Thứ sáu 09/05/2025 17:25

Sắp diễn ra Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” 2020 sẽ diễn ra từ ngày 16 đến ngày 23/11 với nhiều hoạt động hấp dẫn tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tuần lễ “Đại đoàn kết dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” 2020 được tổ chức hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020), 75 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2020)…

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”

Đây là hoạt động thường niên do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện. Hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tôn vinh và khích lệ tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, giá trị của di sản văn hóa Việt Nam.

Tôn vinh khối đại đoàn kết dân tộc
Trình diễn sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc

Thông qua hoạt động Tuần lễ “Đại đoàn kết dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” nhằm khắc hoạ chặng đường 90 năm xây dựng và phát triển của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời làm nổi bật, tôn vinh khối đại đoàn kết dân tộc, các giá trị văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã đẩy mạnh nhiều hoạt động văn hóa, thể thao; khẳng định “Ngôi nhà chung” là biểu tượng cho sự đoàn kết các dân tộc, điểm đến du lịch hấp dẫn. Từ đó, thu hút đông đảo du khách đến đây.

Hát Then của các dân tộc Tày, Nùng
Hát, múa khèn của dân tộc Mông
Hát múa của dân tộc Thái
Triển lãm ảnh “Sắc màu di sản văn hóa”

Quyền Trưởng ban, Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam ông Trịnh Ngọc Chung cho biết: Năm nay, các hoạt động sẽ có nhiều đổi mới, hướng đến thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã liên hệ với một số địa phương để huy động thêm các nghệ nhân tham gia: Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng, miền Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Bộ và các hoạt động trải nghiệm của du khách.

Múa Sư tử mèo của dân tộc Tày, Nùng
Tuần Đại đoàn kết thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Dự kiến, sẽ có thêm 150 - 200 nghệ nhân tham gia ngoài cộng đồng 16 dân tộc đang sinh sống hằng ngày tại Làng Văn hóa. Trong đó một số hoạt động đặc sắc trong Ngày hội bao gồm: Tái hiện nghi thức Đón nàng Trăng và một số hoạt động diễn xướng dân gian của đồng bào Thái (Nghệ An); giới thiệu, trình diễn Lễ cưới của dân tộc Pà Thẻn (Hà Giang); trình diễn các loại hình độc đáo Múa Sư tử mèo của dân tộc Tày, Nùng (Lạng Sơn)…”. Trong đó điểm nhấn sẽ là chương trình khai mạc và biểu dương 90 điển hình tiêu biểu trong các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới