Sản phẩm OCOP chưa “trưởng thành” khó vào siêu thị

Kỳ vọng vào siêu thị nhưng cũng lại mong muốn “một mình một đường ray”, khiến sản phẩm OCOP chưa thể đến với người tiêu dùng qua kênh phân phối hiện đại.
Khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hoá ẩm thực 6 tỉnh phía Bắc năm 2024 ''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị Tăng nhận diện hàng Việt trên kênh thương mại điện tử

Thời gian qua, nhiều sản phẩm OCOP đã và đang khẳng định được chất lượng, ghi dấu trên bản đồ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, nhưng thực tế cho thấy, sản phẩm OCOP chưa hấp dẫn người tiêu dùng. Không ít doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất - kinh doanh chia sẻ rằng, việc tiếp cận và đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ, dẫn tới sức cạnh tranh giảm sút…

Sản phẩm OCOP chưa “trưởng thành” khó vào siêu thị
Sản phẩm OCOP được quảng bá tại hệ thống siêu thị của Central Retail Việt Nam. Ảnh: Vũ Tân

Hợp tác xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội) có 4 sản phẩm được công nhận OCOP, chủ yếu là sản phẩm rau hữu cơ, cùng các sản phẩm dược liệu như trà hoa vàng và một số được liệu bảo hộ được bản quyền giống. Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương – cho hay, là hợp tác xã nhỏ, sản phẩm của chúng tôi được chọn gắn với giá trị bản địa. Với Tiên Dương, Đông Anh là xã sản xuất rau an toàn của TP trong nhiều năm qua, việc lựa chọn gắn với sự phát triển của địa phương chính là rau ăn lá. Tuy nhiên, Đông Anh đang trong quá trình lên quận, chúng tôi phải đối mặt với toàn bộ vùng trồng rau đều trong quy hoạch.

Sau thời gian cải tạo đất, các sản phẩm của chúng tôi đưa đến cho người tiêu dùng rất hài lòng. Hiện, lượng sản phẩm của chúng tôi được sản xuất theo kế hoạch và đáp ứng đủ cho người tiêu dùng tại địa bàn, không còn đủ số lượng để đưa vào siêu thị. Đó chính là cái khó khăn trong phát triển mở rộng diện tích và vướng quy hoạch đô thị. Năm nay, Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương đã phải đầu tư liên kết với Sóc Sơn, Thái Nguyên để có nguồn trồng ổn định nhằm đảm bảo nguồn cung, chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Công ty CP Sữa Con Bò Vàng (huyện Ba Vì, Hà Nội) hiện có hơn 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, trong đó, tiêu biểu là bánh sữa và sữa chua. “Nếu được vào kênh siêu thị thì thương hiệu của chúng tôi sẽ được nhiều người biết đến, tin dùng và chắc chắn sẽ bán được nhiều hàng hơn”, bà Phan Uyên - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Sữa Con Bò Vàng – chia sẻ và cho hay, hiện doanh nghiệp mới chỉ tiêu thụ qua các kênh cửa hàng nhỏ lẻ, chưa tiếp cận được các hệ thống siêu thị. Nguyên nhân là muốn vào hệ thống siêu thị phải mất phí mở mã vạch và phải ký gửi hàng hoá thanh toán theo từng đợt. Đại diện doanh nghiệp này đề xuất, siêu thị có chính sách hỗ trợ phí mở mã vào hệ thống siêu thị, hỗ trợ về thanh toán tiền hàng luôn cho doanh nghiệp khi đưa hàng vào để hỗ trợ nhà sản xuất, phân phối.

Cũng gặp khó khăn khi đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ hiện đại, ông Đàm Văn Đua - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao nêu thực trạng, Hợp tác xã dịch vụ Đông Cao (huyện Mê Linh, Hà Nội) có diện tích 200ha với sản lượng rau 60.000 tấn/năm.

