.