Quảng Ninh: Vận hội 56 năm

Ngày 30/10 đối với đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh là một ngày ý nghĩa. Đây là ngày tỉnh Quảng Ninh được thành lập.

Ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc tỉnh Quảng Ninh

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh lần thứ III - 2019 được diễn ra trong 2 ngày (30 - 31/10), đúng dịp kỷ niệm 56 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh. Một sự trùng hợp thật ý nghĩa. Đây không chỉ là ngày hội của 21 thành phần đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn, mà là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh.

Là tỉnh miền núi, biên giới, biển đảo, vùng DTTS&MN của tỉnh Quảng Ninh gồm có 113/186 xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có 17 xã khu vực III, 32 xã khu vực II, 64 xã khu vực I, với tổng số 208 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) (trong đó có 154 thôn, bản thuộc xã khu vực III và 54 thôn, bản thuộc xã khu vực II). DTTS của tỉnh gồm 21 thành phần, với 162.531 người, chiếm 12,31% dân số toàn tỉnh, cư trú trên hơn 85% diện tích của tỉnh và có vị trí trọng yếu về quốc phòng an ninh, biên giới quốc gia.

quang ninh van hoi 56 nam

Trong dòng chảy của địa phương đi tiên phong về đổi mới và đột phá, công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm 2014 - 2019 đạt được những thành tựu diệu kỳ.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao, toàn diện về công tác dân tộc, có nhiều chính sách đột phá trong công tác dân tộc.

Cụ thể, ngày 29/5/2013, Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Nghị quyết 07 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết 07 có ý nghĩa mở đường cho các đề án, chương trình, với cơ chế, cách làm sáng tạo riêng tạo đột phá trong thực hiện công tác dân tộc ở địa phương này đối với vùng DTTS&MN.

Điển hình nhất là Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 (gọi tắt là Đề án 196) của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Đề án 196 khẳng định sự sáng tạo và cách làm riêng của Quảng Ninh trong thực hiện Chương trình 135, tạo cơ chế, nguồn lực cụ thể để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo vùng ĐBKK.

quang ninh van hoi 56 nam
Đề án 196 và Chương trình OCOP- được xem là "phép thần" để Quảng Ninh tạo đột phá về xóa xã thôn đặc biệt khó khăn, hoàn thành chương trình 135 trước 1 năm

Từ cơ chế của Đề án 196, cùng sự vào cuộc điều hành chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, vùng ĐBKK của Quảng Ninh thay đổi rõ rệt về kết cấu hạ tầng, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS&MN, vùng ĐBKK giảm nhanh (từ gần 5% với 15.340 hộ nghèo đa chiều vào năm 2016, đến hết năm 2018 giảm xuống còn 1,2% (4.248 hộ).

quang ninh van hoi 56 nam
Cầu Bãi Cháy

Với cơ chế riêng có của Đề án 196, xóa xã thôn khỏi diện ĐBKK, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay 100% xã có đường ô tô được cứng hoá đến trung tâm xã; 100% xã có đủ cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS; 100% xã có trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân; 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% số hộ dân ở các xã ĐBKK được sử dụng điện lưới quốc gia và điện năng lượng mặt trời.

Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS&MN tăng 2 lần so với năm 2014; có 18 xã vùng khó khăn đạt chuẩn NTM. Hết năm 2018, có 5/17 xã khu vực III (xã ĐBKK) và 54/54 thôn ĐBKK đủ điều kiện ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành Chương trình 135. Cả hệ thống chính trị của tỉnh đang phấn đấu hết năm 2019, cả 17/17 xã khu vực III (xã ĐBKK) đủ điều kiện ra khỏi diện ĐBKK sớm trước lộ trình 1 năm và là tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành Chương trình 135.

“Quả ngọt” từ đổi mới không ngơi nghỉ

Đột phá ở vùng DTTS &MN chỉ là một trong rất nhiều lĩnh vực mà Quảng Ninh “gặt hái” được trong những năm qua. Từ quyết tâm chính trị, sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và tư duy dám nghĩ, dám làm về thực hiện ba đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng, Quảng Ninh đã triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng một cách sáng tạo, trở thành điểm sáng về mọi lĩnh vực, trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy theo Nghị quyết số 18, 19 Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) của Đảng và Đề án 25.

