Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ 'thẻ vàng' IUU Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nêu rõ: Từ năm 2017, khi nhận cảnh báo '‘thẻ vàng’' của Ủy ban châu Âu (EC), Việt Nam đã nhận thức được những tác động tiêu cực của vấn đề này đối với phát triển ngành thủy sản lâu dài. Từ đó đến nay, vấn đề này càng được nhận thức sâu sắc và đầy đủ từ cấp ủy Đảng đến hệ thống chính trị, các địa phương, nhận thức của ngư dân, người lao động có liên quan; hành động cũng ngày càng mạnh mẽ, tích cực hơn.
Các đồng chí chủ trì hội nghị tại điểm cầu trụ sở Trung ương Đảng |
‘Có nhận thức đủ mới hành động đủ, cần có quyết tâm đủ để thực hiện mục tiêu, giải pháp của Chỉ thị 32-CT/TW. Đặc biệt, mục tiêu rất cao là gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ trong năm 2024’, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Đồng chí Trương Thị Mai chỉ rõ, đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương nhằm gỡ cảnh báo '‘thẻ vàng’' của Ủy ban châu Âu trong năm 2024. Điều này không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu thủy sản, đời sống của hàng triệu ngư dân, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Cho rằng, nếu một bộ, ngành, địa phương, thậm chí là một tàu cá thực hiện không tốt có thể làm hỏng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để ngư dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng; biểu dương các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt, đồng thời kịp thời kiểm tra giám sát, nhắc nhở những tổ chức, cá nhân thực hiện chưa tốt.
Đồng chí Trương Thị Mai cũng đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần thường xuyên theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương. Về lâu dài, các bộ, ngành, địa phương cũng cần quan tâm đến cuộc sống ngư dân, chính sách bảo tồn phát triển thủy sản lâu dài.
Quyết tâm gỡ cảnh báo 'thẻ vàng' thủy sản trong năm 2024 |
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã thông qua chương trình hành động và kế hoạch của Chính phủ về triển khai thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.
Tinh thần của chương trình hành động xác định công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo '‘thẻ vàng’' trong năm 2024.
Về nhiệm vụ, giải pháp ngắn hạn, Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác chống khai thác IUU.
Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan chống khai thác IUU để xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”; nâng cao năng lực thực thi pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU; đặc biệt là hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Triển khai đồng bộ, quyết liệt pháp luật về thủy sản trong quản lý đội tàu, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng, xuất, nhập bến phải tuân thủ đầy đủ theo quy định pháp luật.... Theo dõi, giám sát 100% tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, nắm rõ và xử lý nghiêm từng trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS, vượt ranh giới cho phép trên biển…
Chính phủ cũng yêu cầu điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời, tăng cường biện pháp ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan để sớm gỡ cảnh báo thẻ vàng; không để tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài ảnh hưởng đến quan hệ với các nước.
Kịp thời đấu tranh ngoại giao đối với việc tàu cá, ngư dân Việt Nam không vi phạm khai thác bất hợp pháp bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, xử lý tại vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định với các nước.
Về lâu dài, Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thủy sản; thực hiện mạnh mẽ giải pháp chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề bền vững, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển, giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản cho ngư dân. Bên cạnh đó, đảm bảo số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển; cải thiện sinh kế, nâng cao cuộc sống của cộng đồng ngư dân ven biển và hải đảo.
Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng thuỷ sản; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành thuỷ sản phát triển lâu dài, gắn với bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế bền vững...
Tăng cường hợp tác quốc tế về thủy sản, đàm phán, phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước, giải quyết các tranh chấp trên biển...