Quảng Ninh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển bền vững Vịnh Hạ Long

Tỉnh Quảng Ninh đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn và phát triển bền vững Vịnh Hạ Long.
Hải Phòng, Quảng Ninh thống nhất công tác bảo tồn vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà Quảng Ninh: Đón trên 800.000 lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 202Anh

Theo Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, việc phát triển du lịch “nóng” nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới việc quá tải cục bộ tại một số tuyến, điểm tham quan, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực tới các giá trị và nguồn tài nguyên du lịch của di sản, đồng thời làm giảm chất lượng trải nghiệm của du khách.

Thực tế cho thấy, các sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long vẫn chủ yếu dựa trên khai thác giá trị tự nhiên sẵn có, chưa khai thác hiệu quả giá trị văn hoá, thiếu sản phẩm du lịch sinh thái, văn hoá.

Bên cạnh đó, bảo tồn và phát triển bền vững của Vịnh Hạ Long cũng gặp nhiều thách thức. Bởi lẽ, điều kiện tự nhiên của Vịnh Hạ Long có hàng nghìn đảo đá, địa bàn trải rộng, chế độ hải văn phức tạp. Trong khi đó, khu vực ven bờ vịnh tiếp giáp với nhiều địa phương có tốc độ phát triển đô thị mạnh mẽ.

Ngoài ra, trên vịnh cũng có nhiều hoạt động đa ngành như: Du lịch, nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, giao thông cảng biển… tạo ra sức ép đa chiều đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị của di sản.

Trước tình hình trên, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp để bảo tồn và phát triển bền vững Vịnh Hạ Long.

Theo Quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040, định hướng Hạ Long phát triển theo mô hình 5 vùng. Trong đó vùng I - vùng Vịnh Hạ Long được xác định là vùng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thế giới theo quy định của Luật Di sản văn hóa, kết nối không gian phát triển gắn với vịnh Bái Tử Long, vịnh Lan Hạ, đảo Cát Bà.

Một số biện pháp để bảo tồn và phát triển Vịnh Hạ Long cũng được đề ra như: Nâng cao hiệu quả quản trị di sản thông qua việc hoàn thiện và triển khai Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh lam thắng cảnh giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh lớn ranh giới Di sản thế giới Vịnh Hạ Long bao gồm cả Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng); điều chỉnh ranh giới vùng đệm di sản Vịnh Hạ Long; triển khai hiệu quả kế hoạch quản lý di sản giai đoạn 2021-2025; xây dựng Kế hoạch phát triển bền vững du lịch trên vịnh; xây dựng và triển khai hiệu quả các cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý di sản…

Quảng Ninh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển bền vững Vịnh Hạ Long

Dịch vụ chèo đò tham quan trên Vịnh Hạ Long (Ảnh: TTĐQN)

Bên cạnh đó, cần chú trọng phục dựng, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Vịnh Hạ Long để tập trung phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, cộng đồng gắn với kinh tế đêm, du lịch thông minh, du lịch chất lượng cao…

Trên Vịnh Hạ Long, phát triển các sản phẩm trải nghiệm, hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước như: Thuyền buồm, kayak, xuồng cao tốc, tắm biển và tổ chức các dịch vụ bãi biển trên các bãi cát tự nhiên của di sản, tham quan các di chỉ khảo cổ, trải nghiệm văn hoá, cuộc sống của ngư dân, nuôi cấy, chế tác ngọc trai, câu cá, đánh cá với ngư dân, chèo thuyền rồng, du thuyền kết hợp tổ chức đám cưới…

Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đảm bảo tính tiện ích, hấp dẫn du lịch. Ngoài ra, Quảng Ninh đẩy mạnh hợp tác quốc tế về di sản, nhằm thu hút sự hỗ trợ về chuyên gia, kỹ thuật và nguồn lực kinh tế trong quản lý di sản, nhất là trong các lĩnh vực bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Liên quan công tác quản lý, phát triển Vịnh Hạ Long, Chủ UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cũng yêu cầu việc xây dựng, phát triển các đội tàu (Tàu nghỉ đêm, tàu tham qua trên Vịnh theo tiếng; tàu nhà hàng…) và các sản phẩm dịch vụ cần căn cứ vào các địa điểm du lịch Vịnh Hạ Long.

Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cần đẩy nhanh việc thực hiện bán vé điện tử tham quan trên vịnh. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan phối hợp với TP. Hạ Long thực hiện thu phí chuyên tuyến và các tuyến khác khi khách đến Vịnh Hạ Long.

Mặt khác, cần xây dựng phương án khai thác hiệu quả các điểm đến mới, đặc biệt là các bãi tắm độc lập trên Vịnh Hạ Long để xây dựng thành các sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, cần tập trung đẩy nhanh việc sửa chữa Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc thù của ngư dân trong khu vực. Ngoài ra, cần siết chặt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên Vịnh Hạ Long.