Đặc biệt, Quảng Ninh là hình mẫu huy động các nguồn lực thực hiện đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, là tỉnh đầu tiên của cả nước phát triển các công trình hạ tầng giao thông, đường cao tốc, sân bay từ nguồn vốn BOT. Điển hình, như: Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn...

quang ninh van hoi 56 nam
Cầu Bạch Đằng, Cao tốc Hạ Long- Hải Phòng, Hạ Long- Vân Đồn, Sân bay Vân Đồn- những công trình giao thông trọng điểm, cũng là mẫu hình huy động nguồn BOT xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Tiếp đến, hạ tầng du lịch, dịch vụ cũng được đầu tư phát triển ngày càng hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới đẳng cấp, khác biệt... Tiếp nữa, các công trình hạ tầng dịch vụ công như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, trụ sở các cơ quan… cũng đều được đầu tư theo hướng hợp tác công - tư.

quang ninh van hoi 56 nam
Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh được đầu tư đồng bộ, trang bị hiện đại để phục vụ doanh nghiệp người dân ngày càng tốt hơn

Đối với công tác hành chính, Quảng Ninh cũng đột phá không ngừng về cải cách, để xây dựng một nền hành chính phục vụ. Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện cùng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã đã được vận hành đồng bộ, mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính ngày càng minh bạch, nhanh chóng, thuận lợi. Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với công tác giải quyết thủ tục hành chính thường xuyên đạt trên 99%. Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh tiếp tục được cải thiện, tỉnh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số PCI, chỉ số PAR INDEX...

Những đổi mới không ngừng nghỉ đã tạo cho kinh tế Quảng Ninh phát triển nhanh và bền vững theo hướng từ nâu, sang xanh. Nhiều năm qua, Quảng Ninh liên tục trong Top đầu về tăng trưởng cao, thu ngân sách nhà nước.

quang ninh van hoi 56 nam
Vòng quay mặt trời, Công viên Sun World Hạ Long, Cảng Tàu Khách quốc tế Hạ Long- chuỗi sản phẩm tiêu biểu tạo cho du lịch Quảng Ninh phát triển đột phá và bền vững

Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong 10 tháng năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 12,7% so với cùng kỳ; khách du lịch đến Quảng Ninh đạt trên 11,7 triệu lượt, tăng 10% cùng kỳ, thu ngân sách nhà nước đạt 37.418 tỷ đồng, bằng 90% dự toán năm, tăng 13% cùng kỳ (trong đó, thu xuất nhập khẩu đạt 9.502 tỷ đồng, tăng 4% cùng kỳ; thu nội địa đạt 28.341 tỷ đồng, tăng 16% cùng kỳ)…

Dấu ấn vì một Quảng Ninh phồn thịnh

Những ngày này, đến Quảng Ninh, vấn đề được nhắc đến nhiều nhất là “câu chuyện” mở rộng không gian phát triển TP. Hạ Long theo hướng sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính của huyện Hoành Bồ vào thành phố.

quang ninh van hoi 56 nam
TP Hạ Long sau khi sáp nhập sẽ hội tụ đủ cả rừng, biển, đồng bằng và miền núi... phục vụ mục tiêu phát triển TP. Hạ Long trong tầm nhìn của đô thị hạt nhân vùng Đông Bắc, đưa Quảng Ninh tiến gần hơn với đích đến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh - ông Nguyễn Xuân Ký - nhấn mạnh, việc mở rộng địa giới hành chính, không gian phát triển của TP. Hạ Long và huyện Hoành Bồ là việc lớn, rất hệ trọng, có ý nghĩa lịch sử, liên quan chặt chẽ đến sự ổn định và phát triển của tỉnh cũng như của 2 địa phương. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Ninh, các thế hệ lãnh đạo của tỉnh qua các thời kỳ đặc biệt quan tâm, nghiên cứu đưa ra những chủ trương đúng đắn, lộ trình bài bản, từng bước chắc chắn và đã trải qua 3 lần điều chỉnh với các quy mô, mức độ khác nhau. Phương án lần này đặt ra theo hướng nhập toàn bộ địa giới hành chính của huyện Hoành Bồ vào TP. Hạ Long là kết quả của cả quá trình chuẩn bị trong nhiều năm qua, là giải pháp đột phá có ý nghĩa chiến lược; xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn khách quan, yêu cầu phát triển của tỉnh Quảng Ninh và của hai địa phương, phù hợp với các quy hoạch tổng thể, chiến lược của tỉnh, của vùng.

Bởi vậy, “câu chuyện” mở rộng TP. Hạ Long được xem là vấn đề thời sự ở Quảng Ninh, được nhắc đến bằng niềm vui, sự phấn khởi, hồ hởi của cán bộ, đảng viên, nhân dân 2 địa phương: TP. Hạ Long và huyện Hoành Bồ nói riêng, cũng như nhân dân, cán bộ trong tỉnh nói chung.

