Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp năng lượng, chế biến chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá
Phát triển kinh tế Thứ sáu, 27/05/2022 - 15:17 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo UBND tỉnh Thanh Hoá, nhận thức được tầm quan trọng, vị trí, vai trò của quy hoạch tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ, Thanh Hóa đã tổ chức lập quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, trong đó đã tích hợp đầy đủ phương án phát triển của từng ngành, lĩnh vực vào quy hoạch; lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các bộ, ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố lân cận và trong khu vực Bắc Trung bộ.
![]() |
Phát biểu tại Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra vào sáng 27/5 tại Hà Nội, ông Đỗ Trọng Hưng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá cho biết: Báo cáo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá đã bám sát các quan điểm, mục tiêu, định hướng về phát triển được nêu trong Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, tỉnh Thanh Hoá sẽ tập trung phát triển công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị tăng cao làm nền tảng; phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá. Coi phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn với 3 yếu tố chính là du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hoá.
Song song với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế, Báo cáo quy hoạch tỉnh định hướng không gian phát triển của tỉnh theo mô hình 4 - 6 - 6, với 4 trung tâm kinh tế động lực; 6 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế, nhằm tạo thế và lực mới cho sự phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
Theo đó, nội dung quy hoạch tỉnh Thanh Hoá tập trung vào 3 phần: Phần 1, hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá; Phần 2, Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Phần 3, giải pháp thực hiện quy hoạch.
Trong phần hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá, Quy hoạch cũng nêu rõ những lợi thế của địa phương về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và những tiềm năng phát triển kinh tế biển, du lịch, vận tải biển, logistics… Đồng thời, cũng chỉ ra những hạn chế của địa phương, tập trung vào những điểm như: Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, nhất là nguồn nhân lực kỹ thuật cao; tiềm lực tài chính còn yếu, nguồn thu ngân sách mặc dù tăng trưởng nhanh song vẫn chưa cân đối được thu chi ngân sách; diện tích khu vực miền núi lớn, địa hình phức tạp, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh bởi sông, suối; đời sống nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí thấp; doanh nghiệp trên địa bàn đa phần là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có trình độ quản trị chưa cao, khả năng cạnh tranh, phát triển còn nhiều hạn chế; Thanh Hóa có thời tiết khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra cùng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gây khó khăn đối với phát triển bền vững…
![]() |
Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá được đánh giá phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước |
Với quan điểm, xây dựng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa phải phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, đồng thời phát huy vị trí, tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững…
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, đó là: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá…
Phấn đấu đến năm 2025, trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước. Đến năm 2045, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Để đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh Thanh Hoá đề ra 6 nhóm giải pháp, bao gồm: Giải pháp về huy động vốn đầu tư; giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ; giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
Đánh giá về Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, TS Cao Viết Sinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, bản quy hoạch cơ bản bám sát nội dung của Luật Quy hoạch và các quy định của Chính phủ. Đặc biệt, bản quy hoạch đã được lấy ý kiến của 19 bộ, ngành, và 11 UBND các tỉnh… cấu trúc của báo cáo quy hoạch tỉnh Thanh Hoá đáp ứng được yêu cầu Thủ tướng đặt ra, nhưng nên bổ sung những thông tin về thiên tai, bão lũ để có kế hoạch bố trí phương án cư dân.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cũng cho rằng, quy hoạch cần cụ thể hơn nữa những kết quả phát triển kinh tế mà tỉnh Thanh Hoá đã đạt được trong những năm qua, từ đó xác định, những kết quả đó đến từ đâu để có những chính sách tận dụng lợi thế hiệu quả.
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, đại diện UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết, sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các bộ, ngành, chuyên gia để nghiên cứu kỹ lưỡng, có trách nhiệm nhằm hoàn thiện các bước tiếp theo của Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bình Định: 6 tháng đầu năm công nghiệp thương mại đạt hơn 72 nghìn tỷ đồng

Thanh Hóa: Thực hiện nhiều giải pháp đưa hóa đơn điện tử vào cuộc sống

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ đầu tư cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ

Hà Nội: Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 7,79%

Khu công nghiệp Bình Dương thu hút 2,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Tin cùng chuyên mục

Sai phạm tại đường Lê Văn Lương - Tố Hữu: Thanh tra Bộ Xây dựng nói gì?

Nỗ lực giảm nghèo vùng Tây Nguyên

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phục hồi nhanh, chạm được trạng thái trước dịch

Thương mại dịch vụ: Động lực cho kinh tế Yên Bái phát triển

Đề xuất nâng công suất Cảng hàng không Pleiku lên 5 triệu khách/năm

Thành phố Đà Nẵng cần làm gì để thu hút các “đại bàng” đến đầu tư?

Nghệ An: Nông dân phấn khởi khi giá hành lá tăng 4 lần

Tỉnh Đắk Nông: Sản xuất công nghiệp và thương mại tăng trưởng khá

Hà Giang: Thu hút đầu tư hạ tầng để phát triển thương mại - dịch vụ

Tỉnh Gia Lai: Hàng loạt cây thông tại dự án "khủng" của FLC có nguy cơ chết khô

Đắk Nông: Đấu giá chợ nông sản sau gần 10 năm bỏ hoang

Quảng Nam xin chuyển 25ha rừng tự nhiên để làm đường đến vùng sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Ninh: Công tác giải ngân vốn đầu tư công đang bị chậm tiến độ

Thừa Thiên Huế: Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư khởi sắc

Phát huy tối đa tiềm năng vùng kinh tế Đông Bắc bộ

Nghệ An: Nhức nhối khai thác hải sản kiểu tận diệt

Bình Dương được vinh danh Top 7 cộng đồng thông minh tiêu biểu thế giới lần thứ 2 liên tiếp

Yên Bái tăng cường cải cách hành chính toàn diện

Đồng Tháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Tỉnh Quảng Ninh tìm cách gỡ khó cho các chủ tàu thuyền khi giá nhiên liệu tăng cao
Đọc nhiều

Doanh nghiệp sản xuất miền Trung - Tây Nguyên khôi phục sau dịch Covid-19: Bài 1- Nhận diện thách thức