Mặc dù TP. Hà Nội đã có hệ thống siêu thị hiện đại nhưng hiện việc tiêu thụ rau của Hợp tác xã chủ yếu thông qua các thương lái của hệ thống chợ truyền thống Hà Nội và các tỉnh. Trung bình từ 40 tấn/ngày, riêng vào thời kỳ tiêu thụ cao điểm vào các kỳ nghỉ lễ, tết có thể lên đến 400 tấn/ngày. Quá trình đưa sản phẩm rau xanh đạt tiêu chuẩn OCOP vào hệ thống siêu thị tiêu thụ gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo quản, vận chuyển.

Đại diện Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao cũng kiến nghị Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp dán tem nhãn sản phẩm OCOP khi đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ tiêu thụ, qua đó Hợp tác xã có thể chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Trong khi đó, phía đầu phân phối cũng có cái khó của họ. Bà Nguyễn Thị Kim Dung- Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Đông cho biết, thống bán lẻ Saigon Co.op hiện có hơn 130 mặt hàng OCOP. Sản phẩm nông sản Việt luôn được ưu tiên bày bán ở vị trí đẹp, đặc biệt là thời điểm thu hoạch rộ. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP vào được kênh bán hàng này, buộc phải đáp ứng những yêu cầu về quy trình vào hàng, chất lượng và cả khâu thanh toán.

Ngoài ra, để sản phẩm OCOP được khách hàng biết tới nhiều hơn, các chủ thể OCOP bên cạnh tập trung vào đảm bảo chất lượng, sản lượng sản phẩm, cũng cần chú trọng vào thiết kế bao bì theo hướng bắt mắt, thu hút khách hàng, mà thông qua đó, người tiêu dùng có thể hiểu được câu chuyện về sản phẩm, tạo sự khác biệt với sản phẩm OCOP của vùng miền khác.

Đến nay, cả nước đã có hơn 13.000 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó gần 74% đạt 3 sao, gần 25% đạt 4 sao và 42 sản phẩm đạt 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao. Chương trình OCOP đã thu hút hơn 7.400 chủ thể tham gia, bao gồm hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và tổ hợp tác.

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ, tuy nhiên, việc tiêu thụ các sản phẩm này cũng còn những khó khăn nhất định. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là bởi sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ dẫn tới sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.

Ngoài yếu tố về quy mô, năng lực quản trị của các chủ thể tham gia Chương trình OCOP yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, sự hiểu biết của một số cán bộ cơ sở và chủ thể sản xuất về quản lý chất lượng sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm chủ lực gặp khó khăn về vốn và công nghệ chế biến, bảo quản. Bên cạnh đó, khâu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP chưa được như mong muốn.

Trong thời gian vừa qua, các Sở, ngành, chức năng và cả doanh nghiệp phân phối cũng đã rất nỗ lực để có thể tăng sự hiện diện của sản phẩm OCOP tại các kệ siêu thị.

Riêng với hệ thống siêu thị, ngoài chiết khấu 0%, một số siêu thị đã tổ chức các tuần hàng, chợ phiên chuyên đề sản phẩm OCOP tại ngay khuôn viên siêu thị. Bên cạnh đó, các nhà phân phối, hệ thống siêu thị cũng tổ chức các buổi làm việc trực tiếp giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể, từ đó, các chủ thể OCOP biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, khả năng “vào hàng”.

Sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, của hệ thống siêu thị chỉ là "chất xúc tác". Rõ ràng, nỗ lực của một bên là không đủ, vấn đề cốt lõi vẫn phải xuất phát từ chủ thể sản xuất. Để sản phẩm OCOP vào được siêu thị, bắt buộc nó phải “trưởng thành", phải tuân theo luật chơi chung của thị trường bán lẻ hiện đại.

