Sáp nhập, giải thể trường đại học cần lộ trình phù hợp

Sáp nhập, giải thể trường đại học là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước.
Tuyển sinh 2025: Cập nhật danh sách các trường xét học bạ Những trường đại học nào sẽ bị sáp nhập hoặc giải thể? Cụ thể đợt thi đánh giá năng lực của các trường đại học năm 2025

Thích ứng với xu hướng giáo dục hiện đại

Việc sáp nhập hoặc giải thể các trường đại học đang trở thành một xu hướng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Chủ trương này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tối ưu hóa nguồn lực và phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, việc triển khai cần có sự tính toán kỹ lưỡng, tránh gây xáo trộn cho sinh viên, giảng viên và xã hội.

Theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt, cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học không đạt chuẩn hoặc không hoàn thành xác lập vị trí pháp lý theo quy định của pháp luật sẽ bị chấm dứt hoạt động trước năm 2028 và giải thể trước năm 2030.

Thực tế những năm qua cho thấy, nhiều trường đại học đang gặp khó khăn trong tuyển sinh, cơ sở vật chất hạn chế, chất lượng đào tạo chưa đạt yêu cầu. Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số trường có tỷ lệ tuyển sinh dưới 50% so với chỉ tiêu, trong khi đó, hệ thống giáo dục đại học lại phân tán, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực.

Chính vì vậy, việc sáp nhập hay giải thể các trường đại học sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục nhờ tập trung đầu tư cho các cơ sở đào tạo có năng lực tốt thay vì dàn trải nguồn lực.

Sáp nhập, giải thể trường đại học cần lộ trình phù hợp
Sáp nhập hay giải thể các trường đại học sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Ảnh: Tuấn Linh

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - nhận định, việc sáp nhập các trường đại học sẽ giúp tối ưu hóa cơ sở vật chất và nhân sự, tránh tình trạng dư thừa giảng viên, phòng học không sử dụng hết trong khi một số trường khác lại thiếu điều kiện giảng dạy.

“Hơn hết, quá trình này hoàn toàn thích ứng với xu hướng giáo dục hiện đại là đào tạo phải gắn với nhu cầu thực tế, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” như hiện nay” - ông Vinh nhấn mạnh.

Cần lộ trình hợp lý và minh bạch

Dù có nhiều lợi ích, song theo các chuyên gia trong ngành giáo dục, quá trình sáp nhập hay giải thể trường đại học không hề đơn giản, bởi nó tác động trực tiếp đến quyền lợi của sinh viên, giảng viên và người lao động.

Theo đó, việc thay đổi môi trường học, chương trình đào tạo có thể ảnh hưởng đến tiến độ học tập của sinh viên. Cùng đó là những lo ngại về chất lượng giảng dạy, bởi nếu không có sự chuẩn bị kỹ, việc sáp nhập có thể làm giảm chất lượng giảng dạy do quá tải về quy mô hoặc khác biệt về phương pháp giảng dạy.

Để quá trình sáp nhập hoặc giải thể trường đại học kém chất lượng diễn ra suôn sẻ, tránh những hệ lụy tiêu cực, các chuyên gia cho rằng, cần có một lộ trình hợp lý và minh bạch. Theo đó, cần đánh giá toàn diện trước khi sáp nhập hoặc giải thể. “Chúng ta cần xem xét kỹ các tiêu chí như chất lượng đào tạo, tài chính, nhu cầu thực tế của thị trường lao động trước khi đưa ra quyết định” - ông Nguyễn Ngọc Hoà - người có thâm niên hơn 20 năm trong lĩnh vực quản lý giáo dục chia sẻ với Báo Công Thương.

Đồng thời, cần bảo vệ quyền lợi của sinh viên và giảng viên. Các sinh viên cần được hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi, đảm bảo chương trình đào tạo không bị gián đoạn. Còn đối với giảng viên, cần có chính sách rõ ràng về sắp xếp công việc, tránh tình trạng thất nghiệp hàng loạt.

