Quy hoạch điện VIII - từ nghị quyết của Đảng đến tầm nhìn quốc gia và cam kết quốc tế. Bài 4: Gợi mở cho Việt Nam từ Quy hoạch điện 14 của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nhiều nét tương đồng trong phát triển điện lực so với Việt Nam. Trong triển khai xây dựng Quy hoạch điện lần thứ 14, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực giảm phát thải các-bon nhưng tốc độ cải tạo điện than vẫn chậm cùng nhiều hướng đi, cách làm, khó khăn thách thức mới là những gợi mở rất đáng suy nghĩ cho Việt Nam khi xây dựng qui hoạch điện VIII hiện nay.

Tình hình phát triển ngành điện lực Trung Quốc những năm gần đây

Những năm gần đây, sản lượng sản xuất và tiêu thụ điện của Trung Quốc liên tục tăng, nhiệt điện chiếm trên 70%. Tuy nhiên, do nguồn năng lượng ở nước này phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực miền Tây và miền Bắc (chiếm trên 80%), trong khi 75% lượng tiêu thụ tập trung ở khu vực miền Đông và miền Trung. Vì thế, sản lượng truyền tải điện đường dài, liên khu vực không ngừng gia tăng, trở thành xu thế tất yếu trong phát triển mạng lưới điện ở Trung Quốc.

An ninh năng lượng và năng lượng sạch là một trọng tâm của Quy hoạch điện 14 (Trung Quốc)
An ninh năng lượng và năng lượng sạch là một trọng tâm của Quy hoạch điện 14 (Trung Quốc)

Về phương thức sản xuất điện, nhiệt điện là phương thức sản xuất chủ yếu. Theo số liệu của Hội Liên hiệp doanh nghiệp điện lực Trung Quốc (CEC), trong tháng 01 - 02/2020, sản lượng nhiệt điện của các nhà máy điện trên cả nước là 842,7 tỷ kWh, chiếm 76,73%; sản lượng thủy điện là 135,7 tỷ kWh, chiếm 12,36%; sản lượng điện hạt nhân là 48,4 tỷ kWh, chiếm 4,41%; sản lượng điện gió là 65,3 tỷ kWh, chiếm 5,95%.

Năm 2019, sản lượng truyền tải điện liên khu vực đạt 500 tỷ kWh; sản lượng truyền tải điện liên tỉnh là 1,4 nghìn tỷ kWh. Tỷ lệ sử dụng nguồn năng lượng mới trong các khu vực kinh doanh của mạng lưới điện quốc gia là 96,8%, tăng 2,7 điểm phần trăm so với năm 2018, tỷ lệ sản xuất và tiêu thụ điện bằng nguồn năng lượng mới cũng tăng và có dấu hiệu phát triển tốt. Theo CEC, truyền tải điện liên khu vực trên toàn quốc từ tháng 01 - 02/2020 đạt 68,8 tỷ kWh, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng cộng sản lượng điện được truyền tải cho các tỉnh trên toàn quốc là 191,7 tỷ kWh, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu thống kê của Cục Năng lượng quốc gia Trung Quốc, giai đoạn 2014-2019, dung lượng lắp đặt sản xuất điện ở nước này liên tục tăng, tuy nhiên gần đây tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Đến cuối năm 2020, dung lượng sản xuất điện bằng năng lượng không hóa thạch trên toàn quốc là 985,66 triệu Kw, tăng 16,8% so với năm 2019. Các nhà máy nhiệt điện than đáp ứng giới hạn phát thải cực thấp, đạt 950 triệu Kw, chiếm khoảng 88% tổng dung lượng lắp đặt nhiệt điện than toàn quốc.

