Quy hoạch tổng thể quốc gia không phải "phép cộng" của quy hoạch thành phần

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 7/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng Đại biểu Quốc hội: Không thể vẽ viễn cảnh như New York hay Paris khi nguồn lực có hạn Cần chú trọng phát triển công nghiệp điện trong Quy hoạch tổng thể quốc gia

Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội trong hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia để trình Quốc hội lần này.

Quy hoạch tổng thể quốc gia không phải "phép cộng" của quy hoạch thành phần
Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nhấn mạnh đây là nội dung vô cùng quan trọng, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, Quy hoạch tổng thể quốc gia là nhiệm vụ mới quan trọng nhưng hết sức phức tạp, chưa có tiền lệ, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Do đó, việc xác định các nội dung của quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, hợp lý, bảo đảm đường hướng chiến lược, phải rõ cụ thể nhưng cũng không được mâu thuẫn thay thế cho các nội dung đã được xác định trong các văn bản khác.

"Quy hoạch tổng thể quốc gia phải là tổng hợp có chọn lọc, định hướng lớn để phát triển đất nước không phải là bản tập hợp hay phép cộng đơn giản của các quy hoạch thành phần hoặc nhắc lại một cách cơ học Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà đã được Đại hội Đảng ban hành" - đại biểu Trịnh Xuân An nhấn mạnh.

Quy hoạch tổng thể quốc gia không nên quy định quá chi tiết các mục tiêu cụ thể mà chỉ quy định các mục tiêu tầm quốc gia, các giới hạn tối đa hoặc tối thiểu các chỉ tiêu để các ngành, địa phương có căn cứ xây dựng quy hoạch cấp thấp một cách chủ động.

Cùng với đó, cần xem xét trong quy hoạch những mục tiêu nào, Nhà nước có thể đầu tư bảo đảm tính khả thi và đáp ứng định hướng chiến lược cho đất nước thì có thể đặt ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể mang tính pháp lý.

Đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, những nội dung “quy hoạch cứng” như về giao thông, đất đai, năng lượng và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh thì có thể chốt ở trong Quy hoạch này.

Quy hoạch tổng thể quốc gia không phải "phép cộng" của quy hoạch thành phần
Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai phát biểu thảo luận tại hội trường

Đối với những nội dung khác, có thể xã hội hóa hoặc có thể mang tính định tính như vấn đề giáo dục, vấn đề y tế nên xác định là “quy hoạch mềm” để tránh đi vào quá chi tiết, xác định những chỉ tiêu quá cụ thể khiến bó khung có thể làm hạn chế việc phát triển.

Ngoài ra, đại biểu Trịnh Xuân An cũng góp ý vào những nội dung cụ thể của Quy hoạch tổng thể quốc gia như bổ sung thêm vùng động lực Thanh Hóa và Nghệ An; phải xác định rõ ràng là nông nghiệp mới là ngành có thể so sánh, có thể cạnh tranh với thế giới. Quy hoạch tổng thể mang tính là quy phạm nên phải sát sao, cụ thể hơn phần liên quan đến phần quốc phòng an ninh….

Theo đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn Vĩnh Phúc, đây là lần đầu tiên lập Quy hoạch tổng thể quốc gia - một nội dung lớn, khó, phạm vi rộng nên còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, cơ quan soạn thảo đã nỗ lực để hoàn thiện hồ sơ cơ bản đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

Đại biểu cho rằng, về trình tự trong hoạt động quy hoạch, việc lập, thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch được thực hiện phù hợp với quy định tại Điều 7 Luật Quy hoạch.

Tuy nhiên, bố cục báo cáo chưa hợp lý, khi có đến hơn 50% số trang dành cho phần hiện trạng. Bản đồ trong quy hoạch cũng cần có tỷ lệ theo đúng quy định. Bên cạnh đó, việc phân tích, đánh giá hiện trạng chưa đề cập rõ đến hạ tầng xã hội, quốc phòng, an ninh, chưa nêu bật được điều kiện thuận lợi cũng như động lực để đề xuất định hướng quy hoạch.

Cùng với đó, chưa chỉ ra được những hạn chế trong quy hoạch tổng thể quốc gia khi tích hợp các hợp phần quy hoạch quốc gia vào quy hoạch và đề nghị cần làm rõ mối quan hệ giữa quy hoạch với từng kịch bản trong việc lựa chọn định hướng phát triển và phân bổ không gian lãnh thổ.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị tập trung đầu tư hình thành vùng động lực đối với vùng trung du và miền núi, vùng Tây Nguyên; xây dựng một kịch bản trung bình bên cạnh các kịch bản đã có để có thể so sánh, đánh giá, lựa chọn sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư khẳng định với khát vọng và mục tiêu phát triển chung, tiềm năng rộng mở, quan hệ hai nước chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả, thực chất.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.

Tin cùng chuyên mục

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các tổ chức hội đoàn người Việt tại Kazakhstan trở thành cầu nối vững chắc giữa cộng đồng kiều bào và quê hương.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Ngày 5/5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Theo Tổng Bí thư, “đất nước phát triển thì người dân phải được thụ hưởng những thành quả đó”, đây là tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Có đường bờ biển dài, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế hướng đến mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế bền vững dựa vào biển.
Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka nhất trí thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, phấn đấu đạt kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD.
Nghị quyết 68:

Nghị quyết 68: 'Kim chỉ nam' tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 xác định kinh tế tư nhân là động lực chiến lược, tiên phong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập quốc tế.
Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là hai nhóm nội dung.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng, bức xúc về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả: Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng...
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Sáng ngày 5/5, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội chỉ rõ, nền kinh tế đã khởi sắc, song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đầu tư công... để tạo đà bứt phá năm 2025.
Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, công nghiệp khởi sắc, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng ở mức 2 con số (10,1%).
Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Ngày 5/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus.
Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu 8 bộ, 11 địa phương công khai đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo đúng yêu cầu của Chính phủ, khẩn trương hoàn thành trước ngày 8/5.
Mobile VerionPhiên bản di động