Trong đó, phía Anh nhấn mạnh nước này sẽ rời EU vào ngày 31/10 dù có hay không có thỏa thuận. Trong khi đó, ngày 18/8, tờ Sunday Times đã in các tài liệu chính phủ Anh bị rò rỉ các cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực, thuốc men và nhiên liệu trong một kịch bản Brexit không thỏa thuận. Chính phủ Anh cho biết một cựu bộ trưởng đã làm rò rỉ các tài liệu này để cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc thảo luận của Thủ tướng Anh với các nhà lãnh đạo EU.
Các tài liệu nói rằng Chính phủ Anh đang chuẩn bị cho Brexit không có thỏa thuận. Nước này cũng lên kế hoạch tránh biên giới cứng giữa Bắc Ailen và Cộng hòa Ailen. Tài liệu cho biết Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận có thể ảnh hưởng tới quốc gia này. Ví dụ như thực phẩm tươi sống trở nên ít hơn và giá cả tăng cao; một biên giới Ailen cứng sau khi kế hoạch tránh kiểm tra thất bại, gây ra các cuộc biểu tình, nhiên liệu trở nên ít hơn và khoảng 2000 việc làm bị mất nếu Chính phủ đặt mức thuế nhập khẩu dầu xuống 0%, dẫn đến nhiều khả năng hai nhà máy lọc dầu phải đóng cửa; bệnh nhân ở Anh phải chờ thuốc lâu hơn bao gồm cả vắc xin insulin và cúm; sự rối loại gia tăng trong cộng đồng do thiếu thực phẩm và thuốc men; các hành khách bị chậm chuyến tại các sân bay EU và sự gián đoạn trong vận chuyển hàng hóa tại các cảng kéo dài đến ba tháng do kiểm tra hải quan trước khi lưu lượng hàng hóa cải thiện đến 50-70% mức giá hiện tại.
Brexit không thỏa thuận là một kịch bản tồi tệ nhất, do đó các bước đi quan trọng phải thực hiện trong 3 tuần qua để đẩy nhanh kế hoạch Brexit. Nhiều người cho rằng mô tả tại tài liệu của Chính phủ Anh là "đáng tin cậy” và “nói lên mức độ rủi ro mà Anh đang phải đối mặt với Brexit không thỏa thuận ở hầu hết mọi lĩnh vực”. Các nghị sĩ cho biết, việc các tài liệu bị rò rỉ cho thấy những ảnh hưởng của Brexit không có thỏa thuận nên được xem xét nghiêm túc hơn. Vụ rò rỉ tài liệu xảy ra khi Thủ tướng Anh chuẩn bị tới Berlin để gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 21/8, trước khi tới Paris để gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 22/8. Ông Johnson dự kiến sẽ thông tin rằng Nghị viện Anh không thể và sẽ không thay đổi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 và khẳng định phải có một thỏa thuận mới để thay thế thỏa thuận Brexit của cựu Thủ tướng Theresa May đã bị các nghị sĩ Anh từ chối ba lần. Tuy nhiên, người ta cho rằng các cuộc thảo luận sẽ chủ yếu tập trung vào các vấn đề như chính sách đối ngoại, an ninh, thương mại và môi trường, trước hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tuần tới. Khi Thủ tướng Anh gặp các nhà lãnh đạo quyền lực nhất của EU - sẽ lặp lại thông điệp rằng Vương quốc Anh sẽ rời đi, bất kể là gì, vào cuối tháng 10. Nhưng dường như có rất ít cơ hội của bất kỳ tiến bộ trong những ngày tới. Chính phủ Anh không có vẻ lạc quan, còn các nghị sĩ Anh lo lắng nước này "đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng kinh tế". Do đó, họ đề xuất Quốc hội cần được triệu hồi ngay vào tháng 8 và họp cho đến ngày 31/10 để lắng nghe tiếng nói của người dân và có thể cân nhắc kỹ lưỡng về chính phủ.