Năm 2019, hoạt động sản xuất điện ở Trung Quốc ổn định, cung - cầu nhìn chung là cân bằng. Theo “Báo cáo phát triển hằng năm của ngành điện lực Trung Quốc năm 2021”, sản lượng tiêu thụ điện của toàn xã hội Trung Quốc là 7.521,4 tỷ kWh, tăng 3,2% so với năm 2020, tốc độ tăng trưởng giảm 1,2 điểm phần trăm so với năm 2020; lượng tiêu thụ điện bình quân đầu người là 5.331 kWh/người, tăng 145 kWh/người so với năm 2020. Báo cáo này nhận định, năm 2020, tình hình cung - cầu điện toàn quốc nhìn chung là cân bằng, nguồn cung ứng điện ở một số khu vực có dư thừa, nhưng cục bộ tại một số khu vực vào giờ cao điểm cung ứng điện vẫn bị thiếu hụt.

Năm 2020, vốn đầu tư cho khoa học công nghệ của các công ty điện lực lớn lên tới 111,3 tỷ Nhân dân tệ, trong đó, công ty phát điện là 51,04 tỷ Nhân dân tệ, công ty lưới điện là 38,77 tỷ Nhân dân tệ và công ty xây dựng điện là 21,49 tỷ Nhân dân tệ. Các công ty điện lực lớn đã đăng ký 63.082 bản quyền sáng chế trong nước, 37.158 bản quyền sáng chế được cấp chứng nhận, nâng tổng số bằng sáng chế được cấp lên 211.554 bản.

Báo cáo cho rằng, công nghệ và trang thiết bị phát điện liên tục phát triển theo hướng tham số cao, dung lượng lớn, hiệu quả cao, phát thải thấp, khẳng định ưu thế dẫn đầu của Trung Quốc về công nghệ sản xuất nhiệt điện than, công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB), công nghệ xây dựng nhà máy thủy điện, công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ 3, công nghệ phát điện và chế tạo thiết bị bằng sức gió...

Để đẩy nhanh cải cách thị trường hóa ngành điện lực, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp điện lực, năm 2019, Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia đã ban hành “Ý kiến về làm sâu sắc hơn công tác thí điểm xây dựng thị trường điện lực”, trong đó đề ra phương án xây dựng, điều phối, vận hành thị trường điện lực.

Quy hoạch điện 14

Giai đoạn 2020-2035, Trung Quốc sẽ cơ bản đạt được hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, tiến trình điện khí hóa được thúc đẩy phát triển nhanh chóng. Theo “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14”, được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua tháng 3/2021, đến năm 2025, mức tiêu thụ điện trên cả nước trên 9,5 nghìn tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm sẽ vượt 4,8%; dung lượng lắp đặt phát điện sẽ đạt 2,9 tỷ Kw, trong đó, công suất lắp đặt bằng năng lượng không hóa thạch chiếm 52%.

Trên cơ sở kế hoạch này, Chính phủ Trung Quốc “xây dựng kế hoạch hành động để đạt mức cao nhất về phát thải carbon trước năm 2030” và “cố gắng để đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060”.

Một nhà máy nhiệt điện ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: thoibaonganhang.vn
Một nhà máy nhiệt điện ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: thoibaonganhang.vn

Trung Quốc đặt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng lãng phí, tăng cường hiệu quả, cải thiện an ninh năng lượng và hạn chế ô nhiễm để đáp ứng quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa. Thông qua phát triển thủy điện có trật tự, đẩy nhanh phát triển bơm nước tích trữ năng lượng, điện khí một cách phù hợp, phát triển điện hạt nhân an toàn, sản xuất điện bằng năng lượng mới một cách hợp lý, sử dụng tốt nhiệt điện trong đảm bảo cung cấp và điều tiết, qua đó, tối ưu hóa và đảm bảo an toàn kết cấu nguồn điện và hệ thống điện lực quốc gia.

Ước tính đến năm 2035, tỉ lệ lắp đặt phát điện năng lượng không hóa thạch của Trung Quốc sẽ vượt 60%, sản xuất điện chiếm hơn 57% năng lượng tiêu thụ sơ cấp, điện năng chiếm hơn 38% năng lượng tiêu thụ cuối cùng.

Thông qua phát triển nguồn, mạng, tải, dự trữ để thúc đẩy phương thức cung cấp năng lượng sạch tập trung và phân tán, tăng cường hơn nữa năng lực phân bổ các nguồn năng lượng theo hướng thị trường hóa, khả năng đảm bảo cung cấp điện bền vững sẽ tiếp tục được cải thiện.

