Quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo được rà soát kỹ lưỡng

Quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ với nhà giáo được rà soát kỹ lưỡng để vừa đảm bảo có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh cải cách tiền lương.
Hơn 800.000 nhà giáo đã góp ý dự thảo Luật Nhà giáo Nhà giáo được hưởng lợi gì từ quy định Chứng chỉ hành nghề Luật Nhà giáo: Nên bổ sung thêm nhà giáo nước ngoài

Kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo

Sáng 8/10, tiếp tục phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đồng thời, kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo; phù hợp với xu thế của quốc tế trong xây dựng chính sách nhà giáo.

Dự thảo Luật Nhà giáo (bản chỉnh lý đến ngày 1/10/2024) gồm 9 Chương 45 Điều (giảm 26 Điều so với dự thảo bản trình Quốc hội ngày 6/9/2024). Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi được chỉnh lý đảm bảo không làm thay đổi 5 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP bao gồm: Định danh nhà giáo; Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật được hoàn thiện theo hướng chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đối với những nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, ngành được nghiên cứu, quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Đối với những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau (quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục...) đã được đưa ra khỏi dự thảo luật để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá.

Những nội dung chính sách được thiết kế trong dự thảo luật bảo đảm có đủ căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn, có cơ sở để đánh giá tác động, đảm bảo tính khả thi. Một số nội dung chính sách (quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa đảm bảo có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.

Giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí với các nội dung giải trình bổ sung về sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo tại Báo cáo số 608/BC-CP ngày 5/10/2024 của Chính phủ và cho rằng việc xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo; hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với nhà giáo; kịp thời bổ sung các chính sách mới, đặc thù để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh

Về tiêu chuẩn, chức danh nhà giáo, Thường trực Ủy ban cơ bản đồng tình với việc quy định chức danh nhà giáo tương ứng với các cấp học, trình độ đào tạo tại Điều 12, áp dụng cho nhà giáo công tác tại cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật quy định chức danh nhà giáo chưa phù hợp với nhà giáo công tác tại cơ sở giáo dục ngoài công lập; đề nghị rà soát, điều chỉnh quy định chức danh nhà giáo trong trường của lực lượng vũ trang nhân dân tại khoản 5, do Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân không quy định về nội dung này.

Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí với quy định chuẩn nghề nghiệp nhà giáo tại Điều 13. Đề nghị cân nhắc việc áp dụng tiêu chuẩn về “sức khỏe” khi xem xét bổ nhiệm hạng chức danh nhà giáo; cân nhắc việc giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chuẩn nghề nghiệp nhà giáo về sức khỏe để tránh chồng chéo, mâu thuẫn với thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế theo pháp luật về khám sức khỏe.

Về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo, Thường trực Ủy ban cơ bản đồng tình với quy định về chính sách tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo tại Điều 25 và cho rằng đây là vấn đề quan trọng, cần thiết để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, nhất là Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

Có ý kiến đề nghị xác định rõ phạm vi, đối tượng thụ hưởng, đánh giá tác động kỹ lưỡng, đầy đủ về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo (Điều 26, Điều 27), nhất là chính sách miễn học phí cho con của nhà giáo (điểm d khoản 1 Điều 26), chính sách bảo đảm chỗ ở tập thể hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở và các điều kiện thiết yếu khi đến công tác tại “vùng nông thôn” (điểm a khoản 2 Điều 26).

Về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo (Điều 28), Thường trực Ủy ban nhất trí với quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm nghỉ hưu và không bị giảm tỷ lệ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.

Quy định về nghỉ hưu trước tuổi đối với nhà giáo trong trường, lớp dành cho người khuyết tật cần xem xét kỹ lưỡng hơn trong mối tương quan với các đối tượng nhà giáo khác và các đối tượng lao động khác trong môi trường tương tự.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Vĩnh Phúc giảm còn 36 xã, phường sau sáp nhập, từng bước tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, cải thiện chất lượng phục vụ người dân.
Lấp

Lấp 'lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 1 - Còn nhiều bất cập!