Đáng chú ý, cần minh bạch thông tin và lấy ý kiến các bên liên quan, bởi việc sáp nhập cần có sự đồng thuận của nhà trường, giảng viên và sinh viên, tránh việc thực hiện một cách áp đặt gây hoang mang.

Quan trọng hơn, sau sáp nhập cần đầu tư mạnh vào các trường. “Nếu chỉ dừng lại ở việc gộp trường mà không có chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng, thì mục tiêu cải thiện giáo dục sẽ khó đạt được” - ông Hoà nói.

Nói về việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn - cho biết, quy hoạch lần này không phải để giải thể, trừng phạt hay làm tổn thương các trường. Mục đích quan trọng nhất của lần quy hoạch này là để các trường được đầu tư, được củng cố và hiện đại hóa, mở rộng không gian phát triển.

“Những trường không được đầu tư trọng điểm không phải không còn cơ hội, mà còn nhiều chương trình khác đầu tư phát triển. Những trường đại học đã được đầu tư trong quy hoạch lần này nếu không đạt được yêu cầu thể hiện năng lực, hoạt động kém hiệu quả thì phải sắp xếp, sáp nhập hoặc giải thể” - ông Sơn nhấn mạnh.

Có thể thấy, sáp nhập, giải thể trường đại học là một xu hướng tất yếu, phù hợp với chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục và tối ưu nguồn lực. Tuy nhiên, việc thực hiện cần có sự tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo quyền lợi của sinh viên và giảng viên, đồng thời hướng tới một hệ thống giáo dục đại học bền vững và hiệu quả hơn. Nếu không được triển khai hợp lý, quá trình này có thể gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và niềm tin của xã hội vào nền giáo dục nước nhà.

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo): Theo quy hoạch, các trường không đạt chuẩn sẽ chấm dứt hoạt động trước năm 2028 và giải thể trước năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, trước mắt, nên kiểm định các chương trình đào tạo. Với các ngành đào tạo không hiệu quả, không tuyển sinh được có thể đóng ngành. Bởi việc “xoá sổ” trường đó sẽ khó thực hiện hơn.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trường đại học

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Sử dụng hiệu quả quỹ đất dọc tuyến Vành đai 4 sẽ thắp lửa phát triển vùng Thủ đô, mở rộng không gian tăng trưởng cho toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.
‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Ông Trịnh Xuân An cho rằng, không để danh hiệu, nhan sắc, sự nổi tiếng thay thế kiến thức chuyên môn trong quảng cáo sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Cần siết trách nhiệm pháp lý với người nổi tiếng, KOL quảng cáo sai sự thật; minh bạch thông tin sản phẩm để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Xây dựng thành công thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị kế thừa các nghị quyết trước đây thực sự đóng vai trò cú huých phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.
Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã nhắc đến Việt Nam trong kế hoạch kinh doanh, điều đó càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư Việt Nam.
Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Nhiều khu đô thị bỏ hoang trong suốt thời gian dài nhưng giá chỉ có tăng mà không giảm đã đặt ra câu hỏi đã đến lúc đánh thuế bất động sản thứ hai hay chưa.
Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Nhiều câu chuyện, hình ảnh xúc động gắn với lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ… khiến mỗi chúng ta càng thấy thêm tự hào là người Việt Nam!
Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Tình yêu đất nước trỗi dậy những ngày này khi những đoàn quân tham gia tổng duyệt diễu binh mừng thống nhất đất nước đi giữa đông đảo người dân TP. Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đã được Đảng, Nhà nước duy trì từ thời Bác Hồ đến nay và luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tinh thần hòa hợp dân tộc, vì mục tiêu chung xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường.
Người dùng gặp hoạ vì hàng giả

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Việc đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với thương hiệu nước ngoài có thể để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Thực phẩm chức năng, thuốc giả tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dân, cần xử lý nghiêm và bịt lỗ hổng quản lý.
Cần hiểu đúng về

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chứng nhận FDA như một ‘bức bình phong’ để che đi chất lượng thực sự của sản phẩm.
Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, chính sách thuế cần phát huy vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Tối nay, ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hợp luyện diễu binh lần 2 để chuẩn bị cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Mobile VerionPhiên bản di động