Cải tạo điện than vẫn chậm và những thách thức, khó khăn chủ yếu khác

Thách thức về bảo đảm an ninh năng lượng. Mức độ phụ thuộc vào bên ngoài về dầu thô và khí tự nhiên đã lên tới 70% và 45%. Việc xây dựng hệ thống bảo đảm an ninh điện chưa tương xứng với yêu cầu về bảo đảm an ninh năng lượng.

Khai thác và sử dụng năng lượng sạch bị hạn chế. Việc khai thác các trạm thủy điện đầu nguồn gặp nhiều khó khăn. Vị trí chiến lược của năng lượng hạt nhân trong cơ cấu năng lượng tương lai vẫn cần được làm rõ hơn nữa. Tiến độ cải tạo linh hoạt điện than vẫn chậm, trong khi đó, tình trạng cúp điện từ nguồn năng lượng mới thi thoảng vẫn xảy ra.

Hiệu quả của hệ thống điện cần được nâng cao hơn nữa. Lợi ích toàn diện của việc hợp tác sản xuất và cung cấp các sản phẩm năng lượng khác nhau, sử dụng theo tầng và bổ sung đa năng lượng chưa được phát huy đầy đủ. Việc khai thác nguồn điện ở một số khu vực và phát triển mạng điện không đồng bộ; thiếu nguồn điện cung cấp cho hệ thống truyền tải siêu cao áp. Phụ tải mạng lưới nguồn hệ thống điện cần được tích hợp hiệu quả hơn.

Một công trình điện mặt trời ở trấn Giang Thành, huyện Điền Đông, TP Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc). Nguồn: CRI
Một công trình điện mặt trời ở trấn Giang Thành, huyện Điền Đông, TP. Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc). Nguồn: CRI

Công tác cải cách cơ chế và thể chế điện lực vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Việc xây dựng thị trường điện chưa đồng bộ với thể chế và cơ chế; cơ cấu thị trường cạnh tranh cũng như hệ thống thị trường và phương án thực thi vẫn chưa rõ ràng, Cơ chế hình thành giá điện chưa hợp lý; việc trợ cấp chéo giá điện còn phức tạp, việc điều chỉnh giá điện diễn ra chậm hơn sự thay đổi về giá thành, không phản ánh thực chất thực trạng cung cầu thị trường.

Nhiệm vụ trọng tâm

(1) Thúc đẩy phát triển điện năng xanh và carbon thấp, đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy điện ở vùng Tây Nam, xem xét phê duyệt xây dựng công trình điện hạt nhân thế hệ thứ 3 ở khu vực duyên hải. Bố trí hợp lý các nhà máy điện điều tiết khí tự nhiên, thực hiện quản lý vận hành kéo dài tuổi thọ tổ máy phát điện than đá. Dự kiến đến năm 2025, công suất lắp đặt của nhà máy thủy điện thông thường trên toàn quốc đạt 370 triệu kW, điện gió đạt 380 triệu kW, điện mặt trời đạt 400 triệu kW, điện sinh khối đạt 65 triệu kW, điện năng lượng hạt nhân đạt 70 triệu kW, điện khí đạt 150 triệu kW, quy mô điện than khống chế trong khoảng 1,25 tỷ kW.

(2) Thúc đẩy phát triển hiệu quả an ninh điện. Xây dựng đường dây tải điện xuyên vùng và xuyên tỉnh, thúc đẩy tiêu dùng ở phạm vi lớn hơn đối với thủy điện khu vực Tây Nam, năng lượng mới ở Tây Bắc và cả khu vực miền Bắc. Triển khai xây dựng “nhất thể hóa dự trữ nguồn điện gió, điện mặt trời, thủy điện và nhiệt điện” và “nhất thể hóa về nguồn điện, lưới điện, phụ tải và dự trữ”, từng bước thực hiện tích hợp các khâu trong hệ thống sản xuất, cung ứng và tiêu dùng điện. Trong thời gian “5 năm lần thứ 14”, năng lực cung cấp năng lượng tái tạo dự kiến tăng thêm khoảng 70 triệu kW. Đến năm 2025, tiêu thụ điện trên một đơn vị GDP giảm 6,0% so với năm 2020.

