RCEP và 5 điều đáng chú ý tại chương trình nghị sự 2018

Theo chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33, các nhà lãnh đạo từ 16 quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ gặp nhau tại Singapore cho Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ hai vào ngày 14/11 để tìm kiếm những gì được gọi là "kết luận đáng kể" về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực, một hiệp định thương mại tự do được đề xuất sẽ liên kết hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực - Trung Quốc và Nhật Bản - với Ấn Độ và Việt Nam đang phát triển nhanh.  
rcep va 5 dieu dang chu y tai chuong trinh nghi su 2018
Frameworks of major Asia-Pacific trade deals

Tiến trình đàm phán được bắt đầu vào năm 2013, nhưng được đặc biệt tăng tốc trong năm nay trong bối cảnh các chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump được đẩy mạnh. Với thế giới, RCEP có 5 điều đáng chú ý hiện nay:

RCEP là gì và khác với CPTPP như thế nào?

RCEP là một khuôn khổ thương mại tự do đa phương như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhưng RCEP có quy mô lớn hơn, bao trùm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 16 quốc gia này chiếm gần 50% dân số thế giới và khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. 7 quốc gia gồm - Singapore, Malaysia, Việt Nam, Brunei, Nhật Bản, Australia và New Zealand - cũng là thành viên của Hiệp định CPTPP (hay TPP-11)- hiệp định sẽ ​​có hiệu lực vào 30 tháng 12 tới.

RCEP khác với các hiệp định thương mại đa phương khác một phần bằng cách chỉ bao gồm các nước châu Á-Thái Bình Dương. Hiệp định này có mức độ thấp hơn TPP-11 trong việc giải phóng thương mại và thiết lập các quy tắc nền tảng trong các lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, môi trường và vấn đề các doanh nghiệp nhà nước.

Hiệp định này ảnh hưởng như thế nào đến thương mại toàn cầu?

Điều quan trọng hiện nay là RCEP bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Như Locknie Hsu, giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore cho biết Ấn Độ và Trung Quốc không được kết nối bởi một FTA, vì vậy đây là một cơ hội để đưa hai nền kinh tế lớn của châu Á tham gia trong một bộ quy tắc chung.

Hiệp định này được kỳ vọng sẽ khuyến khích thương mại, đầu tư xuyên biên giới và dòng chảy tài năng ở châu Á. Với sự thúc đẩy bởi toàn cầu hóa từ Mỹ và các nước khác, việc hoàn thiện RCEP sẽ là "một tín hiệu bổ sung bởi khối lượng lớn các cam kết khu vực thực hiện về thương mại, tự do hóa và đầu tư”.

Tại sao các thành viên lại mong muốn hoàn tất RCEP ngay bây giờ?

Mức độ phát triển kinh tế khác nhau và các lợi ích khác nhau giữa các quốc gia thành viên đã làm cho các cuộc đàm phán trở nên khó khăn. Nhưng những động thái đơn phương của Mỹ về thương mại và căng thẳng leo thang với Trung Quốc đã tạo động lực mới cho RCEP. Singapore- một quốc gia phụ thuộc vào thương mại- là chủ tịch ASEAN trong năm nay, đặc biệt quan tâm để đưa các cuộc đàm phán đi đến kết quả cuối cùng.

Một số thành viên phải đối mặt với các cuộc bầu cử quốc gia vào năm tới, bao gồm Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan. Các quyết định chính trị liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như thương mại hàng nông sản có thể bị giữ lại khiến cho năm nay có khả năng là cơ hội cuối cùng trong một thời gian để kết thúc hiệp định RCEP.

Các điểm nghẽn hiện nay của RCEP là gì?

Trong số 18 chương được đàm phán, chỉ có 5 chương đã được hoàn tất. Tiếp cận thị trường, bao gồm việc loại bỏ thuế quan, vẫn là vấn đề gai góc nhất, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển.

