Quy hoạch khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

PV

PV

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản Công nghiệp khoáng sản cần phát triển có định hướng và theo quy hoạch chung của quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch), tầm nhìn đến năm 2050.

Theo báo cáo, hiện Bộ Xây dựng đã tiến hành lập Quy hoạch phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Theo đó, trong giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch khai thác hơn 800 khu vực khoáng sản trên địa bàn 41 tỉnh, thành phố để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Trong đó tập trung khai thác khu vực khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác, bổ sung khai thác mới các khu mỏ đáp ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến mới. Ngoài nguyên liệu sản xuất xi măng, tập trung vào các loại khoáng sản: Cao lanh, felspat thạch anh, quartzit, cát trắng, đá hoa trắng, đá vôi làm vôi để sản xuất các sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Quy hoạch khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp

Quy hoạch việc triển khai thăm dò 364 khu vực khoáng sản khác nhau, để xác định trữ lượng các loại khoáng sản chuẩn bị cho khai thác, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Trong đó, tập trung thăm dò cao lanh, felspat cho sản xuất gốm sứ; thạch anh, quartzit cho sản xuất đá nhân tạo và cát trắng, đá hoa, đá vôi.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện lập Quy hoạch vẫn còn một số nội dung vướng mắc như: Chồng lấn với quy hoạch các khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, rừng tự nhiên hay khu vực địa phương cấp phép khai thác vật liệu xây dựng thông thường,…

Cùng với việc giải trình, tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp 19 bộ, ngành, 61 tỉnh, thành phố, 36 thành viên Hội đồng thẩm định, Bộ Xây dựng cũng thực hiện tích hợp, cập nhật nội dung liên quan trong Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường và các quy hoạch khác liên quan đến lĩnh vực khoáng sản.

Qua các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá Bộ Xây dựng đã bám sát các quy định pháp luật về quy hoạch, luật chuyên ngành, quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.

Bộ Xây dựng cũng hết sức cầu thị, khoa học, quán triệt một số quan điểm mới về kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản; bước đầu áp dụng phương pháp mới trong dự báo, đánh giá nhu cầu và tiềm năng, trữ lượng khoáng sản để đưa ra tính toán ban đầu.

Tuy nhiên, Quy hoạch cần cập nhật đầy đủ, chính xác các số liệu, bảo đảm kết quả phương pháp tính toán, dự báo nhu cầu sát với thực tế; xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất phục vụ công tác quản lý, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

"Quy hoạch cần bổ sung, làm rõ quan điểm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích tài nguyên khoáng sản theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, trong đó công nghệ khai thác, chế biến hết sức quan trọng, và bảo đảm hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ cảnh quan, môi trường", Phó Thủ tướng lưu ý.

Quy hoạch khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Toàn cảnh phiên họp

Về việc chồng lấn với các quy hoạch khác ở địa phương, Phó Thủ tướng nêu rõ: Tài nguyên khoáng sản là tài sản quốc gia nên chúng ta phải có trách nhiệm khai thác, sử dụng, bảo vệ. Đối với những khu vực có trữ lượng khoáng sản không đáng kể, không phải quy mô công nghiệp thì ưu tiên cho các hoạt động kinh tế-xã hội, kinh tế xanh. Khu vực có trữ lượng khoáng sản lớn, quy mô công nghiệp thì ưu tiên khai thác khoáng sản, không để lãng phí, sau đó thực hiện các hoạt động kinh tế-xã hội khác, trừ những khu vực có trữ lượng rất lớn, hoặc các hoạt động kinh tế-xã hội không ảnh hưởng đến mỏ/quặng khoáng sản.

"Quy hoạch khai thác khoáng sản phải bảo vệ cảnh quan, môi trường; tuyệt đối không để ảnh hưởng, tác động đến những khu vực cần bảo tồn về thiên nhiên, văn hoá, lịch sử", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đối với việc phân cấp cho địa phương thăm dò, khai thác mỏ khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây dựng trên địa bàn, nếu phát hiện những loại khoáng sản đi kèm có giá trị cao hơn nhiều lần, Phó Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo bổ sung, tránh tình trạng lợi dụng, khai thác trái phép.

Phó Thủ tướng đề nghị không đưa vào Quy hoạch những khu vực mới chỉ có thông tin ban đầu, chưa điều tra, khảo sát, thăm dò; không gắn Quy hoạch với những dự án chi tiết, cụ thể; việc điều chỉnh Quy hoạch phải tuân theo quy định của pháp luật, Luật Quy hoạch;…

"Không nên khuyến khích việc khai thác, sử dụng khoáng sản làm phá vỡ cảnh quan, môi trường, vì vậy, khi đánh giá trữ lượng, cấp phép khai thác phải kèm theo giải pháp công nghệ, giải pháp môi trường, không để lãng phí tài nguyên khoáng sản", Phó Thủ tướng nhắc lại.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến, đóng góp trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Than và khoáng sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy du lịch xanh: Cần đổi mới tư duy, hành động

Thúc đẩy du lịch xanh: Cần đổi mới tư duy, hành động

Du lịch xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Việt Nam cần đổi mới tư duy, hành động thực chất để phát triển du lịch bền vững.
EVNSPC hỗ trợ 900 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

EVNSPC hỗ trợ 900 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSP) hỗ trợ kinh phí 900 triệu đồng thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Hà Nội: Toàn cảnh nút giao ùn ứ triền miên sắp có cầu vượt

Hà Nội: Toàn cảnh nút giao ùn ứ triền miên sắp có cầu vượt

UBND TP. Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư cầu vượt tại nút giao Lê Trọng Tấn - Quốc lộ 6, nhằm cải thiện hạ tầng giao thông Thủ đô.
Tiêu dùng xanh: Thúc đẩy du lịch bền vững

Tiêu dùng xanh: Thúc đẩy du lịch bền vững

Từ một chiếc bàn chải đánh răng được sản xuất từ lõi ngô tới tour không rác thải, tiêu dùng xanh đang làm nên sức sống mới cho du lịch bền vững tại Việt Nam.
Sân bay Cam Ranh có gì để học hỏi?

