Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt đã xác định mục tiêu đến năm 2030. Để làm rõ hơn những nội dung này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Trọng Thắng – Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Xin ông giới thiệu những nét chính về Quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt?

Nội dung quy hoạch vùng ĐBSCL cơ bản dựa trên các quan điểm phát triển chính như sau: Thứ nhất, phát triển bền vững, theo hướng “thuận thiên” theo tinh thần của Nghị quyết số 120 của Chính phủ; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển nền tảng văn hóa - xã hội và hệ sinh thái tự nhiên; lấy “con người” làm trung tâm; coi tài nguyên nước là cốt lõi; chuyển đổi mô hình sinh kế nông nghiệp tại các tiểu vùng theo hướng chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, coi nước lợ, nước mặn, nước ngọt là nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế.

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp
Ông Đinh Trọng Thắng - Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Thứ hai, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị. Trong đó, đối với nông nghiệp tập trung phát triển chuỗi giá trị về nông nghiệp thông qua hệ thống trung tâm đầu mối về nông nghiệp là nơi nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng.

Đối với công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; phát triển công nghiệp điện, đặc biệt là phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ. Về thương mại - dịch vụ, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, thương mại điện tử, thương mại biên giới và dịch vụ logistics.

Thứ ba, chuyển đổi mô hình mô hình tổ chức không gian từ phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung hơn; phát triển hành lang đô thị - công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An, kết nối với TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp gắn kết với các khu vực đô thị hoá, công nghiệp hoá, phân bố tập trung tại các hành lang phát triển, khu vực phát triển động lực được xác định trong quy hoạch.

Thứ tư, tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và quốc tế, trong đó chú trọng liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.

Thứ năm, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển đổi mô hình phát triển, đặc biệt chú trọng đến hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp nước sạch, thủy lợi và hạ tầng xã hội. Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội

Bên cạnh nông nghiệp, thì công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi cũng được đánh giá ngành có nhiều lợi thế phát triển tại Khu vực ĐBSCL trong giai đoạn tới đây. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Công nghiệp chế biến đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Trong thời gian tới, cần tập trung đầu tư chiều sâu, đối với các nhóm sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu nông-lâm-thủy sản vùng ĐBSCL trên trường quốc tế.

Đối với chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: định hướng của Quy hoạch vùng ĐBSCL là phát triển mạng lưới cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại các trung tâm đầu mối về nông nghiệp; tăng cường thu hút đầu tư xây dựng xưởng chế biến, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến nhằm giảm lượng nhập và hạ giá thành thức ăn. Qua đó góp phần giúp gia tăng hiệu quả nuôi trồng, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản xuất khẩu.

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Việc tập trung vào phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại ĐBSCL có phải là giải pháp để nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong vùng không, thưa ông?

Quy hoạch vùng ĐBSCL chú trọng cách tiếp cận theo chuỗi giá trị, trong đó xem xét và đề xuất định hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả, năng suất và giá trị của từng công đoạn trong chu trình từ sản xuất, thu gom, phân loại, chế biến, bảo quản vận chuyển, xuất khẩu… Để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL, cần có những thay đổi căn bản trong từng công đoạn của quá trình này. Ví dụ như, về sản xuất thì cần chuyển đổi cơ cấu theo hướng giảm lúa gạo, tăng thủy sản và trái cây; tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn; tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ, quản lý chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc... Đối với công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, Quy hoạch vùng ĐBSCL cũng đã xác định các định hướng, giải pháp chính như nêu ở trên.

Nhìn vào nguồn lực đầu tư trong 10 năm qua cho thấy, dòng vốn đầu tư lớn nhất tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành cũng chỉ ở mức bình quân so với các ngành nghề khác, và cũng không phải là ngành có lợi thế so với cả nước. Cụ thể, đầu tư vào công nghiệp chế biến chủ yếu tập trung tại Long An và Tiền Giang (thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ). Với các tỉnh còn lại trong vùng, công nghiệp chế biến chủ yếu tập trung vào ngành chế biến nông - thủy sản nhưng khả năng tăng trưởng của ngành đã bão hòa xét cả trên diện tích, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu.

Trong khi đó, giá cả thị trường xuất khẩu biến động mạnh, các hàng rào kỹ thuật ngày càng nghiêm ngặt nhưng khả năng đổi mới và nâng cấp ngành chưa tương thích. Tác động từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và các đợt chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam tại thị trường Mỹ là sức ép cho quá trình dịch chuyển của nông nghiệp theo hướng tích cực, trong đó cần tập trung vào việc đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát được quá trình sản xuất và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trong cơ cấu kinh tế được nêu ra tại quy hoạch, năm 2030, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 32% GRDP của vùng. Vậy những ngành công nghiệp nào sẽ được tập trung phát triển, thưa ông?

Về định hướng phát triển các ngành công nghiệp chính, Quy hoạch tập trung vào một số ngành phát triển công nghiệp chế biến, trong đó chú trọng đầu tư chiều sâu, hướng vào xuất khẩu đối với các nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, các sản phẩm hóa chất và cơ khí phục vụ nông nghiệp.

