Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản cần chú ý yêu cầu về công nghệ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị làm quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản cần chú ý yêu cầu về công nghệ, bảo vệ môi trường.
Tạm dừng cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản Tăng cường quản lý nhà nước về thăm dò, khai thác khoáng sản

Chiều 1/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Hội đồng Thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng đánh giá cao những ý kiến phản biện, đề xuất tâm huyết và nhấn mạnh một số vấn đề cần lưu ý đối với Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch.

Cụ thể, Quy hoạch đã tổng hợp, thu thập dữ liệu các quy hoạch đã, đang triển khai để đánh giá quy mô, trữ lượng khoáng sản, nhưng cần tiếp tục bổ sung các số liệu, bảo đảm chính xác, tin cậy.

Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản cần chú ý yêu cầu về công nghệ
Cần lưu ý vấn đề công nghệ trong công tác quy hoạch

Quy hoạch cần chú ý hơn nữa tới yêu cầu về công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản để đánh giá kỹ hơn trữ lượng, quy mô khoáng sản, nhất là những tài nguyên, khoáng sản đi kèm.

Để giải quyết bài toán kinh tế và môi trường, Phó Thủ tướng cho rằng phải cân nhắc hoạt động khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường và phát triển các ngành kinh tế xanh khác.

Đối với những mỏ khoáng sản có thể bảo vệ, lưu giữ được, không bị huỷ hoại bởi các hoạt động kinh tế khác thì phải để dành cho thế hệ mai sau. Không khai thác khoáng sản nếu phá vỡ cảnh quan hoặc ở những nơi có thể phát triển các hoạt động kinh tế hiệu quả hơn, thân thiện hơn, xanh hơn, không hy sinh lợi ích người dân.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Hoạt động khai thác khoáng sản phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên, cảnh quan, theo định hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp.

Phó Thủ tướng đã gợi mở hướng sử dụng đất, đá thải làm vật liệu san lấp thông thường; nghiên cứu, đánh giá kỹ tầng đất sau khi khai thác các mỏ quặng lộ thiên để có phương án hoàn thổ phù hợp, hiệu quả hơn so với hiện nay.

Phó Thủ tướng đồng tình đối với định hướng trong Quy hoạch liên quan đến thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao, như: Điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang.

Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực đầu tư các dự án chế biến sâu sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

“Đây là vấn đề có tính chiến lược, nhất là khi các nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, thiết bị, máy móc tích trữ năng lượng. Vì vậy, cần phải có quy hoạch riêng đối với các loại tài nguyên khoáng sản chiến lược, hiếm, vật liệu năng lượng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

“Quy hoạch cũng cần tính đến năng lực cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, công nghệ khai thác, chế biến. Các cơ quan quản lý nhà nước phải rà soát kỹ, trao đổi với địa phương khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác trên địa bàn”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Trong tổ chức, thực hiện Quy hoạch, Bộ TN&MT, Bộ Công Thương phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa, dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế, giải quyết bài toán cung-cầu của thị trường, “gắn điều tra với quy hoạch và nhu cầu của thị trường” nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Trao đổi về một số kiến nghị, đề xuất cụ thể của các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu Quy hoạch phải có hướng dẫn, tiêu chí cụ thể triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội mà không ảnh hưởng đến các mỏ khoáng sản dự trữ lâu dài; thực hiện khai thác theo hình thức “cuốn chiếu” để trả lại diện tích thực hiện các hoạt động kinh tế khác;

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch cần tiếp thu nghiêm túc, giải trình đầy đủ; xây dựng cơ sở dữ liệu của Quy hoạch, cập nhập thường xuyên, kết nối, chia sẻ với các quy hoạch liên quan trong quá trình triển khai, phục vụ công tác quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ cảnh quan, môi trường;…

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 12 quy hoạch liên quan đến thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các nhóm/loại khoáng sản khác nhau, được thực hiện trong những năm qua, đã đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản đến phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan, dịch vệ sinh thái. Đồng thời, các quy hoạch này đã phân tích đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và các quy hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng các loại khoáng sản.

Tuy nhiên, công tác chế biến khoáng sản kim loại chưa thực hiện được theo các quy hoạch đã phê duyệt trước đó với tỷ lệ thực hiện thấp (khai thác boxit đạt 33%, titan 25%, chì-kẽm 27%, sắt 30%, cromit và mangan 0%...).

Trong khi đó, theo dự báo, nhu cầu nguyên liệu khoáng sản trong nước tăng trung bình 6,5%/năm theo tốc độ phát triển kinh tế và dự báo nhu cầu khoáng sản kim loại trên thế giới. Xu hướng tăng về nhu cầu và giá các kim loại cơ bản, kim loại hiếm, nguyên liệu khoáng khác phục vụ công nghệ điện tử, pin năng lượng… có nguy cơ thiếu hụt.

Do đó, việc xây dựng Quy hoạch nhằm thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả lợi ích kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng, hài hòa giữa lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp.

Trong đó, đặc biệt ưu tiên và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư các dự án khai thác, chế biến sâu khoáng sản chiến lược có quy mô lớn, sử dụng khoáng sản hợp lý, hiệu quả và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo nguồn khoáng sản dự trữ quốc gia.

Việc sử dụng khoáng sản phải đảm bảo cân đối hài hòa giữa xuất-nhập khẩu, đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến, chỉ xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định…

Dự kiến, tổng số vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản trong giai đoạn 2021-2030 và giai đoạn 2030-2050 khoảng gần 661 nghìn tỷ đồng. Quy hoạch cũng đề ra các giải pháp thực hiện về pháp luật, chính sách; tài chính, đầu tư; khoa học-công nghệ và môi trường; tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đào tạo, tăng cường năng lực; hợp tác quốc tế; đáp ứng nguồn nhân lực; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch…

Tại cuộc họp, đại diện các bộ ngành, địa phương, chuyên gia, nhà phản biện đề nghị tiếp tục rà soát, cập nhật các văn bản pháp lý, tiêu chuẩn mới nhất, bổ sung định hướng về đánh giá tác động môi trường và cải tạo phục hồi môi trường của các dự án phục hồi thăm dò; quản lý chặt chẽ các biện pháp cải tạo môi trường đối với từng loại hình khoáng sản, công nghệ khai thác áp dụng; xem xét đến các mục tiêu tăng trưởng sản lượng alumin; cân nhắc giữ lại các quy định về công suất tối thiểu của dự án đầu tư chế biến quặng titan…

Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị làm rõ định hướng sử dụng đất, cải tạo môi trường sau khi khai thác quặng boxit, titan…; ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ, nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác và chế biến nhằm tận thu và nâng cao hiệu quả tài nguyên khoáng sản…/.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ấm áp

Ấm áp 'Bữa cơm công đoàn' kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương

Gắn kết, sẻ chia và tiếp thêm động lực, "Bữa cơm công đoàn" đã trở thành dấu ấn đẹp trong dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam.
Lai Châu: Lực lượng công an xung kích “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Lai Châu: Lực lượng công an xung kích “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ nhiều gia đình khó khăn ở vùng sâu, vùng xa.
Cổng 57 - cầu nối đưa giải pháp chuyển đổi số vào thực tiễn

Cổng 57 - cầu nối đưa giải pháp chuyển đổi số vào thực tiễn

Cổng nq57.mst.gov.vn (gọi tắt là Cổng 57) sẽ đóng vai trò cầu nối đưa sản phẩm, giải pháp khoa học - công nghệ và chuyển đổi số vào thực tiễn.
Giải phóng Hải Phòng qua ký ức Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm

Giải phóng Hải Phòng qua ký ức Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm

Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm vẫn nhớ như in từng khoảnh khắc thiêng liêng khi tiến vào giải phóng, tiếp quản Hải Phòng năm 1955.
Công đoàn Công Thương gieo mầm hạnh phúc trong Tháng Công nhân

Công đoàn Công Thương gieo mầm hạnh phúc trong Tháng Công nhân

Sáng 13/5, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tổ chức chuyến thăm, trao quà ý nghĩa tới thầy cô, cán bộ, đoàn viên công đoàn Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ.

Tin cùng chuyên mục

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề xuất bỏ cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, thay vào đó, hiệu trưởng xác nhận hoàn thành chương trình qua học bạ và dữ liệu số.
Hải Phòng vươn mình: Từ tiên đoán của Bác Hồ đến ghi nhận của Tổng Bí thư

Hải Phòng vươn mình: Từ tiên đoán của Bác Hồ đến ghi nhận của Tổng Bí thư

70 năm sau ngày giải phóng, lời tiên đoán của Bác Hồ về một Hải Phòng 'vươn mình' đã thành hiện thực.
Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu

Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 25/2025 trong đó quy định thời hạn xem xét, đề nghị thăng quân hàm hoặc nâng lương đối với sĩ quan khi có quyết định nghỉ hưu.
Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev năm 2025, kỳ thi học thuật khó nhất thế giới, cả 4 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải.
Thời tiết hôm nay 13/5: Bắc Trung Bộ ngày nắng đêm mưa

Thời tiết hôm nay 13/5: Bắc Trung Bộ ngày nắng đêm mưa

Thời tiết hôm nay 13/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng vào ban ngày, chiều tối và đêm có mưa vài nơi.
Thời tiết biển hôm nay 13/5/2025: Biển Đông gió giật cấp 7

Thời tiết biển hôm nay 13/5/2025: Biển Đông gió giật cấp 7

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/5/2025, Bắc Biển Đông dự báo có mưa rào và dông. Riêng phía đông bắc đêm có lúc gió cấp 6, giật cấp 7.
Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Chọn kỷ luật học sinh nhẹ nhàng thay vì đình chỉ học, ngành giáo dục đang thay đổi tư duy giáo dục mới: “Mềm” để “giữ”, không phải “mềm” để “buông”.
Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới

Hai trụ cột chiến lược là tinh gọn tổ chức bộ máy và hoàn thiện thể chế đã được xác định là những đột phá có ý nghĩa nền tảng.
Thông tin mới nhất về quy định tạm hoãn xuất cảnh

Thông tin mới nhất về quy định tạm hoãn xuất cảnh

Cục Thuế và Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ký quy chế phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin tạm hoãn xuất cảnh bằng hình thức điện tử.
Chính sách trợ cấp mới cho sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi

Chính sách trợ cấp mới cho sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ với sĩ quan tại ngũ thôi phục vụ, hy sinh, từ trần, chuyển quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng.
5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

5 trường đại học xuất sắc nhất sẽ góp mặt tại đêm chung kết Cuộc thi Sinh viên thông thái 2025 - Tìm hiểu quy định pháp luật về bán hàng đa cấp.
Thái Nguyên tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Thái Nguyên tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Tỉnh Thái Nguyên tích cực hưởng ứng Cuộc thi Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện năm 2025, góp phần xây dựng thói quen sử dụng điện hiệu quả, bền vững.
Thông tin mới nhất về tăng lương cơ sở trong năm 2025

Thông tin mới nhất về tăng lương cơ sở trong năm 2025

Giải đáp công dân, Bộ Nội vụ thông tin, năm 2025 chưa có cơ sở xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thái Nguyên: Cháy lớn tại phường Gia Sàng, khói lửa bao trùm nhiều nhà dân

Thái Nguyên: Cháy lớn tại phường Gia Sàng, khói lửa bao trùm nhiều nhà dân

Sáng 12/5, tại thành phố Thái Nguyên, đã xảy ra vụ cháy nhà dân trên địa bàn phường Gia Sàng, ngọn lửa lan sang các nhà liền kề...
Vụ lòng se điếu: Lòng Chát mở cửa trở lại, nói không dùng hàng Trung Quốc

Vụ lòng se điếu: Lòng Chát mở cửa trở lại, nói không dùng hàng Trung Quốc

Sau ồn ào vụ lòng se điếu, quán Lòng Chát thông báo mở cửa trở lại vào ngày mai, tuyên bố không sử dụng hàng đông lạnh hay hàng Trung Quốc.
Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Dược Hoa Linh trồng 2.000 cây tre Bát Độ tại Sơn La, lan tỏa thông điệp sống xanh – sống khỏe, hướng tới phát triển bền vững gắn với cộng đồng.
Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Về thông tin nhân sự tuần qua (từ ngày 5 - 10/5), Sở Công Thương Hậu Giang tổ chức Lễ công bố các quyết định công tác cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường.
Thời tiết hôm nay 12/5: Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 12/5: Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 12/5, Thủ đô Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, gió đông bắc cấp 2-3. Bắc Bộ ngày nắng, đêm có mưa vài nơi.
Thời tiết biển hôm nay 12/5/2025: Cảnh báo biển động

Thời tiết biển hôm nay 12/5/2025: Cảnh báo biển động

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/5/2025, Bắc Biển Đông có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy, biển động.

'Bố chuột' của Duy Mạnh và cú tát vào văn hóa đổ lỗi

Ca sĩ Duy Mạnh vừa tung ca khúc “Bố chuột” - bản nhạc trào phúng đầy châm biếm sau vụ kiện Mercedes-Benz, khi hãng cho rằng xe cháy do… chuột cắn dây.
Mobile VerionPhiên bản di động