Thứ ba 13/05/2025 13:36

Quảng Ninh: Triển khai chính sách ưu đãi

Theo Ban Xây dựng nông thôn mới (NTM) Quảng Ninh- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) Quảng Ninh, đến nay OCOP Quảng Ninh đã qua 6 năm triển khai thực hiện. Từ năm 2018, Chương trình OCOP tỉnh này đã bước vào giai đoạn 2, với nhiều chính sách hỗ trợ mang tính ưu đãi. 
Hiệu quả lớn sau 6 năm

Ông Đặng Bá Bắc, Phó Trưởng Ban Xây dựng NTM- cho biết, sau 6 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP Quảng Ninh đã phát triển được 167 tổ chức, gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã (DN, HTX), các nhóm hộ tham gia sản xuất 421 sản phẩm tham gia chương trình. Sau khi tham gia Chương trình OCOP, từ những sản phẩm nhỏ, lẻ ban đầu, đến nay Quảng Ninh đã hình thành lên 196 sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 sao trở lên, trong đó 8 sản phẩm 5 sao, 62 sản phẩm 4 sao và 126 sản phẩm 3 sao có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm của các DN, HTX, hộ gia đình đang trong quá trình nâng cao chất lượng để nâng cấp sao…

Quảng Ninh đã dành nhiều cơ chế ưu đãi cho Chương trình OCOP

Xét về hiệu quả, Chương trình OCOP Quảng Ninh đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, mỗi năm tạo thêm việc làm cho trên 3.000 lao động trên địa bàn và doanh số sản phẩm OCOP đem lại ít nhất từ 300 - 500 tỷ đồng.

Đặc biệt khi bắt đầu xây dựng NTM (năm 2010), người dân khu vực nông thôn Quảng Ninh mới đạt 10 triệu đồng, đến nay đã đạt bình quân 43 triệu/người. Điều đó cho thấy hiệu quả rất lớn của Chương trình OCOP đem lại trong Chương trình Quốc gia xây dựng NTM tại Quảng Ninh. "Đây là con số rất ấn tượng, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân vùng nông thôn, vì tiêu chí đặt ra cho Chương trình OCOP là vấn đề thu nhập cho người dân" - ông Đặng Bá Bắc nhấn mạnh.

Phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm OCOP

Đến nay, trên địa bàn Quảng Ninh đã hình thành được hệ thống 29 trung tâm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP tại 14 huyện, thị, thành phố. Hiện các trung tâm này đã và đang được tỉnh có những chính sách hỗ trợ để củng cố theo hướng hiệu quả thực chất.

Mới đây, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nghị quyết, trong đó lồng ghép chính sách ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, gắn với chương trình phát triển sản phẩm OCOP, trong đó có 6 chính sách cụ thể liên quan đến chương trình này.

Thứ nhất, hỗ trợ 50% kinh phí cải tạo các cửa hàng và đầu tư cho xây dựng mới các điểm quảng bá, bán sản phẩm OCOP mỗi điểm sẽ hỗ trợ 2 tỷ đồng. Thứ hai, hỗ trợ việc tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua việc mở trang web của các DN. Thứ ba, đối với XTTM, tạo điều kiện cho các DN tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế.

Cụ thể, DN khi tham gia hội chợ trong tỉnh được hỗ trợ 10 triệu đồng; hội chợ trong nước 20 triệu đồng và hội chợ ngoài nước là 40 triệu đồng cho việc vận chuyển hàng hóa sản phẩm tham gia hội chợ.

Ngoài ra, còn hỗ trợ xây dựng thương hiệu, như nhãn mác, nhận diện mã số, mã vạch mỗi sản phẩm 50 triệu đồng. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho các DN đầu tư phát triển sản xuất, Quảng Ninh còn chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay là 6%/năm và mức tiền vay là 10 tỷ đồng trong thời gian 3 năm.

Ông Đặng Bá Bắc - Phó Trưởng Ban Xây dựng NTM Quảng Ninh: Những năm qua, Quảng Ninh đã dành hàng nghìn tỷ đồng đầu tư hỗ trợ cho các chương trình tại khu vực nông thôn, đặc biệt là Chương trình OCOP.
Vũ Điềm

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Có hơn 280 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP