Rạng Đông và câu chuyện về vị thế của hàng Việt

Kiên định phát triển bằng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và sự tử tế, nhiều sản phẩm của Rạng Đông đã chiếm trọn niềm tin người tiêu dùng.
Phát huy vai trò của công đoàn với Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' Đa dạng hoạt động đưa hàng Việt về đất ‘sen hồng’

Thành công nhờ sáng tạo

Từ những chiếc bóng đèn sợi đốt, phích nước Rạng Đông, đến nay Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông được biết đến là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chiếu sáng tại Việt Nam. Rạng Đông ngày càng có thêm nhiều diện mạo mới với sự phát triển vượt bậc về hệ sinh thái sản phẩm phẩm LED IoT, đưa đến thị trường giải pháp Rallismart – SmartHome, Smart City, Smart Farm…

Rạng Đông không ngừng đổi mới sáng tạo, đầu tư cho khoa học - công nghệ để nghiên cứu phát triển sản phẩm
Rạng Đông không ngừng đổi mới sáng tạo, đầu tư cho khoa học - công nghệ để nghiên cứu phát triển sản phẩm. Ảnh: RĐ

Đáng chú ý, sau hơn 60 xây dựng và phát triển, Rạng Đông đã có mức tăng trưởng đáng nể phục. Tại thời điểm khi mới cổ phần hóa (năm 2004), công ty đạt doanh thu gần 400 tỷ đồng. Sau 20 năm, Rạng Đông ghi dấu ấn với doanh thu 8.316 tỷ đồng, tăng 20,4% và tăng hơn 20 lần so với năm 2004. 6 tháng đầu năm 2024, công ty đạt doanh thu hơn 4.950 tỷ đồng, tăng 35,2% so với cùng kỳ.

Một trong những yếu tố giúp Rạng Đông chinh phục người tiêu dùng đó là thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng đến việc đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước ưu tiên sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, hạn chế phát thải carbon. Nhờ đó những sản phẩm Rạng Đông được nghiên cứu thiết kế tại Việt Nam, do người Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khi đến làm việc và trao tặng Bằng khen cho Rạng Đông vì thành tích chuyển đổi số năm 2023 đã rút ra kết luận: Rạng Đông đã tìm thấy chìa khóa quan trọng nhất của chuyển đổi số là “thông minh hóa”. Công ty đã tập trung vào thông minh hóa những gì mình đang có và làm ra những sản phẩm, dịch vụ thông minh. Kế thừa quá khứ và mở ra tương lai – đó là cách mà bất cứ tổ chức nào muốn phát triển bền vững đều phải tuân theo. Mỗi thế hệ Rạng Đông đều phải kể được câu chuyện của thế hệ mình, phải viết lên trang sử của mình, để rồi truyền tiếp cho thế hệ sau.

Quả nhiên, thời gian qua, Rạng Đông đã đi những bước cẩn trọng nhưng quyết đoán để tạo nền móng vững chắc cho tầm nhìn, mục tiêu đầy tham vọng: Đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp số, dẫn đầu thị trường chiếu sáng tại Việt Nam; tiên phong trong lĩnh vực cung cấp hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ 4.0; phát triển nhanh, bền vững với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân, bình quân trên 25%/ năm.

Và trong gần 4 năm tiến hành chuyển đổi số, Rạng Đông luôn theo đuổi một triết lý cốt lõi là xác định con đường phát triển bằng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và sự tử tế; xây dựng công ty có môi trường làm việc luôn sáng tạo, văn hóa hơn, chuyên nghiệp hơn và hạnh phúc hơn.

Và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Không chỉ ghi dấu ấn trong nước mà các sản phẩm của Rạng Đông còn chinh phục người tiêu dùng ở nước ngoài. Sản phẩm LED và điện tử của công ty đã tới nhiều thị trường như: Trung Quốc, Cuba, Hàn Quốc, Trung Đông, Sri Lanka, Mỹ...

Tuy nhiên với phương châm ưu tiên sử dụng và tiêu thụ hàng sản xuất trong ngành và trong nước, thời gian qua, Công đoàn Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trên cơ sở văn bản thỏa thuận hợp tác giữa Công đoàn Công Thương Việt Nam với Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Đảng ủy, Ban lãnh đạo công ty đã lãnh đạo, phân công đầu mối phụ trách trực tiếp là Chủ tịch Công đoàn công ty và trưởng kênh siêu thị, quà tặng - phòng bán hàng và tạo điều kiện về chính sách giá, cơ chế hỗ trợ tiêu thụ tốt nhất để thúc đẩy cung ứng sản phẩm hàng hóa giá ưu đãi cho đoàn viên, người lao động và doanh nghiệp trong ngành, thông qua Công đoàn Công Thương Việt Nam gửi catalogue, mẫu sản phẩm giới thiệu đến các công đoàn cơ sở và cấp trên cơ sở.

Ngoài ra, công ty liên tục cải tiến thiết kế, quy trình công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tỷ lệ nội địa hóa bán thành phẩm từ doanh nghiệp trong nước, giảm nhập khẩu, tự chế tạo các dây chuyền sản xuất tự động với chi phí thấp từ đó nâng cao trình độ tự động hóa, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, chất lượng sản phẩm tin cậy, nâng cao dịch vụ chăm sóc và cơ chế hỗ trợ tiêu thụ mang lại giá trị cho người dùng cuối.

Bà Vũ Thị Hồng Nhung - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông - cho biết.“Về phía Công đoàn công ty, Ban chấp hành Công đoàn Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tổ chức tuyên truyền đến từng đoàn viên, người lao động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và tích cực hợp tác liên kết với các công ty trong ngành như Tổng công ty May 10, Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà… để mua sản phẩm đồng phục, quà tặng Tết Trung thu, Tết Nguyên đán cho con em và cán bộ công nhân viên; đồng thời chủ động liên hệ Công đoàn Công Thương Việt Nam, công đoàn các cấp để giới thiệu sản phẩm, đề xuất chính sách giá ưu đãi cao hơn văn bản thỏa thuận hợp tác với Công đoàn Công Thương Việt Nam”.

Để giúp công tác tiếp cận có hiệu quả, công đoàn thường xuyên tham gia hội chợ, triển lãm để giới thiệu, bán sản phẩm, dịch vụ của công ty đến đông đảo người tiêu dùng.

Báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2020-2023 của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cho thấy: Công đoàn các cấp đã hợp tác mua sản phẩm Rạng Đông với doanh thu 330 triệu đồng, Công đoàn Công ty Rạng Đông mua sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành 3,7 tỷ đồng.

Để cuộc vận động có tính lan tỏa cao, bà Vũ Thị Hồng Nhung mong muốn, thời gian tới tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Công đoàn Công Thương Việt Nam làm cầu nối hợp tác giữa doanh nghiệp trong ngành, có trách nhiệm trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau để nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đổi mới sáng tạo

Tin mới nhất

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

AEON Việt Nam khai mạc “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm Doanh nghiệp Việt” và “Chương trình Kết nối Doanh nghiệp đưa hàng vào chuỗi siêu thị AEON năm 2024
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', các doanh nghiệp Thái Bình đã tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”có ý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng lâu dài với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền sản xuất.
Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Tối 30/11, Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt” đã chính thức được khai mạc tại siêu thị GO! Thăng Long, Hà Nội.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Chương trình 'Tự hào nông sản Việt Nam' tạo cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu, xúc tiến sản phẩm của các địa phương tới thị trường trong và ngoài nước.
Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Đưa hàng Việt về nông thôn; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt; tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại… là giải pháp Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Tối 28/11, tại Hà Nội, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội và Sở Công Thương phối hợp tổ chức lễ tôn vinh "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" năm 2024.
Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Sáng 28/11, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Từ vận động đến tự hào sản xuất tiêu dùng hàng Việt.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Ngày 28/11, tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), sẽ diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chỉ cách đây hơn 10 năm, thị trường thời trang Việt là ‘mảnh đất’ của rất nhiều thương hiệu Việt như: Việt Thy, Hoàng Phúc, Ninomaxx, PT2000, SevenAM, Elise…
Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đảng bộ EVNCPC được trao Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nước ta.
Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Trong sự thành công của hàng Việt, thương hiệu Việt phải kể đến vai trò dẫn dắt của Bộ Công Thương trong định hướng chiến lược, cập nhật thông tin thị trường.
Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động