Người dân Quảng Ninh nói nhiều “câu chuyện” mở rộng TP. Hạ Long, không phải vì TP. Hạ Long là đô thị lớn nhất nước, mà đây là mục tiêu phát triển TP. Hạ Long trong tầm nhìn của đô thị hạt nhân vùng Đông Bắc, đưa Quảng Ninh tiến gần hơn với đích đến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là Nghị quyết của ý Đảng hợp với lòng dân.

Chính vì vậy, đề án sáp nhập địa giới hành chính huyện Hoành Bồ và TP. Hạ Long ra đời đã nhận được sự thống nhất cao của cán bộ, cử tri 2 địa phương. Kỳ họp HĐND cấp xã, phường, thị trấn 2 địa phương đã diễn ra tốt đẹp, với 100% đại biểu tham dự kỳ họp tán thành phương án, đề án sắp xếp. Tại kỳ họp HĐND cấp huyện, một lần nữa đề án tiếp tục nhận được sự tán thành, ủng hộ cao của 100% đại biểu HĐND TP. Hạ Long và huyện Hoành Bồ.

Tại Kỳ họp lần thứ 14 (kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành ngày 26/10), 100% đại biểu HĐND đã thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính TP. Hạ Long. Kết quả này, một lần nữa khẳng định việc sáp nhập huyện Hoành Bồ và TP. Hạ Long là chủ trương đúng đắn, ý nghĩa.

Có thể nói, vấn đề quyết định mở rộng địa giới TP. Hạ Long là vận hội mới, một dấu ấn, sự kiện thật đặc biệt để chào mừng kỷ niệm 56 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2019). Đây cũng là một dấu ấn của tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới trong công tác lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; dấu ấn hướng tới một Quảng Ninh phồn thịnh, tươi đẹp hơn, phát triển xứng tầm hơn.

Vũ Điềm - Quyết Tiến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thương nhớ Nậm Kéng

Thương nhớ Nậm Kéng

Ngược dốc quanh co chúng tôi tới Nậm Kéng vào cuối ngày, những mái nhà nhỏ bé của đồng bào dân tộc Xa Phó hiện rõ dưới ánh nắng hiếm hoi của mùa đông Tây Bắc.
Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số khôi phục nghề thủ công truyền thống với chị Trần Tuyết Lan không chỉ là đam mê mà xuất phát từ lòng nhân văn sâu sắc.
Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

600 suất quà đã được trao tặng cho người nghèo tại huyện vùng cao Xín Mần (Hà Giang) trong chương trình “Xuân Biên cương ấm lòng dân bản" năm 2024.
Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Ngày 27/9, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

“Trăng thu biên cương” thực sự là đêm hội giúp gần 1.000 trẻ nhỏ tại Mồ Sì San, Phong Thổ, Lai Châu được hòa mình vào không gian Trung thu truyền thống phá cỗ.

Tin cùng chuyên mục

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Sáng 24/8, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng là nét đặc trưng của các nhóm dân tộc Hmong trắng ở xã Y Tý, được sử dụng để tạo các mảng hoa văn trên trang phục truyền thống.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Là ngành xuất khẩu tỷ USD tuy nhiên thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa được biết rộng rãi trên thị trường thế giới.
Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Sáng 22/6, tại trụ sở Báo Công Thương diễn ra Tọa đàm “Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi”.
Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Mới đây, Craft link đã tổ chức trình diễn “Nghệ thuật dệt lanh và vẽ sáp ong” của phụ nữ dân tộc Hmong hoa ở xã Chế Cu Nha nhằm lan tỏa nghề thủ công độc đáo.
Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm nhanh, bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2016-2021. Từ năm 2016 đến nay, có 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo.
Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung huy động nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững.
Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Dù đã có nhiều sách hỗ trợ nhưng ông Trần Việt Thế- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang cho rằng cần nhiều hơn nữa ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 16/3, Quỹ Từ thiện Cargill Cares hoàn thành và bàn giao thêm năm điểm trường mới tại các khu vực vùng cao, vùng sâu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.
Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Dự án “Ngôi làng hy vọng” 2023 sẽ tài trợ xây mới, nâng cao điều kiện sống cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tử Nê, tỉnh Hòa Bình.
Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào các DTTS, trong đó đặc biệt chú trọng các hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo vươn lên giảm nghèo bền vững.
Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” được kỳ vọng tạo thêm động lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Trong 3 năm, 6.700 ngôi nhà cho gia đình chính sách, cựu chiến binh nghèo được xây dựng tại tỉnh Hà Giang - mảnh đất xa xôi, khó khăn nơi địa đầu Tổ quốc.
Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nghệ An được Trung ương phân bổ hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc

Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc

Việc phát triển chuỗi liên kết giá trị đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La có đầu ra nông sản ổn định, thu nhập bền vững.
Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký quyết định ban hành quy chế hoạt động Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2021 – 2025.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động