Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hiện thực hóa Net zezo vào năm 2050

Sản xuất và tiêu dùng bền vững, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn là một trong những trụ cột nhằm giúp Việt Nam hiện thực hóa Net zezo vào năm 2050.
Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hiện thực hóa mục tiêu Bộ Công Thương thúc đẩy thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng – Vụ Tiết kiệm Năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương xung quanh chủ đề này

Thưa ông, Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đóng vai trò như thế nào trong việc thực hiện cam kết Net zezo của Chính phủ Việt Nam tại COP 26?

Cùng với chuyển dịch năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) được xem là một trong những trụ cột quan trọng mà Bộ Công Thương đang triển khai, nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP 26).

Xin ông cho biết về định hướng chính sách trong việc thúc đẩy chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng tới nền kinh tế tuần hoàn ở nước ta hiện nay

Sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Nền kinh tế tuần hoàn mở ra một xu thế mới của thời đại, thay thế nền kinh tế tuyến tính. Thách thức đặt ra với nền kinh tế tuyến tính hiện nay chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, môi trường ô nhiễm và việc xử lý các chất thải ra môi trường khó khăn. Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một xu thế, một tư duy mới trong thời đại ngày nay.

Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hiện thực hóa Net zezo vào năm 2050
Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn (Circular Economy – CE) đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng: “Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất phải tiếp cận để xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo mô hình kinh tế tuần hoàn - Nền sản xuất hàng hóa bền vững, tiết kiệm tài nguyên. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực vào tháng 01/2022 cũng đã khẳng định và đặt cơ sở pháp lý rất cụ thể cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo mô hình kinh tế tuần hoàn, từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững tại Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016.

Đáng chú ý, nhằm góp phần thay đổi mô hình sản xuất và mô hình tiêu dùng theo hướng bền vững tại Việt Nam, vào năm 2020, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.

Đâu là những điểm cốt lõi trong Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thưa ông?

Theo đó, về mục tiêu tổng quát Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền Vững đến năm 2030: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế.

Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hiện thực hóa Net zezo vào năm 2050
Vinamilk đã phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn, từ sản xuất đến phân phối xanh

Đồng thời, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững. Cũng như tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Bộ Công Thương đã có những hành động cụ thể nào nhằm thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, thưa ông?

Đối với Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2021 và đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành, xây dựng được một số mô hình thu hồi, tái chế trong ngành giấy, da giầy, kim loại màu.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã tiến hành đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp trong việc thực hiện lối sống xanh, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, thay thế các sản phẩm nhựa bằng các sản phẩm thân thiện môi trường, tổ chức các tọa đàm, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan về các hoạt động sản xuất sạch hơn, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hiện thực hóa Net zezo vào năm 2050
Các hệ thống siêu thị đã chuyển đổi sang sử dụng túi phân hủy sinh học

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã triển khai một số mô hình điển hình theo hướng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Điển hình là xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sử dụng thí điểm các dạng năng lượng thay thế; áp dụng mô hình quản lý năng lượng tại các cơ sở công nghiệp hay xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình trình diễn thành công về sử dụng năng lượng thay thế trong các cơ sở sản xuất kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cùng với đó, Bộ Công Thương phát triển, triển khai nhân rộng các mô hình trình diễn các dạng năng lượng tái tạo tại chỗ (như mặt trời, khí sinh học…) quy mô công nghiệp; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số ngành; tính toán và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp, áp dụng xây dựng cho ngành phân bón…

Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hiện thực hóa Net zezo vào năm 2050
Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững đã và đang góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, lối sống và tiêu dùng của toàn xã hội

Sau 2 năm triển khai thực hiện (năm 2020-1021), trên 30 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch hoạt động Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã xây dựng được 5 hướng dẫn kỹ thuật chuyên sâu cho các ngành triển khai sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng được Bộ tiêu chí áp dụng cho các làng nghề thủ công bền vững; xây dựng được bộ bài giảng đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho giảng viên, tuyên truyền viên; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số ngành… Hiện nay, Bộ Công Thương đã và đang hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vừng giai đoạn đoạn 2021 – 2030.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất và tiêu dùng bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến nhà sản xuất, kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và mất thị phần.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện năm 2023, Global Sourcing Fair Việt Nam 2024 sẽ mở ra cơ hội kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand sẽ mở ra nhiều động lực và kỳ vọng mới cho tương lai Việt Nam.
Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Không chỉ vàng miếng SJC mà vàng nhẫn cũng tăng giá mạnh những ngày gần đây và chênh rất cao so với giá thế giới. Thị trường vàng đang cần mô hình quản lý mới.
Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia.
Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Doanh nghiệp dần thích ứng với yêu cầu nhà nhập khẩu, sự gia tăng sử dụng nguyên vật liệu trong nước,… đã đưa cán cân thương mại xuất siêu 4,72 tỷ USD.
FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.
Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Đây là lý do mà các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để hợp tác đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Nhân dịp đầu xuân mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chia sẻ về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ dầu năm 2024.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam từ đầu năm đã có những tín hiệu khởi sắc, song, dự báo còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần cú huých mạnh mẽ hơn.
Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Xuất nhập khẩu tháng 1/2024 tăng gần 40%, kết quả của sự nỗ lực từ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và thị trường mới.
Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?

Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?

Nếu nói là “ăn may” tôi e rằng, đã làm mờ đi sự vận động của sản xuất, xuất khẩu, chỉ đạo của các bộ ngành, sự nỗ lực, bền bỉ của nông dân, doanh nghiệp…
Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

TS. Võ Trí Thành khuyến nghị điều hành vĩ mô theo hướng bám sát tình hình để có kịch bản phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ.
Ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam còn nhiều cơ hội để vươn xa

Ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam còn nhiều cơ hội để vươn xa

Năm 2024, dự báo nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp logistics tìm lại đơn hàng.
TS. Võ Trí Thành: Bất động sản sẽ phục hồi rõ nét

TS. Võ Trí Thành: Bất động sản sẽ phục hồi rõ nét

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ về quan điểm thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Cảnh giác với thủ đoạn dùng công nghệ video Deepfake để lừa đảo

Cảnh giác với thủ đoạn dùng công nghệ video Deepfake để lừa đảo

Deepfake trở thành cơn ác mộng đối với toàn xã hội, tội phạm mạng hiện đang khai thác trí tuệ nhân tạo để thực hiện các hành vi đánh cắp thông tin, lừa đảo.
Dự báo các hãng vận tải biển sẽ gặp khó khăn hơn trong năm 2024

Dự báo các hãng vận tải biển sẽ gặp khó khăn hơn trong năm 2024

Cuộc khủng hoảng, căng thẳng ở Biển Đỏ không phải là khó khăn duy nhất mà các hãng vận tải lớn phải đối mặt trong năm 2024.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gửi thông điệp "đoàn kết, lòng tin" tới WEF Davos 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gửi thông điệp "đoàn kết, lòng tin" tới WEF Davos 2024

Tại WEF Davos 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường đoàn kết quốc tế, tái thiết lòng tin, thúc đẩy hợp tác giữa các nước.
Bài 3: Khắc phục khó khăn trong chuyển đổi xanh để ngành gỗ bứt tốc

Bài 3: Khắc phục khó khăn trong chuyển đổi xanh để ngành gỗ bứt tốc

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang thay đổi, việc tập trung xây dựng hình ảnh ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%- 6,5%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động