Ấn Độ được xem là đối tác miễn cưỡng mở cửa thị trường. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới từ năm 2017 cho thấy ngành nông nghiệp của quốc gia này đóng góp khoảng 15% GDP và chiếm 43% lực lượng lao động. Việc giảm thuế quan hoặc rào cản đầu tư có thể gây hại cho các ngành công nghiệp trong nước và làm tổn thương chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi trước một cuộc tổng tuyển cử sắp tới. RCEP cũng nhạy cảm với Ấn Độ vì thâm hụt thương mại lớn và đang gia tăng của nước này với Trung Quốc. Nhiều người cho rằng sự mất cân đối này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu hiệp định thương mại có hiệu lực.

Tuy nhiên, New Delhi không muốn các đối tác của mình mở cửa thị trường lao động của họ, bởi vì Ấn Độ cung cấp một lượng lớn tài năng công nghệ thông tin. Thương mại điện tử là một chương đàm phán khó khăn khác của RCEP, vì nó liên quan đến việc xử lý dữ liệu qua các biên giới.

RCEP có khả năng hoàn tất trong năm nay không?

Các vòng đàm phán trước đây cho thấy việc đạt được một hiệp định vẫn còn xa vời. Những gì đủ điều kiện để có “một kết thúc đáng kể” là không rõ ràng, và một số nhà quan sát quan ngại rằng bất kỳ tiến bộ nào đối với hiệp định cuối cùng đều có thể được coi là đạt được mục tiêu. Tại Hội nghị Cấp cao RCEP năm nay, không chắc chắn rằng RCEP sẽ được kết luận là kết thúc đáng kể mà có thể tiếp tục đàm phán để đưa ra định hướng cho năm tới.

Với nỗ lực tối đa, các nhà đàm phán sẽ tiếp tục thảo luận và để lại những vấn đề khó khăn đòi hỏi các quyết định chính trị cho phiên họp cấp Bộ trưởng vào ngày 12/11, sau đó là Hội nghị Cấp cao RCEP vào ngày 14/11. Tuy vậy, theo dự thảo tuyên bố chung của hội nghị, các thành viên đặt mục tiêu đạt được hoàn tất RCEP cuối cùng vào năm tới./.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

Mới đây, dựa trên nghiên cứu ấn phẩm Di chuyển và di cư của lao động có kỹ năng nghề: Thách thức và cơ hội cho Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), bà Elisabetta - Chuyên gia Vụ Nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - cho rằng: Nhận thức di cư của lao động có kỹ năng nghề làm tổn hại đến nguồn lực của quốc gia là sai lầm; Ý niệm "chảy máu chất xám" cũng đã lỗi thời. Do vậy các quốc gia ASEAN cũng không nên lo lắng.
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Một nội dung quan trọng thảo luận mở giữa đại diện SOM ASEAN Việt Nam và Ban Thứ ký ASEAN tại cuộc “Tọa đàm cấp cao về Năm ASEAN 2020”, diễn ra ở Hà Nội, ngày 26/8/2019, do Bộ Ngoại giao tổ chức, là lắng nghe đề xuất từ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hiệu quả, chuẩn bị các nội dung nghị sự cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Tại Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ 8 vừa diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc), các bên đã nhất trí kết thúc 100% đàm phán mở cửa thị trường và nỗ lực để hướng đến việc ký kết hiệp định trong năm 2020 tại Việt Nam.
Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau khi đạt được các hiệp định thương mại tự do trong năm nay với Singapore và Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn có động lực lớn hơn cho các nền kinh tế lớn khác ở Đông Nam Á để đẩy nhanh tiến độ đạt được các hiệp định thương mại, nhưng các cuộc đàm phán với EU đang gặp những khó khăn nhất định.
Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Đã 8 năm kể từ khi Timor-Leste nộp đơn đăng ký chính thức để trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng cho đến nay, khối này vẫn chưa chấp nhận Timor-Leste là thành viên thứ 11 của mình.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Theo chương trình nghị sự của ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 02-03/8. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị này, cùng với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra cuộc thảo luận ở khu vực Đông Nam Á về việc các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ các công ty đa quốc gia chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng không có nhiều ý kiến cho rằng cơ hội thuộc về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

Cạnh tranh điều tất yếu mang tính tự nhiên và có thể chấp nhận được đối với các quốc gia để giành lợi thế về thị trường, công nghệ… Nhưng để có được một cuộc đối đầu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí xung đột, căng thẳng thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt.
Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

Chống hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững; truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng thủy sản...  là một số nội dung chính được trao đổi trong Cuộc họp của Nhóm công tác Thủy sản ASEAN (ASWGFi) diễn ra trong 3 ngày từ 27 – 29/6 tại TP. Đà Nẵng.
ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền vừa thông báo phát động Giải thưởng ASEAN về Công nghệ thông tin và truyền thông (ASEAN ICT Awards – AICTA). Đây là giải thưởng uy tín bậc nhất khu vực, được tổ chức thường niên, dưới sự giám sát và công nhận của các Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực ICT của 10 quốc gia ASEAN.
Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

ASEAN cần đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định RCEP, chú trọng kết nối và phát triển các mạng lưới trung tâm công nghệ 4.0, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Khi xem xét những tiến bộ hữu hình được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù cơ hội để kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm nay là khá ảm đạm, nhưng các quan chức thương mại vẫn tin tưởng các cuộc đàm phán sẽ được hoàn thành vào tháng 11 trong nỗ lực thúc đẩy nguyên tắc “trung tâm ASEAN”.    
Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đạt được tiến bộ đáng kể và hiện đang đi vào giai đoạn cuối cùng, dự kiến sẽ kết thúc trong năm 2019. Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn.
Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD khi chế độ thương mại thuế quan bằng 0 trong ASEAN. 
Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Chiều ngày 18/1/2019, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2019), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức lễ công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam” - “Tourism Stories - The Vietnam Edition”.
Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Ngày 9/1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức họp báo thông tin về Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019 (ATF) sẽ diễn ra tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) từ ngày 14-19/1/2019.  
Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Thông tin báo cáo từ Tổng cục Du lịch cho biết, hiện nay các công tác chuẩn bị cho Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019  tại Quảng Ninh đang được khẩn trương hoàn tất. 
Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Microsoft, Google và các công ty công nghệ lớn khác đã cam kết sẽ giúp đào tạo kỹ năng số cho khoảng 20 triệu người ở Đông Nam Á vào năm 2020 để bảo đảm lực lượng dân số trong độ tuổi lao động đang phát triển của khu vực này có thể đáp ứng phù hợp với thị trường việc làm trong tương lai.
Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Gần 3 năm sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, trong khi hàng hóa của các nước trong khu vực, nhất là hàng Thái Lan tràn vào Việt Nam thì ở chiều ngược lại, DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tiềm năng lớn từ thị trường này. 
Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Sáng ngày 31/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo phổ biến hoạt động của Ủy ban Thống kê cộng đồng ASEAN do Tổng cục Thống kê phối hợp với Cơ quan Thống kê ASEAN thuộc Ban Thư ký ASEAN, Dự án COMPASS tổ chức nhằm tăng cường phổ biến thông tin về các hoạt động của thống kê ASEAN.  
Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Ngày 10/10, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam chính thức khởi động chương trình tìm kiếm ứng viên cho Chương trình Thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á 2019. Học sinh lớp 10 và lớp 11 các trường trung học phổ thông Việt Nam có năng lực lãnh đạo thể hiện qua kết quả học tập, sự đóng góp cho cộng đồng cũng như các hoạt động ngoài giảng đường, có khả năng tiếng Anh tốt có thể nộp đơn tham gia chương trình.
Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Với không gian thị trường 660 triệu dân, GDP dự kiến đạt 2,75 ngàn tỷ USD vào năm 2030, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mở ra rất nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam.
"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

Với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo, chính trị, giới kinh doanh, nhà khoa học, tổ chức xã hội, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), theo như cách nói của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có thể xem như một "phiên chợ" ý tưởng và cơ hội tuyệt vời để bàn về kinh tế toàn cầu. 
Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), chiều 12/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Cisco đã công bố Báo cáo nghiên cứu “Công nghệ và Tương lai việc làm ASEAN” nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo tới việc làm của 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Theo đó, trong vòng 10 năm tới, các quốc gia này có khả năng bị ảnh hưởng lớn về cơ hội việc làm...
Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, ngày 29/4/2017 tại Manila, Philippines, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chỉ đạo các nước ASEAN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng tối đa các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) mang lại, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện và sự phát triển cân bằng, chia sẻ thịnh vương chung trong khu vực ASEAN cũng như đối với từng nước trong khu vực.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động