Phát triển công nghiệp điện, trong đó đến năm 2030 tiếp tục hoàn thành các nhà máy nhiệt điện than đang xây dựng ở Duyên Hải II (Trà Vinh), Long Phú I (Sóc Trăng), Sông Hậu I (Hậu Giang); tập trung phát triển điện gió ở bán đảo Cà Mau và điện mặt trời. Sau năm 2030 xem xét phát triển các dự án điện khí ở Bạc Liêu, Kiên Giang, Long An.

Về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử: Phát triển công nghiệp cơ khí vào các khâu có giá trị gia tăng như thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo linh kiện phức tạp có độ chính xác cao; triển khai các dự án nhà máy cán tôn, cán thép và cán nhôm định hình, dự án cơ khí phục vụ ngành dầu khí; nhà máy thiết bị điện tử dân dụng và phụ trợ; nhà máy sản xuất máy nông nghiệp, máy và thiết bị chế biến nông, lâm, thuỷ sản; trung tâm đo kiểm thiết bị cơ điện, điện tử; nhà máy sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế; phát triển ngành đóng và sửa chữa tàu, phương tiện thủy nhỏ và vừa tại Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ.

Về công nghiệp hoá chất và sản phẩm hoá chất: Phát triển công nghiệp hoá chất và sản phẩm từ hoá chất có chọn lọc để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư phát triển các sản phẩm hóa dược đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh; đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước; khuyến khích phát triển nhà máy phân bón tại Cà Mau; đầu tư nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hóa những loại phân đặc chủng có hàm lượng dinh dưỡng cao, ít ô nhiễm môi trường, ít bị rửa trôi…; nghiên cứu đầu tư sản xuất phân hữu cơ vi sinh được chế biến từ các nguồn rác thải dân dụng và than bùn có sẵn tại địa phương.

Về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Phát triển sản xuất vật liệu mới, vật liệu tiết kiệm năng lượng, xanh, sạch, phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước. Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở khai thác cát đảm bảo không làm tăng nguy cơ xói lở bờ sông, bờ biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các công trình giao thông và thủy lợi trên các tuyến sông, ven biển.

Phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông tin tại Cần Thơ, các đô thị lớn có vai trò là trung tâm của vùng, tiểu vùng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Quy hoạch vùng ĐBSCL xác định mục tiêu, đến năm 2030 vùng trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49,6 trong tháng 10 xuống 47,3 trong tháng 11, dưới 50 điểm trong tháng thứ ba liên tiếp.
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Truyền thông thế giới đang phát đi thông điệp, Việt Nam có đủ các yếu tố để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới...
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam cần phải thực hiện con đường tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả.
Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những khởi sắc, tháng 11 ước tăng 15,4% so với tháng trước và tăng 6,87% so với cùng kỳ.
Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Sự trì trệ trong phát triển của các trung tâm kinh tế khiến bài toán tái cơ cấu nền kinh tế tăng thêm độ khó.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Cơ hội lịch sử để Việt Nam trở thành cái tên không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ, với các từ khóa như công nghiệp bán dẫn, chip… đang được nhận diện.
Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Kiểm kê khí nhà kính là thước đo đánh giá hiệu quả trong “xanh hóa” sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm này.
Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Những ngành liên quan đến tài chính và ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về mức độ áp dụng công nghệ AI.
Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Quy mô nghiên cứu khảo sát khoảng 230ha, diện tích lập quy hoạch khu công nghiệp khoảng 200ha. Quy mô số lao động khoảng 20 - 26.000 người.
Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Để góp phần phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ nhanh và bền vững, ngành Công Thương sẽ ưu tiên một số ngành công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp xanh...
Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 7 đến 9/12, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023.
igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® vừa đánh dấu bước tiến đột phá với dự án cẩu RTG đầu tiên của Việt Nam với Công ty Cổ phần Tân Cảng Gantry.
Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Tại thời điểm này, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng trong những tháng cuối năm, tập trung mọi nguồn lực tăng tốc sản xuất.
Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có những hiệu quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn...
Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Tỉnh Ninh Bình đang đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, tạo nhiều quỹ đất sạch, nhằm thu hút đầu tư công nghiệp.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đã thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 23.497,8 tỷ đồng, với diện tích đất cho thuê 237,94ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 95%.
Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Việc phát triển ngành thép cần được nghiên cứu dựa trên năng lực, sức cạnh tranh, đặc điểm nhu cầu thị trường của từng sản phẩm thép sản xuất trong nước.
Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tổ chức Hội thảo Phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu các mặt hàng thép của Việt Nam.
Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Chương trình khuyến công TP. Đà Nẵng (đợt 1) năm 2023 hỗ trợ 9 đơn vị, doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất sạch hơn, tăng chất lượng sản phẩm.
Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Sáng 24/11, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023.
Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Thành lập Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao NOVA Energy là bước đi tiếp theo trong lộ trình phát triển bền vững của Công ty Hải Anh JSC.
IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Phó Chủ tịch Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) Susumu Nibuya cho biết sẽ đảm bảo Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn hoạt động hiệu quả.
Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện

Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện

Với 200 gian hàng trưng bày, triển lãm Quốc tế Việt Nam Cycle 2023 là sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện với quy mô trên 2.500m2.
Hà Nội: Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ

Việc nỗ lực áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến đã giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tiến sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động