Quyền con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Cho đến nay khái niệm quyền con người không còn xa lạ với mọi người. Khái niệm này đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp 2013.
Việt Nam chủ động tham gia hợp tác vì quyền con người Quyền con người: Một mục tiêu hàng đầu trong cải cách luật pháp và tư pháp Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền về quyền con người

Nội dung cơ bản của quyền con người là các nhu cầu về vật chất (như ăn, ở, đi lại, môi trường…) và tinh thần (tự do internet, tham gia mạng xã hội, tự do ngôn luận, báo chí, tự do tiếp cận thông tin…) của mọi người. Tuy nhiên cho đến nay phần lớn người chỉ hiểu quyền con người về mặt “quyền” mà chưa hiểu hoặc quên đi quyền con người về mặt “trách nhiệm”, “nghĩa vụ” của mỗi người đối với người khác và xã hội. Cũng còn không ít người hiểu “quyền con người là người ta muốn làm gì thì làm”… Theo nguyên nghĩa - quyền con người không chỉ có “quyền” mà còn bao hàm cả “nghĩa vụ - trách nhiệm” của mỗi người đối với người khác và cộng đồng.

Quyền con người trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Ảnh minh họa

Theo một tài liệu của Liên hợp quốc, quyền con người có đến gần 50 định nghĩa. Sự khác biệt giữa các định nghĩa không chỉ do cách nhìn nhận của các chủ thể mà con do chính sự vận động phát triển của con người. Chẳng hạn như ở thế kỷ XIX, người ta không thể đề cập đến quyền tự do tiếp cận internet, mạng xã hội. Cho đến nay nhiều quốc gia ghi nhận khái niệm quyền con người của Cao ủy Liên hợp quốc. Theo định nghĩa này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu bảo vệ các cá nhân và các nhóm xã hội chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những quyền được quy định và tự do cơ bản của con người. Trong khái niệm này, quyền con người là những quyền được pháp luật quy định.

Về mặt lịch sử, quyền con người ở nước ta chỉ ra đời từ khi dân tộc ta thoát khỏi chế độ thực dân - phong kiến xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ xã hội do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cầm quyền đến nay (1945-2022). Tuy nhiên trong mỗi thời kỳ lịch sử, quyền con người được hiểu, chỉnh sửa, phát triển cùng với sự phát triển của đất nước.

Vào thời điểm Hiến pháp 1946 ra đời, Công ước quốc tế về quyền con người của cộng đồng quốc tế (1948 ) chưa ra đời thì ở nước ta, ngay từ 1945 khái niệm này không chỉ ra đời mà còn là một giá trị về chính trị và pháp lý của dân tộc ta được công bố trước toàn thế giới. Đó là quyền con người trong bản Tuyên ngôn độc lập, 1945, do Chủ tịch Hồ Chí Minh biên soạn. Tuyên ngôn độc lập, Người viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. “Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Tư tưởng đặc sắc của bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam là ở chỗ: Từ quyền con người của cá nhân được mở rộng, gắn liền với quyền của dân tộc - Đó là quyền độc lập dân tộc, tự do của nhân dân.

Hiến pháp 1946, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo biên soạn đã thể hiện khá đầy đủ quyền con người gắn liền với quyền công dân. Chẳng hạn, Điều 6 quy định:

“Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”; “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Về các quyền Dân sự chính trị “nhạy cảm” cũng đã được quy định: Công dân có quyền “Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng…”; “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”.

Điều 15, đã có quy định tiến bộ đặc biệt: “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình; học trò nghèo được Chính phủ giúp; trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước”.

Điều thứ 16 đối với người nước ngoài ở Việt Nam, Hiến pháp quy định:

“Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam”.

Các bản Hiến pháp tiếp theo: Hiến pháp 1958, 1992 đều có các quy định về quyền công dân, trong đó bao gồm cả quyền con người. Hiến pháp 2013 lần đầu tiên khái niệm quyền con người được đưa vào văn kiện quan trọng này.

Quyền con người trong Hiến pháp 2013 được quy định trong một chương riêng (Chương II): “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.

Chương này có 12 Điều: Từ Điều 14 đến Điều 26.

Nội dung các quy định về quyền con người bao gồm: “Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, … (Điều 14)

“Mọi người có quyền sống.Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”; “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác”… (Điều 21).

Không phủ nhận rằng, quyền con người trên lĩnh vực kinh tế, thời kỳ 1976-1985, khi Việt Nam xây dựng nền kinh tế “kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp” đã có một số hạn chế. Chẳng hạn như xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân (tiểu chủ, tư sản…), chỉ xây dựng, thừa nhận thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể (Hợp tác xã). Nhiều mặt tiêu cực của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ. Đó là sự xuất hiện tình trạng, trì trệ, bóc lột trong xã hội… Ca dao thời kỳ này có câu:

“Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài, mua xe
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho chủ nhiệm xây nhà, lát sân”.

Đối với các tỉnh phía Nam sau ngày giải phóng, Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư nhân. Chính sách này trên thực tế là xóa bỏ nền kinh tế thị trường, xóa bỏ quyền lựa chọn thành phần kinh tế của người dân.

Thời kỳ 1986 - đến nay, nước ta thực hiện đường lối đổi mới. Trên lĩnh vực kinh tế Đại hội IX (tháng 4/2001) Đảng ta quyết định “xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển “kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tiếp đó Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) tiếp tục bổ sung, phát triển khái niệm này. “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Đây có thể nói là một bước phát triển đột phá là về tư duy lý luận kinh tế của Đảng ta. Có 2 điểm cần chú ý trong nội dung trên (so với khá niệm kinh tế thị trường trước đó). Đó là “có sự quản lý của Nhà nước” và “hội nhập quốc tế”.