(3) Thúc đẩy phát triển linh hoạt và thông minh của ngành điện. Hoàn thiện chính sách giá điện theo thời gian. Thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ điện theo hướng thị trường, nâng cao khả năng quản lý phụ tải giờ cao điểm. Ban hành chính sách giá điện theo công suất. Giải quyết các vấn đề khó về kỹ thuật pin lưu trữ, mở rộng ứng dụng lưu trữ năng lượng điện. Thúc đẩy xây dựng hệ thống điện thông minh về nguồn điện, mạng lưới điện và phụ tải.

(4) Nâng cao trình độ điện khí hóa của toàn xã hội, sử dụng nhiều phương thức (như lấy điện thay than đá, lấy điện thay dầu, điện khí hóa sản xuất nông nghiệp) để đẩy mạnh điện năng thay thế, đặc biệt trong các ngành công nghiệp, kiến trúc, giao thông. Đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng sạc và đổi pin điện. Thúc đẩy phổ biến các dịch vụ về điện, nâng cao hơn nữa độ tin cậy và năng lực về cung ứng điện cho nông thôn.

(5) Đẩy mạnh sáng tạo công nghệ và trang thiết bị điện; nghiên cứu phát triển công nghệ và thiết bị lõi trong dự trữ năng lượng, sản xuất điện năng lượng tái tạo, điện hạt nhân, lưới điện; nâng cao khả năng tự chủ sáng tạo, tăng cường hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cơ chế đảm bảo cho việc chuyển đổi các kết quả nghiên cứu.

(6) Cải cách sâu rộng cơ chế và thể chế về điện, đẩy nhanh xây dựng thị trường điện thống nhất toàn quốc, nới lỏng có trật tự kế hoạch khai thác sử dụng điện và giá điện khâu cạnh tranh. Tăng cường giám sát, quản lý thị trường điện cũng như xây dựng hệ thống tín dụng, thúc đẩy phát triển hài hòa giữa thị trường điện và thị trường carbon toàn quốc. Thúc đẩy hiệu quả việc thí điểm cải cách phân phối điện gia tăng, về dài hạn sẽ kiện toàn cơ chế tiêu thụ điện năng từ năng lượng tái tạo.

(7) Xây dựng hệ thống hợp tác quốc tế về điện năng, hợp tác quốc tế về đổi mới công nghệ điện, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng điện năng cho việc thực hiện Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Chú trọng hơn nữa các vấn đề dân sinh như năng lượng nghèo nàn và khả năng tiếp cận điện năng, hợp tác nâng cao năng lực sản xuất điện năng quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trong lĩnh vực điện.

Gợi mở cho Việt Nam

Mặc dù đã trải qua 14 lần quy hoạch nhưng Trung Quốc vẫn phải "đau đầu" đối phó với bài toán thiếu điện. Kể từ cuối tháng 9 năm 2021, tình trạng cắt điện luân phiên ở Trung Quốc đã lan ra 1/2 quốc gia. Không những nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất mà đời sống của người dân cũng bị ảnh hưởng, thậm chí đang có nguy cơ làm chậm lại quá trình phục hồi của nền kinh tế quốc gia tỉ dân và tạo áp lực cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Từ năm 2000 trở lại đây, nước này đã ít nhất 3 lần xảy ra các cuộc khủng hoảng do thiếu điện và lần gần đây nhất là năm 2011.

Khi đó, do hạn hán và giá than tăng vọt, việc thiếu điện đã gây ảnh hưởng tới 17 tỉnh, thành. Đây cũng là thời điểm Trung Quốc bắt đầu thực hiện “mục tiêu kép” về kiểm soát tiêu hao năng lượng, tức đưa ra các hạn chế cứng đối với cường độ và tổng lượng tiêu thụ năng lượng.