Vụ 'sữa giả' gần 500 tỷ đồng bị triệt phá cho thấy công tác quản lý thực phẩm từ sữa do Bộ Y tế được giao trách nhiệm chính còn rất nhiều bất cập cần tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 11

Toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 11

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4, diễn ra chiều 16/4 tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh

Một nền kinh tế xanh cần các doanh nghiệp xanh. Một xã hội xanh cần các công dân xanh. Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chính sách tại Hội nghị thượng đỉnh P4G năm 2025 chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Thực hiện thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể...
Việt Nam là thành viên sáng lập, đối tác chính thức P4G

Việt Nam là thành viên sáng lập, đối tác chính thức P4G

Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G Việt Nam năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự triển lãm tăng trưởng xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự triển lãm tăng trưởng xanh

Chiều 16/4, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc triển lãm tăng trưởng xanh với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế.
Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện quy định Bộ Luật Hình sự về tội phạm liên quan bán hàng đa cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đổi mới tư duy, nâng tầm nhìn, đất nước là quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đổi mới tư duy, nâng tầm nhìn, đất nước là quê hương

Tổng Bí thư yêu cầu phải đổi mới tư duy, vượt tầm nhìn, vượt lên trên lợi ích cá nhân, vùng miền để phục vụ lợi ích quốc gia – dân tộc. Đất nước là quê hương.
Địa phương sáp nhập từ 2 tỉnh không quá 450 đại biểu

Địa phương sáp nhập từ 2 tỉnh không quá 450 đại biểu

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 45 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV, trong đó quy định địa phương sáp nhập từ 2 tỉnh, thành không quá 450 đại biểu.
Ban Chấp hành cơ quan Đảng Trung ương không quá quá 39 người

Ban Chấp hành cơ quan Đảng Trung ương không quá quá 39 người

Theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị, số lượng thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương không quá 39 đồng chí trong nhiệm kỳ 2025-2030.
Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030 có gì mới?

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030 có gì mới?

Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị 45 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, trong đó quy định rõ độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030.
Khi Tổng Bí thư nói

Khi Tổng Bí thư nói 'Đất nước là quê hương': Đừng níu kéo cái cũ mà cản bước tương lai

“Đất nước là quê hương” - lời hiệu triệu mạnh mẽ từ Tổng Bí thư Tô Lâm, cảnh tỉnh tư duy bản vị, thúc đẩy cải cách hành chính vì tương lai đất nước.
Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp tỉnh, thành thuộc Trung ương trong nhiệm kỳ mới

Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp tỉnh, thành thuộc Trung ương trong nhiệm kỳ mới

Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị quy định rõ số lượng ủy viên ban thường vụ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030.
P4G hỗ trợ 2,8 triệu USD cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

P4G hỗ trợ 2,8 triệu USD cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

Các cơ chế của P4G đã hỗ trợ 8 dự án của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam với kinh phí 2,8 triệu USD vào các lĩnh vực: chuyển dịch năng lượng, giao thông xanh.
Chủ tịch Quốc hội thông tin về việc sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội thông tin về việc sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này tập trung vào hai nhóm nội dung.
Tiêu chuẩn cấp uỷ viên các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tiêu chuẩn cấp uỷ viên các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chỉ thị số 45-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành đã quy định rõ về tiêu chuẩn cấp ủy viên các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thời gian cụ thể tiến hành đại hội đảng bộ các cấp

Thời gian cụ thể tiến hành đại hội đảng bộ các cấp

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 45 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, trong đó quy định rõ về thời gian tiến hành đại hội đảng bộ các cấp.
Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự Thanh tra Chính phủ

Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự Thanh tra Chính phủ

Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự của Thanh tra Chính phủ trên cơ sở kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Hướng dẫn phương án nhân sự cấp uỷ sau sáp nhập

Hướng dẫn phương án nhân sự cấp uỷ sau sáp nhập

Đây là nội dung Kết luận 150-KL/TW của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025

Sáng 16/4, tại Hà Nội, diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025 và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra sáng nay 16/4/2025.
Sáng nay, diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng nay, diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

8h sáng nay, ngày 16/4 diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Mobile VerionPhiên bản di động