Quảng Trị: Tạm dừng đầu tư dự án nhiệt điện hơn 2,5 tỷ USD Quảng Trị: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt |
Tỉnh Quảng Trị đã kiến nghị Bộ Công Thương có văn bản đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép chấm dứt thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị - sử dụng nhiên liệu than (dự án) do Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan (EGATi) đầu tư.
Đồng thời, chuyển đổi dự án này sang nhà máy nhiệt điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu, đầu tư theo hình thức dự án điện độc lập (IPP); điều chỉnh quy mô công suất dự án từ 1.320 MW sử dụng nhiên liệu than lên công suất 1.500 MW dùng nhiên liệu khí LNG.
Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến nay, Quảng Trị đã có 1.090,7 MW công suất các dự án nguồn điện được vận hành thương mại, gấp 3 lần so với đầu nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, tỉnh còn có 22 dự án năng lượng với tổng công suất 3.707MW có trong Quy hoạch phát triển điện lực, đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và đang triển khai đầu tư. Ngoài ra, tỉnh cũng có các dự án nguồn điện tiềm năng như: Điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, điện sinh khối, điện mặt trời, thủy điện nhỏ... trong Phụ lục Quy hoạch điện VIII.
“Để giúp tỉnh Quảng Trị phát huy tiềm năng, lợi thế về phát triển năng lượng, Quảng Trị đã kiến nghị Bộ Công Thương có văn bản đề xuất với Chính phủ cho phép chấm dứt thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị do nhà đầu tư EGATi (Thái Lan) đầu tư; chuyển đổi Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị sang nhà máy nhiệt điện khí LNG nhập khẩu, đầu tư theo hình thức IPP; điều chỉnh quy mô công suất từ 1.320 MW sử dụng nhiên liệu than lên công suất 1.500 MW dùng nhiên liệu khí hóa lỏng LNG. Đồng thời, kiến nghị Trung ương phê duyệt công suất lũy kế điện gió trên bờ cho Quảng Trị đến năm 2030 là 2.500 MW. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đến năm 2030, Quảng Trị cũng đề nghị Trung ương xem xét, bổ sung vào kế hoạch với công suất lũy kế của thủy điện nhỏ cho tỉnh Quảng Trị là 307 MW và 24 MW từ công suất các dự án điện sinh khối và điện từ rác. Về cơ chế chính sách, tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, có quy định cụ thể đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư và đang triển khai đầu tư xây dựng”- Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ.
Đối với loại hình điện gió trên bờ triển khai mới, đề nghị Trung ương xem xét bổ sung áp dụng phương thức phù hợp đối với các dự án đã được giao nghiên cứu, khảo sát và có kết quả đo gió đủ điều kiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định nhằm tận dụng được các nguồn lực và tối ưu hiệu quả kinh tế.
Giai đoạn đến năm 2030, Quảng Trị đề nghị Trung ương xem xét, bổ sung vào kế hoạch với công suất lũy kế của thủy điện nhỏ cho tỉnh Quảng Trị là 307 MW và 24 MW từ công suất các dự án điện sinh khối và điện từ rác.
Nhà máy Nhiệt điện (hình minh hoạ). |
Về cơ chế chính sách, tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, có quy định cụ thể đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư và đang triển khai đầu tư xây dựng.
Đối với loại hình điện gió trên bờ triển khai mới, Quảng Trị đề nghị Trung ương xem xét bổ sung áp dụng phương thức phù hợp đối với các dự án đã được giao nghiên cứu, khảo sát và có kết quả đo gió đủ điều kiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định nhằm tận dụng được các nguồn lực và tối ưu hiệu quả kinh tế.
Quảng Trị đã và đang tích cực chủ động xúc tiến, hỗ trợ các nhà đầu tư và làm việc với các Bộ, ngành Trung ương đề xuất đưa vào quy hoạch nhiều dự án năng lượng quan trọng trên địa bàn tỉnh.
Được biết, Quảng Trị hiện có 19 dự án điện gió, 3 dự án điện mặt trời, 10 dự án thủy điện và các hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 1.090,7 MW được hòa vào hệ thống điện quốc gia và vận hành thương mại.
Đối với dự án án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị, trước đó, ngày 11/4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan (EGATi) về vấn đề này. Đặt vấn đề tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đề nghị phía chủ đầu tư sớm thống nhất các giải pháp tháo gỡ nhằm tránh thiệt hại cho cả nhà đầu tư và địa phương. Trong đó, sớm có biên bản xác nhận giữa 2 bên về những nội dung công việc mà tỉnh đã triển khai thực hiện như: Giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư… trước khi nhà đầu tư gửi văn bản đến Chính phủ Việt Nam và Bộ Công Thương về việc tạm dừng dự án.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị có công suất 1.200 MW được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đồng ý cho EGATi đầu tư tại Văn bản số 6637/VPCP-KTN ngày 12/8/2013. Dự án có tổng mức vốn đầu tư là hơn 55.000 tỷ đồng, tương đương 2,516 tỷ USD. Tỉnh Quảng Trị cũng xác định đây là một trong những dự án động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, tuy nhiên, hiện dự án chưa thể triển khai.
|