Đợt thiếu điện lần này trên thực tế đã nhen nhóm từ cuối năm 2020 và chủ yếu tập chung ở một vài tỉnh, thành khu vực miền Trung và phía Đông Trung Quốc. Sang đến năm 2021, thiếu điện ngày càng lan rộng và trở nên trầm trọng ở một số trung tâm xuất khẩu và sản xuất chính ở nước này.

Theo Báo điện tử VOV, những năm gần đây, Trung Quốc đang nỗ lực giảm dần các nhà máy điện than. Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2020, tỷ trọng than trong tổng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc đã giảm 12,5 điểm phần trăm, từ 69,2% xuống 56,7%, trong khi tỷ trọng tiêu thụ năng lượng sạch đã tăng từ 13,4% lên 24,4%.Tuy vậy, dù tỷ trọng nhiệt điện là 56,7% nhưng đóng góp cho tổng nguồn điện lên tới 71,8%, trong khi công suất lắp đặt điện gió và quang điện mặc dù chiếm 24% nhưng sản lượng điện chỉ chiếm khoảng 10%.

Một bài học khác cần tham khảo là ở nước Mỹ, năm 2022, nguy cơ thiếu điện đang gia tăng trên khắp nước Mỹ, khi mà các nhà máy điện truyền thống đang bị cho thôi hoạt động nhanh hơn so với khả năng được thay thế bằng năng lượng tái tạo và tích trữ bằng acquy. Các lưới điện đang căng thẳng khi Mỹ thực hiện một quá trình chuyển dịch lịch sử từ các nhà máy điện thông thường chạy bằng than và khí tự nhiên sang các dạng năng lượng sạch hơn như điện gió và điện mặt trời, và các nhà máy hạt nhân già cỗi dự kiến ​​sẽ bị đóng cửa ở nhiều nơi trên đất nước. Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, điều thách thức là các trang trại gió và mặt trời – vốn thuộc số những dạng phát điện rẻ nhất - không phát điện mọi lúc và cần các acquy dung lượng lớn để tích trữ sản lượng nhằm sử dụng sau này. Trong khi một lượng lớn acquy tích trữ đang được phát triển, các nhà điều hành lưới điện khu vực gần đây đã cảnh báo rằng tốc độ này có thể không đủ nhanh để bù đắp việc đóng cửa của các nhà máy điện truyền thống – các nhà máy có thể hoạt động suốt ngày đêm.

Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và Tăng trưởng xanh, gọi năng lượng tái tạo là nguồn điện "đỏng đảnh". Trước đây tỷ trọng điện gió chiếm công suất nhỏ, được lắp đặt ở một vài địa điểm cụ thể nên nguồn này trong hệ thống điện giống như "rắc hạt tiêu lên món ăn". Khi tỷ trọng điện gió, hay điện mặt trời tăng cao, trở thành nguồn điện quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thì đặt ra thách thức cho nhà vận hành hệ thống. Đó là cần xây dựng công cụ dự báo để cân đối nhu cầu và khả năng phát của nguồn điện năng lượng tái tạo.

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương), cũng đề cập sự "đỏng đảnh" của năng lượng tái tạo. Ông nhắc tới trường hợp của Ireland, quốc gia có tiềm năng điện gió rất lớn, ngoài sử dụng trong nước còn bán một phần cho Anh. Tuy nhiên, trong những ngày mùa đông, thời tiết lạnh nhất, cần nguồn năng lượng để sưởi ấm, điện gió lại không phát được.Các yếu tố này lý giải công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống lên tới hơn 76.600 MW, chỉ phát điện được tối đa hơn 40.000 MW. Và năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt chiếm gần 30% hệ thống nhưng "thừa mà lại thiếu điện".

Đến nay, sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch dùng để phát điện trên thế giới vẫn là khá lớn. Vì vậy, bài học gợi mở cho Việt Nam để thực hiện các mục tiêu dài hạn, như phát triển “năng lượng xanh và carbon thấp” hay “trung hòa carbon”, cũng cần tính đến cách thức triển khai từng bước sao cho phù hợp. Phải làm sao để điều tiết kịp thời các nguồn dự trữ năng lượng khác nhau để vừa có thể đảm bảo được nguồn điện, vừa thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường, tránh tự tạo ra gót chân asin cho sự phát triển.