Chỉ khi chủ thể OCOP và các nhà bán lẻ hiện đại cùng đi chung trên một "đường ray", khi đó, sản phẩm OCOP mới có thể "vững chân" tại kênh phân phối này.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: siêu thị

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giữa khi xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, đã sáng lên tấm gương của người anh hùng là hàng xóm căn nhà gặp nạn.
Để Thương vụ Việt Nam là

Để Thương vụ Việt Nam là 'cánh tay nối dài' của Chính phủ và doanh nghiệp

Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp, các Thương vụ Việt Nam cần đẩy mạnh vai trò là "cánh tay nối dài" của Chính phủ và doanh nghiệp.
Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Trong giây phút cơn giận lấn át lý trí, nghi phạm Cao Văn Hùng đã tự tay hủy hoại cuộc đời mình, cướp đi sinh mạng của 11 người vô tội, gây phẫn nộ dư luận.
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều là thông tin đáng chú ý mới đây, tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất an toàn giao thông.

Tin cùng chuyên mục

Lấy vi phạm để

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Tuyên bố lấy các bài báo đưa tin về vi phạm kinh doanh của mình để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông, quá xem thường pháp luật.
Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Tin giả (Fake News) hiện nay đang gây 'nhức nhối', ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân của những tin tức giả cũng như cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chọn năm 2025 là năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy thể hiện quyết tâm chính trị cao của TP. Đà Nẵng trong thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nghề freelancer mang đến cho các bạn trẻ sự tự do, linh hoạt trong cuộc sống. Song, họ phải đánh đổi bằng việc thiếu vắng phúc lợi xã hội, bao gồm thưởng Tết.
Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

4 “đại án” về tội danh kinh tế, tham nhũng được đưa ra xét xử trong năm 2024 theo đúng kế hoạch đã cho thấy sự kiên quyết của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng giống thuốc chữa bệnh để trục lợi để lại những hệ lụy khó lường đối với an toàn và sức khỏe của người dùng.
Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Mấy ngày nay, tên tuổi anh bạn điển trai Mr Pips Phó Đức Nam vốn “nổi” như cồn nay bị cơ quan công an lột mặt nạ bỗng khiến người ta nhớ đến một “Nam” khác.
Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Để tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy chuyển đổi xanh, bền vững, Việt Nam phải hành động thật nhanh chóng, gấp rút, chuyển từ lập kế hoạch sang hành động.
Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Chính phủ luôn có những động thái bảo vệ doanh nghiệp, người dân và chính sách cơ cấu nợ là điều mà cả doanh nghiệp, người dân và ngân hàng đều rất mong chờ.
Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Biệt thự, xe sang hay những tiệc rượu với gái đẹp diễn cảnh làm màu, trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu hàng nghìn gia đình đã tan cửa nát nhà?
Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

Mới đây, 2 thương hiệu thời trang của Việt Nam lọt Top 10 thương hiệu hàng đầu Đông Nam Á năm 2024 cho thấy ngành thời trang Việt Nam ‘đang lớn’.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Chủ trương tinh gọn bộ máy, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn là một giải pháp quan trọng nhằm tối ưu hóa hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Quốc hội quyết nghị cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được người dân đồng tình ủng hộ.
Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

Đánh thuế bất động sản là chủ trương đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, làm sao để trúng đối tượng mà không gây ảnh hưởng đến người mua thực sự.

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội của những 'chuyên gia' tài chính tưởng chừng như đã cũ nhưng hóa ra lại vẫn có những biến ảo mới tinh vi, khó lường.
Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Việc tiếp cận những kiến thức tài chính phổ thông từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp các bạn trẻ biết cách quản lý và làm chủ tiền bạc của mình.
Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Để hiện thực hoá 'giấc mơ thế kỷ' đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam còn nhiều việc phải bàn, phải làm với nhiều bài toán cấp thiết cần lời giải.
Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu

Vụ việc bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu ở Bắc Ninh đặt ra yêu cầu phải xử lý nghiêm hành vi này.
Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại

Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại

Tình trạng thao túng đấu giá đất như ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa qua nếu không được kiểm soát, sẽ là lực cản lớn đối với thị trường bất động sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động