Thế Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vịnh Hạ Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Dinh Bảo Đại Đà Lạt đang xuống cấp nghiêm trọng sau 6 tháng tạm dừng hoạt động, thể hiện sự lãng phí và cùng với đó là sự tiếc nuối của du khách thập phương.
Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (Gia Lai) 2024 diễn ra với rất nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.
Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Tháng 10/2024, kinh tế tỉnh Tây Ninh tăng trưởng tích cực. Tính 10 tháng đầu năm, tỉnh đón hơn 4,6 triệu lượt du khách, thu trên 2.500 tỷ đồng từ du lịch.
Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Ngày 1/11, tại TP. Đồng Hới, Công ty Appota Group phối hợp cùng Netin Travel đã tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch”.
Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Trong tháng 10/2024, ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón hơn 4,1 triệu lượt khách quốc tế và trong nước, doanh thu đạt 16.251 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Những chuyến du lịch ngủ, nghỉ dưỡng chữa lành giúp thanh lọc cơ thể đang trở thành trào lưu được Gen Z hưởng ứng để giảm áp lực trong công việc và cuộc sống
Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu”, khẳng định TP. Đà Lạt là thành phố Festival Hoa và là thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO.
Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tỉnh Gia Lai đề nghị Tổng công ty Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6/11 đến 12/11.
Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung định hướng quy hoạch phát triển du lịch theo hướng chất lượng cao, bền vững với 4 nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới.
Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch –

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Tối 26/10, chương trình “Dấu ấn mùa Đông - thị trấn Tam Đảo 120 năm hình thành và phát triển” được tổ chức đã thu hút đông đảo người dân và du khách.
Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Tối 25/10, chương trình quảng bá du lịch thành phố Phúc Yên “Festival Đại Lải”, Vĩnh Phúc diễn ra với quy mô và nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc...
Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Các điểm tham quan, thưởng ngoạn du lịch tại Thừa Thiên Huế ngoài di sản, thắng cảnh nổi bật thì hệ thống lăng các vua triều Nguyễn có sức hút du khách.
Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Ngày 25/10, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức họp báo chương trình kích cầu du lịch năm 2024 và công bố khu, điểm, tour, tuyến du lịch tỉnh.
Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo ra sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng có của Lạng Sơn
Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành quyết định cho phép UBND huyện Bát Xát được sử dụng địa danh “Y Tý” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Y Tý”.
Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Với việc có đường bay thẳng đến Ahmedabad (Ấn Độ), TP. Đà Nẵng hướng đến mục tiêu thu hút khách du lịch Ấn Độ - thị trường đông dân nhất thế giới.
Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế khai thác thế mạnh, kết hợp bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống với các loại hình du lịch.
Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Sáng 21/10, tỉnh Quảng Ninh đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu trên tàu Viking Orion theo hành trình dọc châu Á.
Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Phân khúc thị trường khách cao cấp đối với du lịch Việt Nam còn rất lớn. Vì vậy, để đón cơ hội vàng, cần nhận diện nhu cầu, sở thích của tệp khách hàng này.
Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 Việt Nam đặt mục tiêu đón 25-28 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2025.
Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách

Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách

Điện Thái Hòa - Đại nội Huế (Thừa Thiên Huế) là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang chờ ngày đón du khách.
Thừa Thiên Huế: Tạo điểm nhấn trong năm Du lịch Quốc gia 2025

Thừa Thiên Huế: Tạo điểm nhấn trong năm Du lịch Quốc gia 2025

Thừa Thiên Huế tập trung triển khai các chương trình năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025 nhằm tạo điểm nhấn trong phát triển ngành dịch vụ du lịch.
Hà Giang đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch trở lại

Hà Giang đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch trở lại

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Giang Nguyễn Hồng Hải cho biết, tỉnh cơ bản khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, chuẩn bị các điều kiện đón du khách.
Lamori Resort, nơi nghỉ dưỡng có một không hai tại xứ Thanh

Lamori Resort, nơi nghỉ dưỡng có một không hai tại xứ Thanh

Resort Lamori tại Thanh Hóa cách khu di Lam Kinh không xa là mảnh đất đế vương chung hội, nhiều vua chúa trong lịch sử đều phát tích từ vùng đất này.
Ứng dụng AI có thể giúp tăng tỷ lệ du khách quốc tế quay lại Việt Nam

Ứng dụng AI có thể giúp tăng tỷ lệ du khách quốc tế quay lại Việt Nam

Với những ứng dụng như dịch thuật thời gian thực, trợ lý số am hiểu văn hóa…, công nghệ AI có thể giúp Việt Nam tăng tỷ lệ du khách quốc tế quay lại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động