Nguyễn Thanh Sơn - (Theo CRI, chinapower.com.cn, chinaenergyportal.org)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp.
Đoàn cơ sở PC Gia Lai chung tay thắp sáng đường quê

Đoàn cơ sở PC Gia Lai chung tay thắp sáng đường quê

Thắp sáng đường quê bằng hệ thống điện năng lượng mặt trời góp phần giúp người dân thôn Somalơng B (Gia Lai) lưu thông thuận lợi, an toàn hơn vào ban đêm.
Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Nhiều tháng qua, một doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng than gặp khó trong việc chuyển nhượng dự án, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thì xin lỗi vì chậm tham mưu.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.
Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Từ ngày 15-21/4/2024, phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao, riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước do nắng nóng.
Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Dịp cao điểm hè 2024, Điện lực Tuyên Quang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền cho nhân dân, khách hàng trên địa bàn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đạt 56,76% khối lượng

Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đạt 56,76% khối lượng

Tính đến thời điểm này, dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đã đạt tiến độ tổng thể khoảng 56,76% khối lượng.
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

EVNHANOI cho biết, đơn vị đã chuẩn bị các phương án đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động văn hoá thể thao và lễ hội trong dịp nghỉ lễ.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam động viên người lao động tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam động viên người lao động tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm hỏi động viên đoàn viên, người lao động trên công trường xây dựng Đường dây 500kV mạch 3.
Công ty Điện lực Thanh Hóa chuẩn bị phương án cấp điện phục vụ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5

Công ty Điện lực Thanh Hóa chuẩn bị phương án cấp điện phục vụ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có giải pháp cấp điện hè 2024, trước mắt sẽ đảm bảo điện an toàn, ổn định phục vụ khách hàng trong thời gian nghỉ Lễ ngày 30/4-1/5
Ngành điện miền Bắc nỗ lực khắc phục sự cố lưới điện sau mưa lớn và lốc xoáy

Ngành điện miền Bắc nỗ lực khắc phục sự cố lưới điện sau mưa lớn và lốc xoáy

Tính đến sáng ngày 22/4/2024, các đơn vị thuộc EVNNPC cơ bản đã nỗ lực khắc phục sự cố lưới điện do mưa lớn và lốc xoáy tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 và quyết tâm bàn giao dự án vào ngày 30/6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Sáng nay (20/4), tại huyện Mường Tè, Công ty Điện lực Lai Châu tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, cứu nạn, xử lý sự cố lưới điện và an toàn lao động...
Doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét cho chuyển nhượng dự án nhà máy thuỷ điện

Doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét cho chuyển nhượng dự án nhà máy thuỷ điện

Công ty TNHH Thuỷ điện Cam Ly mong muốn Lâm Đồng sớm xem xét, chấp thuận cho nhận chuyển nhượng lại dự án Thuỷ điện Cam Ly để triển khai dự án đúng tiến độ.
PC Thanh Hóa cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024

PC Thanh Hóa cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024

Trong 2 ngày 18 và 19/4, Điện lực Nga Sơn thuộc PC Thanh Hóa đã cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024.
Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 2: Vai trò và thành quả ngành điện

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 2: Vai trò và thành quả ngành điện

Luật Điên lực 2004 và 2 lần sửa đổi đã tạo khuôn khổ pháp lý để ngành điện Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vươn lên tóp đầu khu vực.
Đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng gần 65% vị trí cột

Đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng gần 65% vị trí cột

Theo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng được 663/1.177 vị trí cột, công tác dựng côt tiến hành khẩn trương.
EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.
Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch cung ứng điện năm 2024 khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn hoặc vận hành ở chế độ khẩn cấp.
NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

Nhằm đảm bảo cấp điện trong mùa khô 2024, NPTS đã chủ động phối hợp với các PTC để thực hiện thí nghiệm định kỳ, xử lý khiếm khuyết trên lưới truyền tải.
Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Ngay sau khi nhận được kiến nghị của chủ đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Cam Ly tại TP. Đà Lạt, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc chỉ đạo gỡ khó.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động