Sáp nhập Thủ đô: Bước đệm cho nông nghiệp huyện Mê Linh phát triển

Sau 10 năm sáp nhập về Hà Nội theo Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII, kinh tế Mê Linh luôn duy trì phát triển với tốc độ tương đối cao; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ. Từ lợi thế sẵn có của địa phương, huyện xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là một mũi nhọn quan trọng và đã thu được nhiều thành tựu.  
sap nhap thu do buoc dem cho nong nghiep huyen me linh phat trien
Ảnh minh họa

Sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, ứng dụng khoa học - kỹ thuật

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - Trưởng phòng kinh tế huyện Mê Linh cho biết, để nâng cao thu nhập cho người nông dân, huyện Mê Linh đã định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cơ giới hóa.

Nói về sự chuyển mình của huyện Mê Linh gắn liền với chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên toàn địa bàn huyện. Mười năm qua, tuy diện tích đất canh tác của huyện Mê Linh có xu hướng giảm do chuyển sang xây dựng đô thị, đường giao thông… nhưng diện tích sản xuất rau các loại lại tăng hơn 20% do huyện tập trung hình thành các cánh đồng chuyên canh với quy mô sản xuất lớn, góp phần đưa Mê Linh trở thành huyện có diện tích gieo trồng và sản lượng rau lớn nhất thành phố. Trước khi sát nhập về Hà Nội Mê Linh chủ yếu phát triển trồng hoa theo hướng bán cành, thu nhập không cao, tuy nhiên sau 10 năm về Hà Nội mô hình này đã chuyển sang trồng hồng thế, hồng chậu với thu nhập cao gấp 5-10 lần so với cách trồng truyền thống.

Sau khi sáp nhập vào TP.Hà Nội, huyện Mê Linh được thành phố quan tâm, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đặc biệt là các đề án, kế hoạch thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” đã thực sự là “đòn bẩy” để người dân vươn lên phát triển sản xuất.

Đánh giá về sự phát triển của Mê Linh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, ông Hoàng Anh Tuấn cho biết, kinh tế của địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao, với 10,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện rõ rệt, năm 2017 đạt 35,4 triệu đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2008. Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của huyện nhằm vừa tạo động lực tăng trưởng bền vững, vừa ổn định đời sống nhân dân. Đối với phong trào xây dựng nông thôn mới, đến nay Mê Linh đã có 12/16 xã đạt chuẩn, các xã còn lại phấn đấu hoàn thành trong giai đoạn 2018-2019 và về đích huyện nông thôn mới trong năm 2020.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Là một trong những huyện thuần nông, hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện, nhưng 10 năm sáp nhập về Thủ đô, Mê Linh đã chuyển mình mạnh mẽ với hệ thống hạ tầng khung được quan tâm đầu tư, góp phần không nhỏ trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đặc biệt là ngành nông nghiệp.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn, trong 10 năm qua, nguồn lực đầu tư cho các ngành, lĩnh vực trọng tâm của Mê Linh lên tới 3.563 tỷ đồng. Trong đó, trên 1,1 nghìn tỷ đồng đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông và trên 1,3 nghìn tỷ đồng đầu tư cho giáo dục; cùng hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho các lĩnh vực như: Điện chiếu sáng, thủy lợi, y tế, văn hóa, thể thao…

Theo đó, một số công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng, đã góp phần làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của huyện Mê Linh, như: Trụ sở làm việc của huyện và các cơ quan với diện tích trên 40ha; đường trục trung tâm đô thị mới Mê Linh; tuyến đường 35; đường Quốc lộ 23B; đường hành lang đê tả sông Hồng; tuyến đường 24km khu trung tâm hành chính huyện Mê Linh và nhiều tuyến đường khác về các xã trên địa bàn.

Đặc biệt trong công tác xây dựng nông thôn mới, sau 7 năm triển khai đến nay, toàn huyện đã có 12/16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần thúc đẩy bộ mặt nông thôn của Mê Linh có nhiều khởi sắc, đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa sạch sẽ; trường học, trạm y tế được đầu tư khang trang; xây dựng nhà văn hóa đến từng thôn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân; giao thông, thủy lợi nội đồng được cứng hóa, phục vụ sản xuất nông nghiệp…

Có thể nói, nhìn vào những thành tựu mà huyện Mê Linh đã đạt được trong chặng đường 10 năm sáp nhập về Hà Nội càng cho thấy tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Việc sáp nhập này chính là bước đệm cho ngành Nông nghiệp cũng như các ngành khác của huyện Mê Linh phát triển. Tin tưởng rằng, trong thời gian không xa huyện Mê Linh sẽ cất cánh vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế - xã hội ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quý I/2024, Bắc Ninh “hút’’ gần 745,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài

Quý I/2024, Bắc Ninh “hút’’ gần 745,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài

Trong quý I/2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh 105 dự án, với gần 745,2 triệu USD, đứng thứ 2 cả nước.
Thừa Thiên Huế: Cảnh báo thời tiết nắng nóng, giông lốc nguy hiểm

Thừa Thiên Huế: Cảnh báo thời tiết nắng nóng, giông lốc nguy hiểm

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế phát thông báo cảnh báo về tình hình nắng nóng diện rộng và thời tiết giông lốc nguy hiểm những ngày tới.
Nhà thầu nào trúng gói thầu xây dựng trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà?

Nhà thầu nào trúng gói thầu xây dựng trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà?

Liên danh Công ty CP Vinhomes - Công ty CP Cơ điện Đoàn Nhất trúng gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị dự án trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ

TP. Hồ Chí Minh: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ

Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không ngoại lệ.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai và VCCI hợp tác cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

Lào Cai và VCCI hợp tác cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký kết hợp tác triển khai cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Hải Phòng chuyển 920 tỷ đồng tiền thưởng vượt thu cho đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm

Hải Phòng chuyển 920 tỷ đồng tiền thưởng vượt thu cho đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm

Với trên 920 tỷ đồng được thưởng từ vượt thu xuất nhập khẩu, Hải Phòng thống nhất chi đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm để phát triển kinh tế -xã hội.
Quảng Bình- Quảng Trị: Rà soát các dự án trồng và chăm sóc cây xanh

Quảng Bình- Quảng Trị: Rà soát các dự án trồng và chăm sóc cây xanh

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vừa yêu cầu các địa phương liên quan kiểm tra tình hình thực hiện các dự án trồng và chăm sóc cây xanh mà Bộ Công an yêu cầu.
Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc nghe báo cáo vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.
17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có 386/474 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, tương ứng trên 80%.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.
Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai tập trung các giải pháp để thực hiện đề án giảm thiểu khí carbon giai đoạn 2025 - 2030 giảm 20%, tiến tới đưa phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động