Còn nhớ suốt một thời gian dài, cả về mặt lý luận và thực tiễn, chúng ta đã đối lập một cách siêu hình chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản; xem những gì có trong chủ nghĩa tư bản thì chủ nghĩa xã hội phải xóa bỏ. Vào thời điểm đó chúng ta chưa nhận thức được kinh tế thị trường là thành quả phát triển chung của nhân loại.

Thời kỳ này, chúng ta cũng chưa nhận thức được đầy đủ mối quan hệ giữa kinh tế với quyền con người. Đó là mối quan hệ biện chứng - tương tác - hai chiều. Kinh tế tác động đối với toàn bộ xã hội và mỗi con người. Ngược lại quyền con người cũng tác động đến kinh tế. Kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho việc hiện thực hóa các quyền con người. Quyền con người được bảo đảm sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Người dân từ đây có quyền lựa chọn thành phần kinh tế nào có lợi cho mình thì tham gia… hơn nữa một chủ thể có quyền tham gia nhiều thành phần kinh tế...

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu kinh tế to lớn của thời kỳ này là thừa nhận, phát huy quyền sản xuất kinh doanh của người lao động. Còn nhớ thời kỳ này ở nông thôn, đó là khoán hộ. Ở thành thị đó là xóa bỏ chính sách “ngăn sông, cấm chợ”, thừa nhận các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần tiểu chủ, tư sản.

Về mặt lý luận và thực tế, chế độ sở hữu có vị trí quan trọng đặc biệt đối với quyền con người. Chế độ sở hữu nhiều thành phần, trong đó có thành phần cá nhân - tiểu chủ là một động lực to lớn thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại, quyền được lựa chọn lao động, việc làm, sản xuất - kinh doanh tất yếu sẽ thúc đẩy quyền con người. Quyền con người trên lĩnh vực kinh tế được tôn trọng, bảo đảm tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển trên lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Về mặt chính trị, đường lối hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm qua đã đem lại những bước phát triển mới. Còn nhớ trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1947-1991) Việt Nam chỉ hợp tác, trao đổi hàng hóa với các nước “anh em”, mà bỏ ngỏ thị trường quốc tế rộng lớn. Từ thời kỳ đổi mới đến nay, Việt Nam đã thay đổi tư duy chính trị, theo đó “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác”; “Bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”. Hai năm gần đây kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ có các biện pháp ứng phó chủ động, sáng tạo từ Trung ương tới địa phương, khiến cho đại dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác.

Theo bảng xếp hạng của Expat Explorer, của Ngân hàng HSBC năn 2021 “Việt Nam xếp ở vị trí thứ 19 trong top những quốc gia đáng sống và làm việc nhất trên thế giới… Cũng theo báo cáo này dự kiến, triển vọng của Việt Nam có thể được nâng lên vị trí thứ 11”.

Như vậy có thể nói, sau gần 77 năm kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, đất nước, xã hội ta tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế, nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế, xã hội to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử. Trên lĩnh vực kinh tế, từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, qua quá trình phấn đấu, đất nước đã chuyển đổi mô hình - hoàn thiện thể chế kinh tế, hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế, đến nay nền kinh tế nước ta được xếp vào hàng ngũ các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới. Nhìn từ giác độ quyền con người, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít những quốc gia “đáng sống trên thế giới”./.

TS.Cao Đức Thái
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Việc phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc chiến chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng thời đại hội nhập kinh tế phát triển là hết sức quan trọng.
Xây dựng Quân chủng Hải quân

Xây dựng Quân chủng Hải quân 'cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại'

Là lực lượng nòng cốt của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Quân đội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quân đội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.
Bài 2: Quân đội trong bối cảnh và thách thức mới

Bài 2: Quân đội trong bối cảnh và thách thức mới

Trong bối cảnh thế giới và khu vực đầy biến động, xây dựng quân đội vững mạnh và củng cố quốc phòng trở thành nhiệm vụ trọng yếu.
Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Trong suốt 80 năm, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét với những chiến công lẫy lừng và tinh thần chiến đấu quả cảm vì độc lập, tự do của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

“Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, chứa đựng sự tin yêu dành cho quân đội ta nhưng lại là một trong những nội dung mà thế lực thù địch thường xuyên chống phá.
Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Ngót 40 năm đổi mới của cả dân tộc, cả đất nước hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” về tiềm lực, vị thế để bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng thời đại.
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Sau 5 năm được thành lập và đi vào hoạt động, Đảng bộ Tổng công ty Điện lực - TKV đã phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện tại doanh nghiệp Nhà nước.
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc trao cho người dân những cơ hội được học tập luôn cần được coi như ưu tiên cao nhất của mọi nền giáo dục.
Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Sáng 7/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tại Vùng 3 Hải quân.
Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Nhận diện chiến lược

Nhận diện chiến lược 'diễn biến hòa bình' của các thế lực thù địch trong tình hình mới

Trước thực trạng các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên nhiều phương diện, mỗi cá nhân cần nâng cao năng lực nhận diện, đấu tranh.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Giữ vững tinh thần

Giữ vững tinh thần 'dĩ công vi thượng', xây dựng lực lượng quản lý thị trường lớn mạnh

Chỉ có giữ được tinh thần “dĩ công vi thượng”, đặt việc công lên trên hết mới có thể xây dựng lực lượng quản lý thị trường lớn mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động