Quốc hội thông qua Luật Căn cước với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Căn cước với tỷ lệ 87,25% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Chính phủ bổ sung quy định thu thập "mống mắt" trong thông tin căn cước Tuần này, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước.

Theo đó, về tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước, có ý kiến cho rằng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của Luật; đề nghị không đổi tên Luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.

Quốc hội thông qua Luật Căn cước với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành
Sáng 27/11, Quốc hội biểu quyết tán thành thông qua Luật Căn cước (Ảnh:Quochoi.vn)

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 và phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, hầu hết ý kiến ĐBQH đều đồng ý với tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước đã được giải trình tại Báo cáo số 666/BC-UBTVQH15 ngày 24/10/2023 của UBTVQH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước. UBTVQH cho rằng, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

Từ những vấn đề trên, UBTVQH nhận thấy, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân. Vì vậy, UBTVQH trân trọng đề nghị Quốc hội cho giữ tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Về trung tâm dữ liệu quốc gia (quy định tại khoản 4 Điều 8, khoản 5 Điều 10, khoản 5 Điều 11 và khoản 3 Điều 12), UBTVQH tiếp thu ý kiến của ĐBQH và báo cáo giải trình thêm như sau: Sau khi được cấp có thẩm quyền đồng ý, Chính phủ đã chỉ đạo hoàn thiện Đề án và ban hành Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 phê duyệt Đề án xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong dự thảo Luật chỉ quy định về trung tâm dữ liệu quốc gia với ý nghĩa là một hệ thống kỹ thuật được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chia sẻ, khai thác, xử lý thông tin phù hợp với chủ trương của Đảng và Đề án của Chính phủ.

Trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung khoản 19 Điều 3 quy định về trung tâm dữ liệu quốc gia như dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

Về thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước (Điều 16), có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt vào điểm d khoản 1 tương tự như đối với việc thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện triển khai trong thực tiễn.

Quốc hội thông qua Luật Căn cước với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn (Ảnh: Quochoi.vn)

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới khẳng định, khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này như dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

Giải trình, tiếp thu ý kiến về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước (Điều 24), UBTVQH tiếp thu ý kiến ĐBQH, chỉnh lý nội dung này như dự thảo Luật và xin báo cáo như sau: Khi các thông tin của công dân được lưu trữ, mã hóa trong bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước có sai sót thì cũng phải cập nhật, điều chỉnh để bảo đảm thông tin trên thẻ phản ánh chính xác với thực tế và thống nhất với thông tin trong các cơ sở dữ liệu, thông tin trong căn cước điện tử… đáp ứng yêu cầu đúng, đủ, sống, sạch, cũng như quyền lợi của người dân khi thực hiện các giao dịch. Do đó, trong trường hợp không phải đổi thẻ căn cước thì công dân phải thực hiện thủ tục điều chỉnh, cập nhật thông tin. Để xử lý trường hợp này, bên cạnh việc chỉnh lý điểm d khoản 1 Điều 24, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung nội dung giao Chính phủ “quy định trình tự, thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước” tại khoản 6 Điều 22 như dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

Đối với quy định về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước (Điều 30), có ý kiến đề nghị nghiên cứu cấp giấy chứng nhận căn cước cho tất cả những người không quốc tịch đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ, thực tế cho thấy, ở Việt Nam có nhiều người có quốc tịch nước ngoài nhưng cố tình giấu hoặc vứt bỏ các giấy tờ chứng minh quốc tịch của mình nhằm mục đích ở lại Việt Nam bất hợp pháp. Nếu mở rộng đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước có thể sẽ có nhiều đối tượng là người không quốc tịch di cư đến Việt Nam để sinh sống, tác động phức tạp đến tình hình an ninh, trật tự ở nước ta. Do vậy, UBTVQH đề nghị không mở rộng đối tượng cấp giấy chứng nhận căn cước đối với toàn bộ người không quốc tịch.

Giải trình, tiếp thu ý kiến về cấp, quản lý căn cước điện tử (Chương IV), có ý kiến nhất trí sự cần thiết quy định về căn cước điện tử trong dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị báo cáo thêm về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip vì dễ bị xâm nhập, theo dõi.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ. Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.

Bên cạnh đó, để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Trường hợp các cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cũng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu về quy định chuyển tiếp (Điều 46). Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung quy định về chuyển tiếp đối với căn cước công dân và chứng minh nhân dân tại khoản 3 Điều 46 như sau: “Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.”; theo đó, bổ sung khoản 2 Điều 45 quy định về hiệu lực thi hành như sau: “Quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2024”; đồng thời chỉnh lý một số nội dung của Điều 45 và Điều 46 bảo đảm cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tế.

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự án luật này…

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,25%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua dự án Luật Căn cước.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin mới nhất

Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, đầu tư tại Dominica có thể coi đây là "bàn đạp", cửa ngõ để tiến vào khu vực Caribe.
Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Chiều ngày 21/11, tại họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, thông tin về những động thái mới nhất của Philippines, Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin với báo chí về việc tiếp nhận máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ.
Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, các công dân Việt Nam không đến Ukraine thời điểm này, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự.
Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Theo chuyên gia, khoảng 30 nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống đã, đang và sẽ tiếp tục nổi lên. Trong đó có 5 nguy cơ mà chúng ta phải lưu tâm.
Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị ở mức độ cao.
Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đạt tiêu chuẩn nên phải tìm mỏ khác thay thế.
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 20/11 năm nay có một điều rất đặc biệt, niềm hạnh phúc của các nhà giáo đó là Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo.
Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Dominica, phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominica Lê Quang Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đề cập về việc dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra cơ chế quản lý đối với vấn đề này.
Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội cho biết, hiện trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ngày 19/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, Hội nghị G20.
Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng đã luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm các học sinh còn mất tích trong vụ 06 học sinh bị đuối nước nghiêm trọng tại Phú Thọ, sớm khắc phục hậu quả.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động