Thứ hai 21/04/2025 09:23

Quyết liệt xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương, Sở Công Thương các địa phương và nhiều đơn vị liên quan đã và đang chủ động, quyết liệt vào cuộc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp cung ứng, phân phối, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi găm hàng trục lợi và vi phạm khác nếu có.
Xử lý nghiêm minh, dứt điểm, đúng luật các hành vi găm hàng

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong cuộc họp mới đây với đại diện các bộ, ngành, địa phương về tình hình đảm bảo cung ứng xăng dầu trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhiều lần nhắc, cần phải xử lý nghiêm minh, dứt điểm, đúng luật các hành vi găm hàng, bán nhỏ giọt, đóng cửa của các cửa hàng xăng dầu. Ngay sau khi kết thúc cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 150/QĐ-BCT thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số doanh nghiệp.

Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu

Thông tin từ Đoàn kiểm tra, ngày 10/2, khi kiểm tra các cửa hàng xăng dầu ở một số tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam bộ, có đơn vị đã không còn hàng trong bồn để bán, trong quá trình chờ đơn vị đầu mối tiếp thêm; nhưng cũng có tình trạng cửa hàng còn xăng nhưng không bán.

Cụ thể, khi kiểm tra đột xuất 10 cửa hàng xăng dầu tại Vĩnh Long, phát hiện 2 đơn vị treo biển hết xăng RON 95, khi kiểm tra bồn không còn xăng. Đoàn kiểm tra đã tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình các giấy tờ liên quan để truy xuất nguồn cung xăng dầu từ các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, cho thấy một số thương nhân đầu mối đã không cung cấp xăng cho cây xăng để bán hàng. Hay kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại Sóc Trăng, Đoàn kiểm tra đã phát hiện có đơn vị trong bồn vẫn chứa tới 7.000 lít xăng nhưng không mở bán. Chủ cây xăng lý giải là do đơn vị đầu mối mới cung cấp hàng nên chưa kịp mở bán.

Ông Lê Việt Long - Chánh thanh tra, Trưởng Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương - cho biết, với bất cứ lý do gì, tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng là phải truy đến cùng, kiên quyết xử lý nghiêm minh, dứt điểm, đúng luật. Bởi vì, tình trạng này sẽ khó khăn cho điều hành cung ứng xăng dầu và tổn hại nặng nề cho chương trình phục hồi kinh tế.

Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với địa phương, chỉ đạo các đơn vị liên quan theo thẩm quyền để kiên quyết đình chỉ, tạm đình chỉ, kiên quyết rút giấy phép đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm.

Trước đó, để bảo đảm việc cung ứng xăng dầu cho thị trường được duy trì liên tục, Bộ Công Thương đã có Công văn số 517/CĐ-BCT ngày 28/1/2022 chỉ đạo các doanh nghiệp và Sở Công Thương các địa phương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường (QLTT) các địa phương và đơn vị liên quan triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Ở một số địa phương (Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang, Đăk Lăk…), lực lượng QLTT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, đã phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngưng hoạt động do nhiều nguyên nhân (không có đủ nguồn cung xăng dầu, lượng tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng tăng cao do nhu cầu đi lại, không có đủ nhân lực để kinh doanh tại các cửa hàng). Hay trước ngày điều chỉnh giá xăng dầu (11/2), ngày 10/2, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Thái Nguyên) đã phát hiện một cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tạm ngừng bán xăng dầu nhưng không thông báo cho cơ quan chức năng. Đội đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và đề xuất người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt theo quy định.

Kiên quyết xử lý

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ Công Thương, các Sở Công Thương, Cục QLTT địa phương đã và đang triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

Một cửa hàng xăng dầu tại Thái Nguyên ngừng bán hàng nhưng không thông báo cho cơ quan quản lý

Đơn cử như tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 16/2 - 31/5/2022, đoàn thanh tra của Sở Công Thương thành phố sẽ kiểm tra tại 18 đơn vị bán buôn, đại lý xăng dầu về các hoạt động mua bán, nhập khẩu, dự trữ theo hình thức thông báo trước cho thương nhân được kiểm tra.

Theo bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, hiện các đầu mối xăng dầu trên địa bàn thành phố đều cam kết đảm bảo lượng hàng dự trữ, ổn định giá cả các mặt hàng xăng dầu. Lực lượng QLTT đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cơ sở găm hàng, trục lợi. Lãnh đạo thành phố cũng quán triệt, thống nhất quan điểm: Nếu doanh nghiệp có hiện tượng không minh bạch thì xử lý nghiêm.

Tại tỉnh Tây Ninh, đại diện Cục QLTT tỉnh thông tin, trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện vi phạm, Cục sẽ không nhân nhượng, đồng thời tăng cường áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu có thời hạn hoặc nặng hơn, sẽ kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi cũng chủ động gửi văn bản yêu cầu các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về kinh doanh xăng dầu; trực tiếp liên lạc với các thương nhân phân phối, thương nhân đầu mối trên địa bàn tỉnh yêu cầu duy trì đảm bảo nguồn cung xăng dầu ra thị trường. Đồng thời, kiểm tra, giám sát các thương nhân xăng dầu trong hệ thống phân phối đảm bảo nguồn cung ra thị trường, liên đới chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng cục QLTT, Cục QLTT các địa phương chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan chức năng cùng cấp tiến hành kiểm tra thường xuyên, đột suất với tần suất dày 1 - 2 ngày/lần để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm.
Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến lớn của Ai Cập trong ngành dầu khí

Giá dầu giảm khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về thuế

Sau sắp xếp, Petrovietnam sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án đặc biệt

Dự báo giá dầu năm 2025/2026 có nguy cơ giảm

Giá dầu tăng khi Mỹ hủy giấy phép của Chevron tại Venezuela

Petrovietnam nộp ngân sách 'khủng' ngay tháng đầu năm 2025

Thuế quan Trung Quốc sẽ cản trở xuất khẩu LNG của Mỹ?

Petrovietnam bứt phá trong kỷ nguyên năng lượng mới

Bộ Công Thương kiểm tra nguồn cung xăng dầu Tết Ất Tỵ

Petrovietnam muốn 'bắt tay' các đối tác Czech phát triển năng lượng

Kiến nghị chỉnh sửa quy định ứng phó sự cố tràn dầu

Petrovietnam ra quân quyết tâm hoàn thành dự án nhiệt điện lớn tốp đầu Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Phản ứng của thị trường dầu sau quyết định hoãn tăng sản lượng của OPEC+

Quan chức OPEC+ hé lộ kế hoạch giảm sản lượng dầu trong năm 2025

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Điều gì đã làm giá dầu thế giới hôm nay 'hạ nhiệt' sau một tuần biến động?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học