Sân bay Cam Ranh có gì để học hỏi?

Cam Ranh - sân bay sạch top 10 thế giới, minh chứng cho tiềm năng xây dựng hệ thống sân bay xanh và bền vững tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Kỳ vọng thị trường tỷ đô

Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Kỳ vọng thị trường tỷ đô

Được kỳ vọng mang lại giá trị giao dịch hàng tỷ USD, hiện hành lang pháp lý cho hoạt động sàn giao dịch tín chỉ carbon đang được gấp rút hoàn thiện.
Tác chiến trong thời bình: Bản lĩnh Bộ đội Cụ Hồ cứu hộ động đất ở Myanmar

Tác chiến trong thời bình: Bản lĩnh Bộ đội Cụ Hồ cứu hộ động đất ở Myanmar

Đại tá Nguyễn Duy Minh - Phó trưởng đoàn công tác tại Myanmar đã có những chia sẻ đầy xúc động với Báo Công Thương về chuyến cứu hộ, cứu nạn động đất ở Myanmar.
Tham gia thị trường carbon: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Tham gia thị trường carbon: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Nhiều doanh nghiệp khẳng định, thị trường carbon tại Việt Nam tuy mới nhưng có tiềm năng rất lớn, để khai thác được cần phải có khung pháp lý hoàn chỉnh.
Bàn giải pháp phát triển thị trường carbon Việt Nam

Bàn giải pháp phát triển thị trường carbon Việt Nam

Tại Diễn đàn thị trường carbon Việt Nam tổ chức sáng 10/4, các chuyên gia công bố nhiều thông tin và bàn giải pháp nhằm phát triển thị trường quan trọng này.
Thấy gì từ việc xây cầu đường bộ xuyên biên giới?

Thấy gì từ việc xây cầu đường bộ xuyên biên giới?

Việc xây cầu đường bộ giữa các quốc gia láng giềng mang lại những tiềm năng gì để tăng cường kết nối giao thông, thúc đẩy thương mại, du lịch?
Lan tỏa văn hóa xanh từ sản xuất đến tiêu dùng

Lan tỏa văn hóa xanh từ sản xuất đến tiêu dùng

Trong 11 năm qua, AEON Việt Nam không ngừng đẩy mạnh các hoạt động nhằm khuyến khích các nhà sản xuất đổi mới bao bì, khuyến khích tiêu dùng xanh.
Long An thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, công nhân

Long An thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, công nhân

Trước nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân ngày càng lớn, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo sớm đưa các dự án này vào khởi công.
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt vỉa hè được thay

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt vỉa hè được thay 'áo mới'

Chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vỉa hè ở nhiều tuyến đường tại TP. Hồ Chí Minh đang được thay “áo mới”.
Google Maps: Công cụ thật hay ảo trong kinh doanh F&B?

Google Maps: Công cụ thật hay ảo trong kinh doanh F&B?

Google Maps đang được xem là một công cụ đắc lực trong việc tiếp cận khách hàng trong kinh doanh F&B, song độ bền vững và hiệu quả của nó là một câu hỏi lớn.
Thành phố Huế ký hợp tác giải quyết thủ tục hành chính với Bưu điện Việt Nam

Thành phố Huế ký hợp tác giải quyết thủ tục hành chính với Bưu điện Việt Nam

Thành phố Huế và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ký thoả thuận hợp tác hướng dẫn, tiếp nhận, số hoá hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Quản trị công hiệu quả: Kinh nghiệm từ Bắc Âu

Quản trị công hiệu quả: Kinh nghiệm từ Bắc Âu

Ngày 18/3, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”.
Giải mã ngành kinh tế chăm sóc

Giải mã ngành kinh tế chăm sóc

Kinh tế chăm sóc là khái niệm mới tại Việt Nam, nếu được khai thác hợp lý sẽ có tiềm năng về tài chính và gián tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Sáng 14/3, Hội thảo "Đầu tư vào Kinh tế Chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững" đã được tổ chức tại Hà Nội.
Kiến trúc sư hiến kế cải tạo cảnh quan sau khi phá bỏ Hàm Cá Mập

Kiến trúc sư hiến kế cải tạo cảnh quan sau khi phá bỏ Hàm Cá Mập

Theo kiến trúc sư, khi cải tạo tòa Hàm Cá Mập, cần lưu ý về vấn đề gìn giữ giá trị văn hóa, tạo không gian di sản, hạn chế biển quảng cáo, kinh doanh.
Công điện của Thủ tướng về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Công điện của Thủ tướng về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện về tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững đáp ứng các chính sách xanh của EU.
LSP và 38 đối tác hướng đến sự phát triển bền vững

LSP và 38 đối tác hướng đến sự phát triển bền vững

Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) cùng 38 đối tác đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhiều tỉnh phía Nam đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội

Nhiều tỉnh phía Nam đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025, hàng loạt các dự án nhà ở xã hội tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An... được chấp thuận chủ trương và tìm nhà đầu tư.
Đà Nẵng phát động Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Đà Nẵng phát động Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 8/2, Khối các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ ra quân, phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Năng suất xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Năng suất xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Năng suất xanh được coi là công cụ giúp doanh nghiệp phát triển và tạo ra những giá trị về chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao vị thế và thương hiệu.
Quảng Nam phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quảng Nam phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 4/2, tại khu vực núi Cấm (TP. Tam Kỳ), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025.
Mobile VerionPhiên bản di động