Sản xuất thử nghiệm rượu Whisky: Ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước
Công nghiệp nhẹ Thứ tư, 05/08/2020 - 11:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tiềm năng lớn
Dự án "Sản xuất thử nghiệm rượu Whisky từ malt đại mạch và nguyên liệu thay thế của Việt Nam" được Bộ Công Thương giao cho Công ty Cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma (Hưng Yên) là đơn vị chủ trì thực hiện, Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương) là đơn vị tham gia phối hợp.
![]() |
Nhà máy sản xuất rượu của Công ty Cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma |
Mục tiêu của dự án nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ, mô hình thiết bị và sản xuất ở quy mô công nghiệp; triển khai sản xuất sản phẩm rượu Whisky từ malt đại mạch và nguyên liệu thay thế (ngô, gạo) có chất lượng tương đương sản phẩm nhập ngoại; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam…
Chia sẻ về sự cần thiết việc triển khai dự án, Thạc sĩ Hoàng Liên Hương - chủ nhiệm dự án - cho biết, tiềm năng thị trường đối với rượu Whisky nhập khẩu khá lớn và tăng trưởng không ngừng. Hàng năm, Việt Nam phải chi một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu rượu với giá cao. Những sản phẩm rượu Whisky có chất lượng tốt, giá phải chăng sẽ có tiềm năng tiêu thụ lớn và chờ đợi sự khai phá của doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Nâng giá trị nông sản
Thạc sĩ Hoàng Liên Hương cho rằng, Việt Nam là nước nông nghiệp có nguồn nguyên liệu tinh bột dồi dào. Với việc tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế cho một phần malt đại mạch nhập khẩu cũng như sử dụng thiết bị tự chế tạo, nguồn nhân công dồi dào, sẽ tạo được sản phẩm rượu Whisky nội địa có chất lượng tốt, giá thành đạt yêu cầu.
"Điều này đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt, chủ động được công nghệ và thiết bị sản xuất rượu Whisky, để có những sản phẩm Whisky mang thương hiệu Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường, thay thế cho sản phẩm nhái pha chế từ hương liệu" - Thạc sĩ Hoàng Liên Hương nhấn mạnh.
Quy trình công nghệ của dự án sản xuất thử nghiệm là quy trình tiên tiến, áp dụng sáng tạo công nghệ sản xuất Whisky truyền thống trên thế giới vào điều kiện Việt Nam. Công nghệ hoàn toàn có thể triển khai sản xuất ở quy mô công nghiệp và tạo được sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Thiết bị sản xuất của dự án hướng tới mức độ hiện tại và tự động hóa cao.
Kết quả dự án được áp dụng sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm rượu trong nước; đồng thời với lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống, còn góp phần mở thêm các cơ sở sản xuất mới, tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu gạo và ngô để sản xuất rượu Whisky càng nâng cao giá trị hai loại nông sản này. Nông dân các địa phương nơi có vùng nguyên liệu có thể yên tâm sản xuất nông nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp và ổn định thu nhập.
Việt Nam là nước nông nghiệp có nguồn nguyên liệu ngũ cốc phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi để chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao, trong đó có sản phẩm rượu Whisky. Do vậy, sự thành công của dự án giúp Việt Nam có một sản phẩm Whisky của riêng mình, đồng thời, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông sản Việt. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hỗ trợ doanh nghiệp điện tử tham gia chuỗi cung ứng

6 tháng đầu năm, sản xuất trang phục lập đỉnh mới

Thanh Hóa: Điều chỉnh, bổ sung hàng loạt cụm công nghiệp

Giày dép đứng đầu về tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp
Tin cùng chuyên mục

Tháo điểm nghẽn để xanh hóa toàn diện chuỗi cung ứng thời trang Việt

Năm 2022, ngành bao bì đón tiềm năng tăng trưởng

Dệt may Việt Nam hiện thực hoá giấc mơ tự chủ

Dệt may Việt Nam: Đối diện thách thức

Ngành da giày: Thoát hiểm nhờ FTA

Tháo “nút thắt” lao động cho doanh nghiệp dệt may, da giày khôi phục sản xuất

Ngành dệt may: Về đích theo kịch bản nào?

Dệt may nguy cơ mất đơn hàng

Doanh thu của nhiều “ông lớn” dệt may giảm mạnh vì giãn cách kéo dài

Tính chuyện đường dài cho ngành công nghiệp dệt may, da giày

Ngành nhựa: Chưa tự chủ được nguyên liệu đầu vào

Ngành dệt may “vướng” đủ đường

Doanh nghiệp ngành may thu không đủ bù chi

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồ uống trong dịch bệnh

Dệt may chủ động ứng phó với làn sóng Covid-19 mới

Chuyển đổi số- Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cho dệt may hậu Covid

Thừa Thiên Huế: Chỉ số công nghiệp 4 tháng đầu năm tiếp tục tăng

Doanh nghiệp dệt may “khát” lao động

Chế biến phụ phẩm thủy sản: Xóa khoảng trống tỷ USD
